BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76278)
(Xem: 62987)
(Xem: 40393)
(Xem: 31989)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hàng thần và hàng thần bất đắc dĩ

27 Tháng Tư 20187:17 SA(Xem: 3343)
Hàng thần và hàng thần bất đắc dĩ
56Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
56
Cuốn phim tài liệu của cộng sản nhan đề Tháng 5, những khuôn mặt do Đỗ Chu* viết lời thuyết minh, chiếu ở các rạp Sài gòn ngay trong tháng 6-1975 đã khiến dân Sài gòn buồn nôn. Nó mở ra bằng cảnh trống vắng của phòng họp của Hội đồng An ninh Quốc gia trong Dinh Độc Lập. Nó vào bằng cảnh triều đình Dương văn Minh quy hàng. Rồi nó bung ra những xóm lao động tăm tối trước tháng 4-1975. Nó giới thiệu đầy đủ khuôn mặt cỏ đuôi chó buổi sáng một tháng 5-1975. Những chủ báo nào vác cờ đỏ sao vàng. Những nhà văn nào căng khẩu hiệu chào mừng cách mạng... Mẩu bài này chỉ viết về những khuôn mặt hàng thần bất đắc dĩ.

tiến sĩ Nguyễn văn HảoKhuôn mặt thứ nhất là tiến sĩ Nguyễn văn Hảo, phó Thủ tướng đặc trách Kinh tế, Tài chính kiêm Tổng trưởng Canh nông của nội các Trần Thiện Khiêm. Tiến sĩ Nguyễn văn Hảo đã mất hết chức tước từ khi Nguyễn văn Thiệu thoái vị, nhường ngôi cho thầy giáo Trần văn Hương. Nội các Nguyễn Bá Cẩn không có tiến sĩ Hảo. Nội các Vũ văn Mẫu không có tiến sĩ Hảo. Ông tiến sĩ họ Nguyễn đã quá xa "chính quyền" bằng hai đời... Tổng thống. Tại sao ông ta lại có mặt trong đám hàng thần lơ láo ở Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975?

Truyện kể rằng, tiến sĩ kinh tế Nguyễn văn Hảo và thống đốc ngân hàng Lê Quang Uyển đem bầu đoàn thê tử leo lên nóc ngân hàng Việt Nam Thương Tín, đường Hàm Nghi, từ sáng 29-4. Đây là điểm hẹn của người Mỹ. Tiến sĩ Hảo và thống đốc Uyển tin chắc người Mỹ không thể, không nỡ bỏ rơi hai ông. Hai ông kiên nhẫn chờ đợi. Sáng qua, trưa tới, tối đến... Trực thăng Mỹ vẫn chưa đến. Sao không thấy em lại? Tiến sĩ Hảo và thống đốc Uyển chơi một đêm không ngủ trên nóc ngân hàng Việt Nam Thương Tín. 9 giờ ngày 30-4, biết chính xác bị người Mỹ cho đi tầu suốt, hai ông dắt díu bầu đoàn thê tử xuống đường. Thống đốc Lê Quang Quyền về nhà lo sợ biển máu. Rồi ông trình diện học tập cải tạo. Trại cuối cùng của ông là Hàm Tân Z30D. Ở đây, thống đốc Uyển đã nổi tiếng là người phá kỷ lục ăn thịt chuột. Ông ăn đủ các loại chuột. Chẳng hiểu sự ăn chuột có giúp ông soi sáng nghĩa đời hôm nay, khi ông hiển vinh tại Kuweit? Tiến sĩ Nguyễn văn Hảo không về. Ông bảo bà Cao thị Nguyệt về căn nhà đầu đường Miche, gần nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi và bà vợ nhỏ về căn nhà đường Yên Đổ. Còn ông tiến sĩ Hảo chạy vô Dinh Độc Lập làm hàng thần lơ láo.

Mưu của tiến sĩ Hảo rất cao. Ông sẽ thoát biển máu vì quốc tế chứng kiến ông "hàng" ở Dinh Độc Lập. Cộng sản khó thủ tiêu ông ta. Có thể, cộng sản còn đánh giá cao cái thiện chí... hàng của tiến sĩ Hảo. Y chang. Tiến sĩ Hảo, nhờ khuôn mặt nghiêm túc trong những thước phim Tháng 5, những khuôn mặt mà sau 30-4 lại phom phom mặc sơ-mi hoa hòe hoa sói lái DS-19 chạy rông trên nỗi quằn quại của Sài gòn. Ông ta tiếp tục chơi ten-nít ở sân quần vợt Duy Tân, Hồng Thập Tự. Rồi ông ta ra Bắc tham quan và nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Rồi cùng tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, ông ta giúp Võ văn Kiệt "mở bung kinh tế" thành phố Hồ Chí Minh. Rồi ông ta leo lên Air France... di tản - cũng có thể gọi là tỵ nạn chính trị - và được phép mang theo cả trăm chiếc áo dài thêu sẵn làm vốn lưu vong.

Hàng thần lơ láo "tỵ nạn chính trị" bên Pháp có Dương văn Minh, Nguyễn văn Hảo. Dương văn Minh còn biểu diễn xé giấy thông hành qua cửa phi trường Tân Sơn Nhất do cộng sản cấp phát khi máy bay của Air France sắp đáp xuống Charles de Gaulle! Nguyễn văn Hảo thì tiết lộ Nguyễn văn Thiệu đã ăn cắp vàng của quốc gia mang theo. Tự nhiên, hàng thần lơ láo đổi màu như kỳ nhông, biến thành những người yêu nước chống cộng. Nguyễn văn Hảo tình nguyện làm hàng thần lơ láo thì được, vì ông ta đã từng là phó thủ tướng. Nhưng nghị sĩ Nguyễn văn Huyền sao cũng cam đành làm hàng thần? Ông ta do dân bầu. Dân đâu có hàng giặc. Dân đâu có thua trận. Nghị sĩ Huyền mình hạc vóc mai không thể leo lên hàng rào phi trường Tân Sơn Nhất được. Ông ta trở về. Thay vì đợi số phận mình chìm trong biển máu hay đem tấm thân già tạ lòng cử tri, ông ta vẫn tham sinh bon chen vào đám hàng thần. Rồi ông ta cũng đã chết già, chết bệnh. Cái chết của ông không để lại một ý nghĩa sống nào cho đời sống kế tiếp. Rốt cuộc, những vạt nắng óng lên trong hoàng hôn của lịch sử hiu hắt Sài gòn chỉ là máu lính văn nghệ cầu Thị Nghè, máu lính nhẩy dù đại lộ Thống Nhất, máu Trung tá cảnh sát Long dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam.

Duyên Anh
Trích "Sài Gòn Ngày Dài Nhất"
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn