BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73215)
(Xem: 62209)
(Xem: 39387)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Văn Nạn Và Tính Chính Xác Của Ngôn Ngữ

26 Tháng Tư 20187:39 SA(Xem: 1157)
Văn Nạn Và Tính Chính Xác Của Ngôn Ngữ
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

VĂN NẠN

 

Tiếng nói, chữ viết rất quan trọng, mất nó, chúng ta sẽ bị ĐỒNG HÓA và mất nước ngay.

nhavannguyenlac
Tác giả

Chữ viết chắt lọc từ tiếng nói. Văn và nhất là thơ là tình túy của CHỮ. Nên cẩn trọng với CHỮ NGHĨA, phải dùng một cách chính xác. Hãy dùng nó cho CÁI ĐẸP, phục vụ nhân sinh. Đừng dùng nó như công cụ hạ thấp người khác, phổ biến điều xấu xa, giả dối. Đừng "hòa quá nhiều nước lã vào mực." (Modern poets mix too much water with their ink - Goethe)  Nghĩa là phải LƯƠNG THIỆN.

CHỮ quan trọng lắm, có thể làm chết hoặc làm tiêu tan sự nghiệp và tài sản con người. Không nhớ vụ án Minh sử triều Thanh đã làm tiêu mạng biết bao Nho sĩ Minh mà Kim Dung đã viết trong phần nhập của bộ truyện Lộc Đĩnh Ký sao? Vụ án của Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (giết ba họ) do sự ganh ghét, đố kỵ của đám tiểu nhân đắc chí, trong đó có một phần từ văn nạn. Vụ sửa đổi chữ bài phú "Đồng Tước đài" của Tào Thực, đưa đến việc thua trận Xích Bích của Tào Tháo. Và cuối cùng với hàng chữ "Kim loại màu vàng" mà các Ngài CS ghi khí kiểm kê vàng của người dân miền Nam để cướp lấy!

VĂN NẠN (cũng được gọi là ÁN VĂN), nói nôm na là những vụ án liên quan đến chữ nghĩa, văn chương, văn nghệ... Có khi nạn nhân chết chỉ do một chữ chứ không cần cả bài, cả tập. Chết mà không biết mình vì sao bị chết.

Ta hãy lần lượt xem các vụ văn nạn (án văn) kể trên.

 

KIM LOẠI MÀU VÀNG

Sau khi chiếm được Miền Nam, CS tiến hành chiến dịch "Kiểm kê tài sản". Để chiếm đoạt vàng của người dân, trong lúc kiểm kê họ đã thay đổi chữ VÀNG bằng chữ KIM LOẠI MÀU VÀNG hòng chiếm đoạt công lao mồ hôi và nước mắt của người tạo ra nó. Đó là VĂN NẠN mà người dân phải "lãnh đủ" trước sự trấn lột của cán bộ CS.

 

BÀI PHÚ ĐỒNG TƯỚC ĐÀI CỦA TÀO THỰC

Tào Tháo đời Tam Quốc (220- 264) có xây một cái đài bên sông Chương Hà tỉnh Hà Nam, đặt tên là Đồng Tước. Đài này cực kỳ tráng lệ. Tháo sai người trang hoàng tô điểm rất lộng lẫy, rồi tuyển gái đẹp khắp vùng đem chứa vào trong.

Tào Tháo có đứa con nhỏ tên Tào Thực, tự Tử Kiến, có tài hạ bút thành văn thơ. Khi xây xong đài Đồng Tước, Tào Tháo sai con làm bài phú "Đồng Tước đài" để ca tụng công nghiệp của Tào. Bài phú rất đặc sắc.

Để khích Chu Du là đô đốc Đông Ngô đánh Tào Tháo, Khổng Minh sửa đổi câu thứ 7 của bài phú "Đồng Tước đài" của Tào Thực.

 

Nguyên văn:

 

Liên nhị kiều vu đông tây hề,

Nhược trường không chi đế đống.

Nghĩa là:

Bắc hai cầu tây đông nối lại

Như cầu vồng sáng chói không gian.

 

Đó là nói: hai bên đài Đồng Tước còn có hai đài phụ là Ngọc Long, Kim Phượng, và có hai cái cầu bắc nối vào đài giữa như hai cầu vồng trên lưng trời. Tào Thực dùng hai chữ "đế đống" (hay "chuế đống") là có ý so sánh đài Đồng Tước với cung A Phòng nhà Tần. Trong bài "A Phòng Cung Phú" của Đỗ Mục đời nhà Đường, có câu: "Trường kiều ngọa ba, vị vân hà long?/ Phức đạo hành không: bất tễ hà hồng?" (Cầu dài vắt ngang sông: chưa có mây sao có rồng?/ Hai đường bắc trên không: không phải mưa tạnh, sao có cầu vồng?)

 

Nhưng Khổng Minh lại đổi ra:

Lãm nhị Kiều ư đông nam hề,

Lạc triêu tịch chi dữ cộng.

Nghĩa là:

Tìm hai Kiều nam phương về sống,

Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân...

 

Khổng Minh đem chữ "kiều" (cầu) đổi ra chữ "Kiều" (nàng họ Kiều), đổi chữ "Tây" ra chữ "Nam", đổi chữ "liên" ra chữ "lãm"; còn câu sau thì đổi hoàn toàn khác hẳn, để cố ý trỏ vào hai nàng Kiều. Đem chữ "kiều" đổi ra chữ "Kiều", Khổng Minh chủ ý lừa và chọc tức Chu Du. (Vì hai Kiều: một là vợ của Tôn Kiên, vua Đông Ngô, người thứ hai là vợ của Chu Du, đô đốc Đông Ngô)

Sau Đông Ngô liên minh cùng Tây Thục, nhờ Khổng Minh cầu đông phong, nên Chu Du dùng hỏa công đốt phá binh Tào tại trận Xích Bích. Tháo thua to, mộng chiếm đất GiangNam để đoạt lấy hai nàng Kiều đẹp hoàn toàn tan vỡ. (Nguyễn Tử Quang)

 

Thấy chưa, vì VĂN NẠN mà Tào Tháo nướng gần một triệu (850,000) binh sĩ, thoát chạy với vài tên cận vệ, nếu không được Quan Vân Trường (Quan Công) tha mạng thì toi đời.

 

VỤ ÁN MINH SỬ TRIỀU THANH

 

Đây là VĂN NẠN thứ hai nổi tiếng khủng khiếp ở triều đại Mãn Thanh. Do tên cẩu nhân Ngô Chi Vinh tố giác với Ngao Bá (đại thần triều Mãn Thanh) bộ Minh Thư tập lượt (do Trang Kiến Long và những văn nhân khác biên soạn), những người học giả văn sĩ tham dự vào việc biên soạn bộ Minh Thư tập lượt (MINH SỬ) và toàn gia họ Trang mấy chục người từ mười sáu tuổi trở lên đều bị xử trãm. Còn đàn bà con gái thì phát lảng đến Thảm Dương để cho bọn kỵ binh Mãn Châu dùng làm tôi mọi.

Vì bộ MINH SỬ mà nhà tan cửa nát, người chết không biết bao nhiêu mà kể. Thảm hơn nửa là bọn thợ thuyền khắc chữ, thợ ấn loát, thợ đóng sách và những chủ tiệm sách, người bán cũng như người mua cùng người đọc sách hể điều tra ra được là xử trãm hết (Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung )

 

VÁN NGUYỄN TRÃI

 

Phải công nhận xứ ta nhiều án văn, có những án kinh hoàng, thê thảm, đại bi kịch. Triều Lê Thái Tôn thế kỷ 15, con người bậc nhất của thời đại là Nguyễn Trãi đã chết bởi sự ganh ghét, đố kỵ của đám tiểu nhân đắc chí, trong đó có một phần từ án văn. Kẻ hoạn quan Lương Đăng được vua tin dùng, vốn sẵn từ lâu ghét Nguyễn Trãi nên tìm mọi cớ vùi dập ông. Mỗi điều Nguyễn viết ra đều bị Lương săm soi vạch vòi, Nguyễn Trãi có né cách mấy cũng bị quy thành tội. Cuối cùng Nguyễn Trãi đã bị kết án "tru di tam tộc".

Và sau cùng chúng ta hãy nhớ đến án văn kinh hoàng gần đây - vụ Nhân văn giai phẩm.

 

VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM

 

Vụ án văn này là tấn bi kịch văn nghệ kinh hoàng, oan sai, oan trái, không chỉ tàn hại một thế hệ văn nghệ đầy công tích trong chiến tranh chống Pháp, mà còn phủ cái bóng thảm khốc đen tối của nó ám ảnh cả nền văn nghệ dân tộc suốt thời gian dài về sau. Những số phận đại bi kịch như Phan Khôi, Trương Tửu, Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Đào Duy Anh, Tử Phác, Đặng Đình Hưng, Nguyễn Bính, Hữu Loan, Trần Duy, Văn Cao, Cao Xuân Huy, Cao Xuân Hạo, Phan Ngọc, Nguyễn Sáng, Phùng Cung … đã thành mồi ngon cho chiếc máy chém khát máu trí thức của bộ máy cai trị. (Nguyễn Thông)

 

TÍNH CHÍNH XÁC CỦA NGÔN NG

 

Xin được bàn hai trường hợp tiêu biểu mà tôi kinh qua như sau:

 

1.

Có cô thi sĩ trẻ, hơi xinh viết một bài thơ có quá nhiều lời comment "hít hà" khen: TUYỆT, TUYỆT, trong đó có rất nhiều Ngài thi sĩ nổi tiếng. Hình như các ông này có "ý đồ" gì đó nên khen bừa, quên đi lời Phùng Quán trong bài thơ "Lời mẹ dặn":

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao doạ giết

Cũng không nói ghét thành yêu...

(Phùng Quán)

Bài thơ cô thi sĩ trẻ có câu thơ như vầy:  "chuột kêu ríu rít trên cành".

 Theo tôi:

- Chuột sao kêu ríu rít?, phải kêu rúc rích chớ:

Chuột kêu rúc rich trong rương

Anh đi cho khéo đụng giường mẹ la.(Câu hát ru Quảng Nam)

CHIM CHUỘT sao?

Nghĩa CHIM CHUỘT chắc các bạn đã biết?

 

2.

Trong Nam Hoa Kính chương XIII, tiểu mục 9 của Trang Tử (học giả Nguyễn Hiến Lê dịch) có đoạn như vầy:

[... Một hôm vua [Tề] Hoàn công đọc sách ở trên nhà, người đóng xe tên Biển đang đẽo bánh xe ở dưới sân, bỏ cái búa cái đục, bước lên hỏi Hoàn công:

- Kính hỏi nhà vua đọc đó là những lời gì vậy?

Hoàn công đáp:

- Lời thánh nhân.

- Những thánh nhân đó còn sống không?

- Chết cả rồi.

- Vậy là nhà vua đọc đó là đọc cái cặn bã của cổ nhân.

- Trẫm đương đọc sách, một tên đóng xe sao dám luận bàn? Giảng mà có lí thì tha cho, vô lí thì bị xử tử.

Người đóng xe đáp:

- Thần xin lấy nghề của thần làm thí dụ: Thần đẽo bánh xe mà chầm chậm thì ngọt tay mà không bén; nếu đẽo mau thì mệt sức mà không vô. Phải đừng chậm, đừng mau, vừa với tay mình và hợp với lòng mình. Không diễn ra được, có cái gì huyền diệu ở trong đó. Cho nên thần không truyền lại cho con được mà chúng cũng không học được của thần. Vì vậy mà bảy chục tuổi rồi mà thần vẫn phải đẽo lấy. Cổ nhân và những điều họ không thể truyền lại được nay tiêu diệt hết rồi, sách nhà vua đọc đó chỉ là cặn bã của cổ nhân thôi.
[Nam Hoa Kính - chương XIII ĐẠO TRỜI (Thiên đạo)  mục 9]

Câu chuyện được đặt ra để chứng minh rằng, lời không nói hết được ý, ý không nói hết được tình.

[...Sách chẳng qua chỉ là lời. Lời sở dĩ quí là nhý. Ý tuỳ thuộc một cái gì không dùng lời mà truyền được. Nhưng người đời quí lời mà truyền lại trong sách..

Nhìn mà thấy được là hình và sắc; nghe mà thấy được là tên và tiếng. Buồn thay! Người đời cho rằng hình và sắc; tên và tiếng diễn được chân tính của sự vật. [Điều đó không đúng], vì người biết thì không nói, người nói thì không biết ]. (Nam Hoa Kinh -Trang Tử)

Tiểu mục 9 này có những điều cần bàn lại:

1." người biết thì không nói, người nói thì không biết "

Nam Hoà Kinh cách đây hơn 2000 năm rồi, theo tôi có thể có những điều trong đây không còn thích hợp với thời hiện tại nữa. Đơn cử như câu nói "người biết thì không nói, người nói thì không biết". Nếu ta cứ khư khư giữ theo ý nầy thì đất nước nói riêng và nhân loại nói chung sẽ không tiến bộ được. Người biết được, phát minh , phát kiến được những điều hay mà không nói ra thì làm sao người khác, người sau học hỏi. Điều hay này sẽ mai một đi, thật tiếc quá.

Chắc vì ảnh hưởng của các câu nói giống như vầy mà các người Hoa thuờng dấu nghề, không nói cho ai biết, hậu quả đã đưa Trung Hoa thua sút Tây phương.

Câu này theo tôi đề nghị nên viết lại như sau:  "người biết thì nên nói, người nói thì chưa chắc biết" sẽ chính xác hơn đối với thời bây giờ.

Tại sao chúng ta cứ khăng khăng giữ theo, không chịu xét lại những điều cách đây hơn cả ngàn năm xem có hợp thời bây giờ không? Ví dụ các câu"Xướng ca vô loại",  "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" bắt nguồn từ việc Khổng Tử khinh miệt người nữ và truyện" Giả chết để thử vợ" của Trang Tử. Khổng Tử đã từng tàn hại biết bao con hát như Nguyễn Ngọc Ngạn đã viết trong sách "Kỷ niệm sân khấu"

2. Cụm từ CẶN BÃ

Theo thiển ý tôi, việc xử dụng từ CẶN BÃ, trong tiểu mục này cũng nên xét lại, nếu muốn tiến bộ.    
 

Việc xử dụng từ CẶN BÃ nầy hơi...quá "mạnh tay" và sẽ gây phản ứng tiêu cực.Tôi sẽ bàn rõ phần dưới.

Chúng ta thử phân tích hai chữ này xem sao?

Cặn bã gồm chữ CẶN và chữ BÃ ghép lại

-- CẶN

-Tạp chất trong nước, lắng xuống đáy vật đựng.

Uống nước chừa cặn (tục ngữ).(Wiktionary)

- Nhận xét ta thấy chất cặn hoàn toàn khác với nước tinh khiết. Nó có thể tốt (hữu ích) hoặc xấu (không có ích).

Thường người ta không dùng lại chất cặn

-- BÃ

Phần còn lại của một vật sau khi đã lấy hết chất nước cốt.

Bã mía, bã hèm, bã trầu, ...(Wiktionary)

- Nhận xét thí dụ về bã mía: Bã này vẫn còn là mía dù chỉ còn ít chất mía. 

Các bã có khi vẫn được dùng , không bỏ đi

 Giờ ta nhận xét lúc hai chữ ghép lại :

-- CẶN BÃ :

- Cái vô dụng, xấu xa, thấp hèn, đáng bỏ đi, ví như phần cặn và bã sau khi đã chắt lọc, lấy hết tinh chất. (Wiktionary)

- Phần chất còn lại sau khi đã lọc lấy hết cái tốt, cái tinh chất (nói khái quát); thường dùng để ví cái xấu xa, thấp hèn, chỉ đáng bỏ đi (tratu.soha). Thí dụ: Thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể

- Nhận xét ta thấy CẶN  BÃ chỉ là xấu, đáng bỏ đi nghĩa tương đối với đồ vật

Cái nghĩa xấu xa càng mạnh thêm nếu chúng được dùng trong văn chương hay cho người, thí dụ:

Văn chương cặn bã.

Phần tử cặn bã trong xã hội.

 

Bây giờ chúng ta trở lại câu nói của ông thợ làm bánh xe: "sách nhà vua đọc đó chỉ là cặn bã của cổ nhân thôi"

Theo câu nói này vậy kinh sách là xấu xa, không ích lợi gì, chỉ đáng bỏ đi?

Ở đây có hai trường hợp:

1. Đối với ông thợ: Vì những người thợ thường ít thích chữ nghĩa, không làu thông câu văn, cho nên những kinh nghiệp trong nghề mà họ thủ đắc, muốn ghi để truyền lại chờ con cháu hơi không mạch lạc, luộm thuộm nên hơi khó hiểu. Lại nữa, con cháu vì thích nghề, ít thich chữ nghĩa nên đôi khi đọc chữ cũng không tiếp nhận tuyệt đối lắm. Họ phải làm lại từ đầu, cái công việc mà ông cha đã làm để cho thuần thục: "Trăm hay không bằng tay quen". Họ cần phải tốn nhiều thời gian.

Lời của ông thợ phê phán kinh sách có khi là do sự đố kị, ghét bỏ kinh sách chăng?

2. Nếu lời này là do một người nào đó mượn lời ông thợ để chê kinh sách thì xử dụng hai chữ CẶN BÃ quá "mạnh tay". Chắc vì "thất chí" hoặc có vần đề gì nên mới ghét bỏ kinh sách, thơ văn  đến như vậy.

Kinh sách là những kinh nghiệm của người xưa viết ra để truyền lại cho người sau. Con người khác với con vật là ở "tính kế thừa". Chẳng lẽ phải tốn nhiều thời giờ, nhiều khi cả đời để phát minh, phát kiến lại những gì người xưa đã. Biết rằng "lời không nói hết được ý", nhưng ít ra nó cũng ghi ra được 50 -60% hoặc hơn nữa cái ý của tác giả, do đó đỡ tốn thời gian cho người sau biết bao, khỏi phải trở lại từ đầu. Nếu tin theo "sách chỉ là cặn bã của cổ nhân thôi" người sau sẽ không đọc sách, cũng như trên, điều hay của người trước phát minh, phát kiến sẽ mai một đi, làm sao nhân loại tiến bộ được !

Nếu cho rằng chúng không chứa hết cốt tủy thì chỉ dùng chữ BÃ mà thôi. Sách vẫn dùng được, nhưng chưa chứa hết cốt tủy tác giả muốn nói, cần phải tìm hiểu thêm. Không thể dùng cụm từ CẶN BÃ gây tiêu cực.

 

VÀI HÀNG V CHỮ NGHĨA VIỆT CỘNG

 

1. Ai cũng biết VC là vua chơi chữ, lúc chúng mới vào miền Nam, cũng như bây giờ. Chúng bày ra nhiều danh từ quái dị, ví dụ

- “bức xúc”:_Nghe nó nói, tôi bức xúc quá

không biết từ tiếng nào ra , giở tự điển: đúng nghĩa là “cần kíp”, “khó chịu, bực bội”

- “ẩm thực”, từ Việt Hán, trong khi đã có sẵn chữ Việt thuần túy “ăn uống”,

- “lô­gích” bởi tiếng Pháp logique, nghĩa tiếng Việt có sẵn là “hợp lý”.

2. Vốn sắt máu, VC thích dùng những danh từ mang giọng tranh đấu, đàn áp, bắt bớ. Từ ngữ vô tội bỗng bị “nâng cao quan điểm”, trở thành phương tiện phô bày bản chất võ biền nằm trong tiềm thức của chúng. Vài ví dụ:

 - giải phóng mặt bằng; giải phóng chất khí

­ - quản lý đời em, quản lý đời anh (lấy vợ, lấy chồng)

­ - xử lý hạt giống; xử lý từ xa (remote control?)

- khống chế tốc độ; khống chế chi tiêu

­ - giáo án (thay vì bài dạy)

3. Từ ngữ VC chuyển biến, đổi màu như cắc kè tùy theo lập trường, hoàn cảnh.

- Cũng là “phi công” nhưng của “ngụy” thì trở thành “giặc lái”, của bọn chúng là “chiến sĩ lái”.

- Đối với Trung Cộng, khi còn là tay sai, VC nâng bi hết cỡ: nào là “đồng chí anh em”, “tình hữu nghị Việt­Trung thắm thiết, môi hở răng lạnh, đời đời bền vững”, nào là “trăng Trung quốc sáng hơn trăng Mỹ [đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ]”. Khi bị Tàu Cộng đánh cho tơi tả ở biên giới cuối thập niên 70 thì chúng chửi ong ỏng các “đồng chí anh em” là “bọn bành trướng Bắc Kinh”, “bọn sô vanh (chauvin) nước lớn”. Khi đã bán đất, bán biển cho Trung Cộng, và ở cái thế đầy tớ, VC sợ bọn này đến mức không dám viết “tàu Trung quốc" bắn chìm thuyền đánh cá Việt Nam, mà chỉ dám nói là “tàu lạ”.

4.Chuyện vui về chữ nghĩa

Chuyện bị Tào Tháo rượt (cảm giác mắc đi cầu, đi ngoài) sau đây thì bất kể tuổi tác, già trẻ, nhiếp hộ tuyến sưng hay không sưng. Cũng tại trại Hoàng Liên Sơn, cũng lại chuyện chữ nghĩa. Một cải tạo viên, vì buổi chiều lén ăn sắn sống, nên đang đêm bị đau bụng, xách đèn chạy vội ra vọng gác, khá xa.

- Báo cáo cán bộ, tôi xin đi cầu.

Thằng vệ binh, giọng còn trẻ:

- Không được. Giờ "lày" anh đi ra cầu "nàm" cái gì, có ý đồ gì?

Anh bạn ta, Nam kỳ rặt

- Hổng phải đâu, đi cầu là đi ỉa đó. Lẹ lẹ giùm lên cán bộ, tui chịu hết nổi rồi...

- Không được, anh phải học cách ăn cách "lói" cho đúng văn hóa nghe chưa: Tôi xin phép đi đại tiện. Các anh toàn "nà" người có tú tài hai, tú tài ba mà không biết dùng chữ cho đúng và "nịch" sự. Anh "lói nại" đi

Im lặng vài giây... Rồi bỗng nghe tiếng bạn ta trả lời ngắn gọn, cộc lốc:

 - Thôi khỏi cần nữa, xong rồi.

- Anh "lói" xong rồi "nà" xong cái gì?

Bạn ta đùng đùng nổi giận, la lớn dường như không sợ gì nữa:

- Là ỉa ra quần rồi đó cha. Không tin cha cứ trèo xuống mà hưởi. Đau bụng thấy mụ nội mà cứ lèng èng quoài.

(Theo Người Lính Già Oregon)

 

LỜI KẾT

Xin được lặp lại: Chữ viết chắt lọc từ tiếng nói. Văn và nhất là thơ là tình túy của CHỮ. Hãy cẩn trọng với CHỮ NGHĨA, phải dùng chính xác. Phải dùng nó cho CÁI ĐẸP, phục vụ nhân sinh. Đừng dùng nó như công cụ hạ thấp người khác, phổ biến điều xấu xa, giả dối. Đừng "hòa quá nhiều nước lã vào mực." (Modern poets mix too much water with their ink - Goethe)  Nghĩa là phải LƯƠNG THIỆN.

Qua những điều nhận xét trên, rõ ràng ta thấy VĂN NẠN ghê gớm lắm. Hãy cẩn trọng và chính xác trong chữ nghĩa. Hãy bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Và cuối cùng hãy nhớ:  ĐẤT NƯỚC NÀY SẼ TIÊU VONG NẾU MẤT TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA RIÊNG MÌNH.

Hãy cùng nhau bảo vệ sự trong sáng, chính xác, và giữ gìn tiếng VIỆT yêu thương của chúng ta!

 

Nguyên Lạc       

........................................

Tham khảo: Nhượng Tống, Nguyễn Hiến Lê, Người Lính Già Oregon, Nguyễn Từ Quang, Nguyễn Thông, Kim Dung

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn