Những năm trước 1975 tại SG thì dân số chưa có nhiều như bây giờ. Tôi đoán lúc đó cở 2 triệu người là cùng thôi.
SàiGòn lúc đó có 11 quận và được bao bọc bởi tỉnh Gia Định thì bây giờ gộp lại làm thành phố HCM, tăng phái thêm Củ Chi của tỉnh Hậu Nghỉa trước đây.
SG được người Pháp xây dựng và sau này người Việt phát triển và mở mang thêm.
Khoảng thập niên 60, 70 dân số không nhiều, xe cộ lưu thông ít nhưng đường xá nhiều so với tỉ lệ dân số nên sự lưu thông xe cộ và cống rãnh rút nước không có trở ngại.
Nếu có chăng là mưa gió quá lớn nước rút không kịp nên cũng có bị ngập úng một vài nơi nhưng không nhiều hay nặng nề gì mấy, cũng một hai giờ rồi cũng đâu vào đấy trở lại bình thường thôi.
Thập niên 80, 90 thành phố phát triển và xây dựng khủng khiếp cũng như các ngành kỷ nghệ được xây dựng chung quanh SG nhiều hơn xưa.
Nói chung nhà cửa xây nhiều hơn, tiêu xài nước nhiều hơn, xe cộ mua sắm nhiều hơn cho việc người dân đi lại trong khi đường xá và cống rãnh cũng bao nhiêu đó, có chăng là thêm vài con đường mới nhờ giải toả cộng thêm ít đường mới xây dựng và cắt xẽ thêm vài con hẻm để mở rộng đường lộ cho xe chạy. Nói chung là cũng không nhiều lắm so với sự tăng trưởng dân số và số nhà ở quá lớn.
Phần cống rãnh lớp sửa chửa, lớp thay lại, lớp chạy ống mới cũng không bao nhiêu so với mật độ nhà cửa trong thành phố. Các cơ quan có liên hệ đến vấn đề cống rãnh, dây điện thoại, cáp quang, điện ngầm v.v. mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy sửa, không có quy hoạch hay thời biểu. Chẵng hạn như khi nhà nước thông báo sẽ làm lại mới con đường này thì các cơ quan có liên hệ nên theo dỏi, chú ý lo sửa chửa, thay đổi công việc của mình. Họ không làm thế, khi đường làm xong thì hết ông này đến bới lên lắp đặt cái này, sửa cái kia v.v....Con đường lúc đó nhớp nháp, bầy hầy, đất chổ này nhô lên một chút, chổ kia hụt một chút. Xem như trở lại từ đầu như lúc chưa làm mới, hehhehe
Rồi một hai năm sau có ngân sách thì làm mới lại, trên một con đường thấy hai ba cái lô cốt nằm chần dần giữa đường. Đường xá không được rộng cho mấy, mổi bên một đường xe chạy thế mà ảnh nằm ình ra đó hết tháng này đến tháng khác. Thiên hạ chạy xe qua lại có than trời, có xổ tiếng đm thì mấy anh sửa đường cũng không quan tâm.
Có cái lô cốt nằm choán hết một bên đường cho nên xe một bên phía này phải chạy sang đường bên kia. Bên kia thì đường của họ, họ cứ chạy, anh bên này cứ lấn ra để đi, thế là kẹt cứng hết nhúc nhích rồi thì kèn xe inh ỏi, tiếng đm sủa nhoi trời đất, mặt mày ai cũng hậm hực hehehhe
Ở các nước phát triển như Úc, Anh hay Mỷ họ thường xem xét vấn đề đăng ký xe cộ cho lưu thông phải hợp lý và có tỷ lệ cân xứng với số lượng đường xá đang có. Lúc nào cũng cho dư thừa nhiều cây số con đường để tránh tình trạng kẹt xe. Nhờ vậy lượng giao thông trên đường không bị chật chội để xãy ra kẹt xe trừ trường hợp giờ cao điểm vào sát trung tâm thành phố thì đương nhiên cũng có cảnh kẹt xe nhưng cũng không làm mất nhiều thời gian hay ách tắc và kẹt cứng như ở nước mình. Về chuyện nhà cửa ở nước ngoài thì họ xây dựng có quy hoạch, cống rãnh thoát nước lắp đặt có kỷ thuật và được nghiên cứu có kế hoạch để không bị ngập úng.
Người dân của họ có ý thức luật lệ, tự giác và tuân thủ giao thông, xử sự theo con người văn minh nói theo VN là “có văn hóa”.
Chứ tui thấy ở VN mình khi "tham gia giao thông" thì mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy bấm còi xe kể cã xe nhỏ và xe lớn, đường thì kẹt không có chổ nhúc nhích chiếc xe mà họ cứ tranh dành để đi rồi lại bấm còi loạn con cào cào, thiệt ồn ào.
Vào một bùng binh ngã bảy, xe vào đủ hướng, anh nào cũng xấn vào, xe buýt ỷ mạnh là xe bự cứ tiến tới dành với mấy xe nhỏ, anh xe nhỏ hai bánh, bốn bánh hay taxi cũng không vừa chơi ủi tới. Không ủi tới sao được, có mà đứng đó suốt ngày khỏi về nhà luôn. Không chừng người phía sau lại nổi nóng phang cho một câu cộng thêm tiếng Đan Mạch "Ê thằng kia đm có biết lái xe không?"
Vì vậy ai cũng ủi tới không ai nhường ai thế là kẹt xe hết nhúc nhích. Cở vài ba chiếc xe buýt với vài chiếc xe bốn bánh lòng vòng bùng binh mà lại san sát với nhau rồi thêm mấy anh hai bánh cản trước cản sau nữa thì chỉ có nước khóc, khỏi đi đâu được, về nhà ăn cơm khuya luôn hehehhheeh. Đấy họ gọi là "văn hóa giao thông" tại VN.
Bà con đừng tưởng nhà trong hẻm mà an toàn nhe, có lần tui đi xe ôm lúc ban đêm, anh xe ôm không hiểu sao lại chạy đường tắt trong mấy con hẻm. Có lẻ đi đường tắt cho nhanh hơn hay sao? Con hẻm cũng không rông gì mấy, bà con đi qua đi lại trong xóm trong hẻm mà xe hai bánh ở đâu chạy ào ào, ghê thiệt, có lúc xém cọ quẹt đụng vô nhà người ta. Nếu lở đụng vô thì cười trừ chứ sao, nếu có chết thì bất quá đền cho cái quan tài hay thêm chút tiền lo tang chay thế thôi.
Có lần chúng tôi đi bộ trên lề đường dành cho người đi bộ, lòng đường đang kẹt xe thế là mấy anh hai bánh chơi lên vỉa hè, họ đi phía sau chúng tui rồi bóp còi xe inh ỏi kiểu như là tránh đường cho họ chạy xe. Chơi kiểu gì kỳ dzậy? Chúng tui làm thinh như không biết gì thì họ tránh xong chạy lên qua chúng tui rồi người thì chưởi tiếng đm kẻ khác thì kên kên nhìn mình theo kiểu như mình là người ở hành tinh nào mới rớt xuống đây.
Về chuyện giao thông thì tại nước mình bà con quen lề lối chạy xe từ lâu lắm rồi, cứ chạy bừa thôi, đèn đỏ đèn vàng gì cũng chơi ráo, cứ phớt tỉnh Ăng Lê và vô tư chạy. Chuyện nhường đường thì khỏi nói, làm gì có chuyện đó, hình như chuyện nhường nhịn này không có trong tự điển của bộ óc. Vì nếu nhường cho người khác chạy thì có nước mình đứng tại chổ, ai cũng xã lủ chạy thì chắc đứng đó suốt ngày. Thậm chí anh nào đó ở phía sau đi qua chơi cho một câu kèm theo khuyến mải tiếng đm và tiếng kèn xe inh ỏi như chưởi xéo "Ê đm có khùng không mà đứng trời trồng vậy mày, cho người ta đi với chớ".
Tôi có đọc đâu đó thống kê bên VN nhiều năm trước thì trung bình mổi người dân có gần hai chiếc xe hai bánh.
Đường xá chật chội và ít, dân đông đúc rồi lớp xe hai bánh, xe hơi, xe tải càng ngày càng nhiều, không hợp lý trong vấn đề tỷ lệ dân số với đường xá đất đai tại SG. Đất đai cũng bao nhiêu đó nhưng dân số lại tăng quá nhiều, thậm chí những nơi có công viên, cây xanh càng ngày càng ít.
Chuyện kẹt xe tại VN càng ngày càng khủng khiếp hơn với nhiều xe con của cơ quan, các công ty xe taxi, xe Uber và xe Grab chạy đầy đường.
SG thiếu bến bãi đậu xe, nên xe chờ khách, rước khách phải chạy lòng vòng trên đường vì nếu dừng lại một chổ để đậu xe dể bị phạt và không chừng còn bị giam xe, thế là mất tiêu vài ngày cái cần câu cơm.
Dọn dẹp lòng lề đường làm bà con buôn bán phải chụp giựt luôn thủ thế để chạy, để dọn nên lòng vòng trên lề đường nhiều hơn lúc xưa tạo thêm cho chuyện kẹt xe, chuyện dài ùn ứ giao thông tại SG.
Ngày xưa trong SG có nhiều kinh rạch giúp thoát nước ví dụ như khu giáp ranh Bình Thạnh với quận nhất, lòng vòng khu Văn Hiến cầu Bông chạy lên xóm chùa Tân Định thì bây giờ không còn kinh rạch mà thay vào đó là nhà cửa. Nói chung trong SG hể có chổ nào trống là có kế hoạch xây dựng nhà cửa, riết rồi cả thành phố toàn đường nhựa và ciment không.
Càng nhiều chung cư, nhà cửa xây dựng thì nhu cầu cho xe cộ có bải đậu, tiêu dùng nước nhiều v.v...
Mưa rơi xuống không có lối thoát nhiều, không có công viên đất trống cho nước thẩm thấu, cống rãnh thì đầy rát rưới do người dân không có ý thức vứt ngập đầy ngoài đường, Cống rãnh nhỏ không đủ sức chịu đựng cho toàn thành phố xã nước dơ, thêm rác rến và mưa thế là nước thoát không được. Dzậy là ngập lụt thôi, cứ mưa xuống thì SG giống như hồ bơi bà con mặc sức ra bắt cá, bơi lội. Nhiều em gái chạy xe hai bánh bị nước cuốn lôi đi cã xe cã người giống như đang chơi trên dòng suối, thiệt hết biết.
Chuyện ngập lụt tại VN xãy ra thường xuyên, họ xem giống như chuyện ăn cơm hàng ngày, riết rồi quen với cảnh tát nước tràn vào nhà, sống với nước ngập lụt trong nhà. Quen với cảnh dắt xe khi chết máy lúc ngập lụt, áo quần ướt nhem mổi khi trời mưa cho dù có mặc áo mưa.
Thậm chí có em đang dẩn xe chết máy qua đoạn ngập lụt thì bị chiếc xe buýt đi ngang hơi nhanh làm sóng đánh mạnh thế là em đang dẩn xe té nhào cả người lẩn xe xuống giòng nước cuồn cuộn trôi. Bà con cứ tưởng em này chắc đang bắt con cá nào đó nên bỏ xe để ráng chụp con cá. Ai nhè thấy em lóp ngóp đứng lên, quần áo bèo nhèo, mặt mày méo xẹo, hình như hậm hực muốn chưởi đồng. Em phải nhờ người ta giúp nâng chiếc xe lên khỏi mặt nước. Thiệt hú hồn cho em, nhìn trên mặt của em thì nước chan hòa không biết nước mắt hay nước mưa cho dù mưa đã tạnh.
Cũng chuyện mưa ngập như vậy nhưng có người không có ý thức đi xe con ngang qua vùng ngập, cố tình hay vô tình chạy nhanh làm bắn nước tung toé văng lên người đi bộ hai bên đường. Gặp em đang mặc áo dài trắng đẹp đẽ trên đường tới trường đi học, đang tung tăng vui vẽ đi chợt nước bắn tung toé lên người, lên áo. Nước mưa pha với nước cống mà rưới vào người thì thôi, chỉ có nước khóc chứ sao. Đi học thì phải chịu dơ, hôi hám, đi về nhà thay đồ thì trể giờ học thiệt tội nghiệp em nhỏ.
Khu nội thành SG thì có hệ thống nước thuỷ cục nhưng khu ngoại thành thì họ thường dùng nước giếng, nước ngầm. Bà con đào xài vô tội vạ, nhà nào cũng có lớp dùng trong nhà lớp tưới cây hoa màu v.v...
Xài nước nhiều quá đến mùa khô thì cạn, tạo ra những ô, những khoảng trống dưới lòng đất, vì vậy dể bị xụp, đất ở phía trên không có gì chống đở thì xụp xuống thôi. Nó cũng góp phần làm cho SG bị lún sụt nên mưa và thuỷ triều lên là bị ngập.
Góp phần vào chuyện ngập lụt thì cũng phải đề cập đến chuyện đường cao hơn nhà. Họ không giải quyết được chuyện ngập lụt tại SG nên họ sửa chửa theo kiểu chạy tang, nước lên chổ nào, úng chổ nào thì họ sửa ở đó bằng cách nâng mặt đường. Nhà dân sau này có bị ngập thì tự người dân lo. Cũng là một cách để người dân phụ trợ với nhà nước trong vấn đề chửa ngập lụt, heheeehh em nào không có tiền nâng nền nhà thì ráng chịu thôi.
Lúc trước thì nước ngập trên mặt đường và nhà dân nước vào không bao nhiêu nhưng sau khi nâng mặt đường thì bao nhiêu nước ngập cứ thế mà tuôn vào nhà dân. Ngày đầu năm Tết nếu bị mưa ngập vào nhà không phải là sui sẻo đâu nhe, nước vào nhà là tiền dzô đầy nhà đó. Bà con trong mấy ngày Tết không biết họ cười hay vui? Buồn hay giận cũng không dám chưởi đổng sợ sui cả năm.
SG không bao giờ giãi quyết được nạn kẹt xe và ngập lụt. "Chuyện ngập lụt xem như chuyện ăn cơm thường ngày", chuyện kẹt xe hàng ngày hàng tháng làm con người quen dần coi như đó là một chuyện thường tình. Con người quen dần với sự chịu đựng, chậm chạp, lè phè và ít nóng nãy hơn ngoại trừ lúc nhậu nhẹt thì con ma say có thể làm lý trí mất bình tỉnh....
Sự chậm chạp của kẹt xe làm tốc độ xe chạy cũng chậm hơn nên khi có tai nạn giao thông cũng chỉ bị thương nhẹ hay trầy trụa xe chút đỉnh không đáng gì.
Sau này nhà nước mở mang phát triển đường xá nhiều để bà con đi lại được nhanh hơn như đường cao tốc, quốc lộ v.v... khiến thời gian di chuyển qua lại được thu ngắn rất nhiều. Ví dụ ngày xưa từ SG xuống vùng Long Xuyên phải đi từ sáng sớm 5 giờ sáng đến LX vào tối 9 hay 10 giờ đêm. Bây giờ rút xuống còn hơn nữa ngày.
Vui mừng không được bao lâu thì nhà nước muốn mở mang kinh tế nhưng không có tiền nên phân chia xuống các tỉnh các Bộ tự phát tự hành theo kiểu tư bản đang làm nhưng thay vì xem xét kỷ lưởng các khâu từ dự toán, điều hành, chi phí, thu hồi nói chung là phải có hợp đồng rỏ ràng nhưng họ làm hời hợt cho xong chuyện hay làm tới đâu tính tới đó.
Mời nhà thầu trong nước hay ngoài nước bỏ tiền xây dựng một con đường lộ và sau đó cơ quan chủ quản VN cấp bộ hay tỉnh hợp tác kinh doanh với nhà thầu thu tiền phí qua con đường trong thời gian bao nhiêu năm rồi sau đó giao lại cho cơ quan chủ quản VN quản lý. Chuyện thu phí này với mục đích thu phí hoàn vốn và lời lại cho người xây dựng. Bên VN kêu là BOT (Build, Operation, Transfer) tức là xây dựng con đường, hai bên cùng nhau kinh doanh làm ăn và sau một thời hạn thì trao lại cho người chủ quản. Người dân tại VN thì kêu là trạm Bót thu phí.
Hổng hiểu họ làm ăn ra sao mà người xây dựng cứ đặt trạm nhoi trời đất, cứ vài cây số có một trạm để thu phí. Mấy anh con dân VN bực bội kêu trời không thấu nên chơi cái tình khi qua trạm BOT trã bằng tiền lẻ cho mấy em ngồi đếm tiền mệt nghỉ, làm xe cộ nối đưôi nhau chờ đợi vào trả tiền.
Thế thì coi như trớt quớt, thay vì xe cộ lưu thông phải được nhanh ai nhè lại chậm vì mấy cái vụ này.
Xem bản tin giao thông nói là từ HN vào SG tổng cộng có 38 trạm BOT thu phí cở khoảng 1 triệu 8 trăm ngàn.
Chuyện thu phí qua trạm cũng vậy riết rồi chắc cũng như ngập lụt thôi, riết rồi bà con cũng quen dần.
Nguyễn Sơn SàiGòn