BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76183)
(Xem: 62954)
(Xem: 40365)
(Xem: 31961)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Từ Rừng Sát đến Tây Ninh

05 Tháng Tư 20186:45 SA(Xem: 1695)
Từ Rừng Sát đến Tây Ninh
51Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.52
Ngày mồng 6 tháng này ngót nghét 60 năm trước, Tháng Mười Một, 1955, đoàn quân chiến thắng chiến dịch Hoàng Diệu được đón tiếp rầm rộ giữa thủ đô Việt Nam Cộng Hòa. Một thể chế mới được chính thức thành lập được đúng mười ngày trước, nhân Hiến Ước Lâm Thời được công bố, 26 Tháng Mười, 1955.

Người viết bài này chưa đến tuổi 18, nhưng đã có mặt trên chiến đỉnh Chi Lăng của Đại Tá Dương Văn Minh tiến vào Rừng Sát cuối tháng trước. Niềm háo hức nhất của chàng phóng viên trẻ không phải là vì quân ta chiến thắng, mà vì lời tuyên bố ngay lúc đầu của đại tá tư lệnh thuyết trình cho phái đoàn báo chí khoảng bảy tám người đang đứng trước mặt, khi tàu từ Cap Saint Jacques vừa chạy ngang qua Nhà Bè, tiến vào căn cứ cuối cùng của Bình Xuyên, chủ nhân sòng bài Đại Thế Giới.

Không còn nhớ hết những gì vị tư lệnh cao lớn nói, nhưng có chi tiết hấp dẫn đối với tôi là không những “chúng ta vô bắt Bảy Viễn, cùng giám đốc cảnh sát của ông ta là Lai Văn Sang, và hai cố vấn tham mưu của Bình Xuyên là Hồ Hữu Tường và Trần Văn Ân.” Hẳn là tôi bị khích động sao đó nên Đại Tá Minh bỗng ngừng nói, nhìn tôi: “Ủa cậu này làm chi ở đây?” Tôi lúng túng chưa kịp trả lời thì may thay một đồng nghiệp đứng tuổi nói giùm: “Thưa, anh ấy là phóng viên nhật báo Ngôn Luận.”

Vốn là khi ở Hà Nội còn học đệ lục, độc giả thiếu nhi có kẻ đã đọc Hồ Hữu Tường. Hằng ngày đi học qua Phố Huế, tôi ghé vào hiệu sách Bình Minh thăm bạn học tên Đình Xung và là con bà chủ hiệu sách. Chủ yếu là đọc ké những gì đọc được, trong có những tờ báo như Đời Mới, Mới, Tin Điển (dấu hỏi, thay vì phải Tin Điện, dấu nặng), từ Sài Gòn gửi ra.

Cũng có một tờ nữa rất tục tĩu, có mục ngữ vựng đối chiếu những từ ngữ Trung Nam Bắc gọi một vật một việc mà ba miền gọi khác nhau ra sao. Thường là đọc để cười vì sự ngộ nghĩnh song không khỏi đỏ mặt khó chịu nghĩ rằng gì thì gì, đã mang danh một tờ báo văn hóa thì không thể viết ra những câu những chữ sỗ sàng gây tổn thương những tâm trí vô ưu. Và cũng không thể gọi Tin Điện là Tin Điển được.

Còn Hồ Hữu Tường lúc ấy đang rất nổi danh với Phi-Lạc Sang Tầu (1954), Phi-Lạc Náo Hoa Kỳ (1955), hai cuốn trong bộ truyện Ngàn Năm Một Thuở mà cuốn thứ ba đang được bàn tán đón đợi, song chẳng bao giờ thấy xuất hiện. Trần Văn Ân là chủ nhiệm tuần báo Đời Mới, tờ báo sinh động phong phú, quy tụ được những nhà văn đương thời và quan trọng hơn cả: đất hứa của những cây bút trẻ vừa bước vào khu vườn văn nghệ.

Một số tác phẩm của Hồ Hữu Tường được in tại Sài Gòn trước đây. (Hình sachhay.org)
Một số tác phẩm của Hồ Hữu Tường được in tại Sài Gòn trước đây. (Hình: sachhay.org)


Vì đọc Hồ Hữu Tường với lối kể chuyện và dẫn truyện lôi cuốn mạnh mẽ như dòng nước chảy, nên tôi giật mình khi nghe Đại Tá Minh hứa hẹn chút nữa các nhà báo sẽ gặp Hồ Hữu Tường. Tôi nghĩ ngay trong đầu là khi gặp lý thuyết gia Trung Lập Chế trong Rừng Sát mình phải hỏi ông câu gì trước nhất? Hỏi về thằng mõ Cổ Nhuế làm quân sư tào lao (mà không bị bắt) hay về chuyện Cống Quỳnh khỏa thân trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh (mà không sao) còn ông thì lúc nào cũng tù tội? Bây giờ bị bắt nữa rồi làm sao?

Nhưng hôm đó chẳng ai bắt được ai hết. Lúc chiếc chiến đĩnh đâm mũi vào bờ, chúng tôi nhảy xuống, gặp một nhóm quân nhân. Họ dẫn sâu vào trong rừng, không vội vàng vì đám loạn quân đã chạy mất cả rồi. Một sĩ quan cấp nhỏ chỉ vào đống củi cháy dở, làn khói trắng khá đậm còn bốc lên từ cái bếp dã chiến, nói rằng các đầu não Bình Xuyên đang ăn uống thì thấy động, đã bỏ chạy hết, không bắt được ai! [Vụ này cho tới nay đã phần nào ra ánh sáng. Các tác giả Hoàng Cơ Thụy, Trần Ngươn Phiêu, Huỳnh Văn Lang… có nhắc đến cách này cách khác. Người thì viết rằng Lai Văn Sang (giám đốc cảnh sát của Bình Xuyên) khi bị đuổi gấp đã quăng lên trời một cái cặp, giấy bạc mới tinh bay phấp phới như bươm bướm, làm vướng chân quân truy nã. Người thì (nhiều người) viết rằng trước đó một thiếu tá Bình Xuyên (con rể của Bảy Viễn) đã tới điều đình, nếu để ông bố vợ anh ta thoát thân, thì anh ta sẽ chỉ cho chỗ chôn giấu một thùng phuy vàng bạc. Thùng phuy vàng này đến tai ông Nhu, ông ta đem trình lên tổng thống, nhưng là người độ lượng, vả đang là lúc dầu sôi lửa bỏng, tổng thống bỏ qua. (Bài báo ngắn không kể hết được, xin đọc sau trong Hồi Ký 60 Năm Làm Báo)].

Trong những tháng năm kế tiếp và song hành vụ dẹp Bình Xuyên, còn vai chiến dịch bình định khác từ dưới vỹ tuyến 17 cho tới mũi Cà Mau, báo chí hay Quân Sử có ghi lại, thơ văn cũng có mà còn lại không bao nhiêu. Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng, từ Tháng Năm đến Tháng Mười Hai, 1955. Chiến dịch Nguyễn Huệ từ Tháng Giêng đến Tháng Năm, 1966.

Người viết đi theo các chiến dịch này, ngồi trên xe Jeep chạy theo nhà vô địch Phượng Hoàng Lê Thành Các, tay đua xe đạp khét tiếng Đông Dương. Đêm mưa tầm tã ngủ trong thuyền có mui cao, nghe sóng nước rào rào trong không khí nồng ấm Vĩnh Long Ba Xuyên, lòng nôn nao về đất nước bao dung, đồng ruộng phì nhiêu và con người hồn nhiên tươi đẹp như hoa, thánh thót rộn ràng như thiên nga ngự điểu, mặn nồng như cây trái hai bờ sông Cửu.

Châu Đốc với tháp chùa lóng lánh kim cương đá quý muôn màu, dự lễ Tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh về hợp tác với chính phủ, chỉ để mấy tháng sau thấy ông bị phản bội, lãnh cái án tử hình của bọn biện lý buộc tội tồi tệ. Tôi đã được thấy Tướng Ba Cụt hôm ở Châu Đốc, lòng tôi đau xé với cuộc xử trảm dành cho ông.

Bên Cao Đài, nhà thơ Song Hồ và nhà thơ Hồ Hán Sơn là hai người tôi thân mến. Một đêm trên đường Sài gòn Tây Ninh anh Hồ Hán Sơn ngừng xe Jeep trước căn lầu hai một tiệm phở gần Ngã Tư Bảy Hiền, lên thăm tôi. Anh đọc một hai câu thơ của tôi mới đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong, “Ba Năm Không Về Thăm Mẹ,” và thơ anh nữa, hút với tôi một điếu thuốc Gitan to mập. Lần trước gặp anh sơ-mi áo bỏ ngoài quần. Lần cuối cùng vai anh có ba mai bạc. Thốt nghe tin anh bị ám sát, xác ném xuống lòng giếng.

Hồ Hán Sơn
(1910-1956)

Tình Nghèo

Nhớ thuở
Anh cày thuê
Em chăn trâu
Bóng mát d
ưới cầu
Quen nhau
Một cỗ trầu cau
Nên đôi vợ chồng
Túp lều tre nứa
Dựng cuối v
ườn làng
Hai mùa lúa chín, ngô vàng
Chày tre cối đất nhịp nhàng đã vui

Thế rồi
Mõ giục từng hồi
Giặc tràn mấy xứ
Lúa khoai màu mỡ
Ai không tiếc ruộng tiếc đồng
Đường quê thiên hạ tiễn chồng
Em đưa anh ra lính
Giặc vào anh đánh
Giặc tan anh về
Làm sao đuổi hết giặc đi
Để cho cối đất chầy tre nhịp nhàng

Bao giờ
Giặc chết trên ngàn
Giặc tan ngoài bể
Nhớ lời em nhé
Và cánh đồng quê
Dù không may
Anh cứ về
Ai c
ười người đuổi giặc
Ai ghét kẻ thương binh
Còn làng còn nước còn anh
Còn đồng ruộng cũ còn tình lứa đôi

Em vui
N
ước nhà độc lập
Đường quê tấp nập
Trai tráng về làng
Hai mùa lúa chín ngô vàng
Chày tre cối đất nhịp nhàng nh
ư xưa.

[Bài này chép lại nguyên văn bản Song Hồ chép lại thơ bạn cho tôi, khi Phạm Duy phổ nhạc đã thêm bớt nhiều. Dưới hai chữ Tình Nghèo, có câu như sau: “Kính tặng các bà mẹ, thân tặng các cô chị, và mến tặng các cô em trong lịch sử Việt Nam. [Hồ] Hán Sơn kính đề.]

Thời gian qua chính sự đổi thay, lúc thì hòa hợp hòa giải, khi thì xóa bỏ hận thù, chị thì sự thực giấu đi nếu cần, anh thì quá khứ quên đi mà sống. Cho nên khi nhà sử học Nguyễn Duy Chính bỏ ra nhiều năm để nghiên cứu về triều đại Tây Sơn, tuy ngắn ngủi mà làm nên lịch sử vĩnh cửu, ông đã chỉ ra cái đáng tiếc của những “thời khuyết sử” trong lịch sử đất nước. Vì mấy chữ này, tuy ai cũng biết cũng hiểu, nhưng đúng lúc này đưa ra, tôi đã do đấy mà viết về những quá khứ đang mất, hy vọng sẽ khiến nó sẽ còn thêm chút nào hay chút ấy.

Thơ văn mấy năm đầu của miền Nam Việt Nam còn được bao nhiêu sau 40 năm đốt sách? Trong khi Công Báo VNCH ghi nhận số sách do Bộ Thông Tin cho phép ấn hành năm 1955 là 224,950 cuốn; năm 1956 là 399,352 cuốn; năm 1957 là 815,700 cuốn? Việt Nam sẽ lại rơi vào thời khuyết sử nếu những kẻ cầm quyền hiện nay lại thành công với trò “văn học đô thị,” “quên quá khứ đi mà sống,” như đã thành công với trò “hòa hợp hòa giải,” “xóa bỏ hận thù,” “khúc ruột (tượng) ngoài ngàn dặm.” Đã biết bao kẻ ngây thơ, kể cả những cây bút khờ khạo ham trò đàn đúm, những kẻ lười biếng như lũ tu hú đẻ nhờ, đã và đang, qua rồi lại, líu ríu hân hoan theo nhau vào tổ ác điểu líu lo đập cánh xòe đuôi thi thố tài năng?

Viên Linh
Nguồn Người Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn