BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76629)
(Xem: 63102)
(Xem: 40493)
(Xem: 32115)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Rộn ràng chuyện học hàm và chức danh giáo sư tại VN

19 Tháng Ba 20189:11 SA(Xem: 1619)
Rộn ràng chuyện học hàm và chức danh giáo sư tại VN
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

Mấy lúc gần đây báo chí và mọi người trong nước có đề cập đến chuyện duyệt xét để thẩm định ai được phong hàm phó hay giáo sư do cơ quan Hội đồng chức danh tuyển chọn.

Mọi người công khai bàn luận, bình phẩm, phê bình ai xứng đáng ai không xứng đáng để được chọn là giáo sư hay phó giáo sư. Một phẩm hàm trong ngành giáo dục, cũng như là một nhà sư phạm dạy học mà trước nay đất nước chúng ta luôn đặt lên hàng đầu như là tôn sư trọng đạo, trên cả cha mẹ..

botruongytenguyenkimtien-2Vậy mà họ đem lên báo chí, tin tức cho biết người này xứng đáng, người kia không. Thí dụ như bà Bộ trưởng Y Tế cũng được đề xuất chức danh giáo sư nhưng bị hội đồng chức danh bác bỏ. Cơ quan này còn đưa lý do là bà này đạt đủ tiêu chuẩn để nhận chức hàm giáo sư nếu bà ấy có công tác trong ngành giáo dục. Qua lời lẻ trình bày nhìn thấy có vẻ họ sợ mích lòng bà Bộ trưởng vì quyết định này.

Theo thiết nghỉ không nên tranh cải, bàn luận chuyện phong hàm nơi công cộng giống như đem lên bàn cân xem ai được ai không.

Ngày xưa lúc còn đi học bên Úc thì tôi thấy thành phần giảng viên có 5 bậc và hiện nay bên VN cũng đang làm giống như bên Úc và đi từ cấp thấp như sau: Úc dùng tiếng Anh, kế đó là theo ngạch VN

 

1. Tutor hay Associate Lecturer (Trợ giảng),

2. Lecturer (Giảng viên),

3. Senior Lecturer (Giảng viên chính),

4. Associate Professor (Phó Giáo sư),

5. Professor (Giáo sư).

Ngạch Giảng viên chính thì nên đổi lại là Giảng viên thượng hạng thì đúng hơn vì ngạch Giảng viên thường đã là chính thức rồi.

 

Bên Úc có một cơ quan độc lập (Australian Goverment's higher education academic salaries award) không thuộc chính quyền hay ngành giáo dục có ngân sách của chính phủ để vận hành. Họ chỉ nghiên cứu, chính sách và đúc kết làm sao được bổ nhiệm các chức ngạch này, yêu cầu tiêu chuẩn kiến thức, văn bằng, kinh nghiệm và lảnh đạo thế nào để được thăng thưởng rồi từ đó các trường đại học cứ thế mà làm hay tuyển dụng, thăng hạng.

 

Thí dụ để thăng hạng từ Phó giáo sư lên Giáo sư phải có kinh nghiệm giảng dạy bao lâu, bằng cấp Tiến sỉ hay hậu Tiến sỉ, phải đạt tối thiểu những đòi hỏi của cơ quan độc lập như đã nói ở trên. Khả năng giảng dạy nổi bậc qua giáo án, phương pháp giảng dạy, cách quản trị trường sở và học sinh, cách làm việc với đồng nghiệp có đoàn kết hay có sự hổ trợ hay không, có những đề án tốt nhất trong ngàng giảng dạy, viết những luận án trên báo, tạp chí chuyên ngành hay không v.v....

 

Thế là trường đại học tự tuyển dụng hay thăng bậc hạng thôi. Nếu họ muốn thay đổi trường sở để thuận tiện cho việc cá nhân thì trường khác cũng vẩn công nhận ngạch trật của người này.

 

Theo cách thức này không có qua nhiều khâu giấy tờ, nhiều nơi nhiều chổ để phát sinh......

 

Khi làm việc ở môi trường không phải giảng dạy cho dù là Giáo sư họ cũng không bao giờ dùng từ này mà thay vào đó là chức vụ mới hay Tiến Sỉ nếu có.

 

Người nước ngoài ít quan trọng chuyện phẩm hàm hay ngạch trật. Mọi người nể trọng qua cách làm việc có hiệu quả thôi. Ít khi thấy ai có Master degree (Thạc sỉ) mà dùng business card hay giới thiệu mình là Master đứng trước tên của mình.

Trên business card thường có tên và đi theo đó là tên gọi của bằng cấp viết tắt.

 

Không thấy như ở VN mình như là Thạc sỉ Bác sỉ Phó giáo sư Nguyễn văn Khoe đang làm việc trưởng phòng vật tư trong một bệnh viện.

 

Lúc tôi còn đi học thì Tutor (Trợ giảng) thì trường tuyển từ các học sinh theo học Master hay Phd. Nếu làm được một vài năm ngon lành và khi tốt nghiệp xong Master và nếu có thể xin giảng dạy thì cứ thế mà xin, nhiều trường khó bắt phải có một năm văn bằng sư phạm (Graduate Dilopma in Education), có nơi thiếu người cho nhận luôn vào ngạch Lecturer.

 

Bên VN thì thấy có cơ quan Hội đồng chức danh rồi một cơ quan nào đó lo vụ thi cử lên ngạch do Bộ Nội vụ và Giáo dục phối hợp tổ chức.

Nhiều khâu như vậy khiến người muốn xin thăng hạng phải ghi danh đi thi, chưa biết Hội đồng chức danh có cho mình lên chức nữa hay không?

Thêm chuyện trường đại học lại không có chỗ làm cho ông giáo sư vừa thăng bậc. Mọi thứ phải do cung và cầu.

Những người ra đề thi biết có giử kín hay không?

Nói tóm lại như vậy các trường đại học không có thẩm quyền thăng hạng hay tuyển dụng các giáo sư ???? Những nơi này họ biết cần bao nhiêu người giảng dạy với phẩm hàm.

 

Nguyễn Sơn Sài gòn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn