BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77465)
(Xem: 63329)
(Xem: 40777)
(Xem: 32399)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thần Tháp Rùa

09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1824)
Thần Tháp Rùa
51Vote
41Vote
31Vote
21Vote
10Vote
3.54
Thần Tháp Rùa của nhà văn Vũ Khắc Khoan là chuyện hư cấu. Chuyện thần Tháp Rùa báo mộng Nông vương dưới đây là chuyện hư hư thực thực, mộng cũng là thực mà thực cũng là mộng. Xin vào chuyện:

Đêm 30 tháng 9 dương lịch, tức đêm trước ngày “đảng ta” khai diễn đại lễ Ngàn Năm Thăng Long, Nông vương, sau một tuần ngự tửu với các em cẳng dài thì hồn du quế nguyệt, đến nửa đêm bỗng giật mình tỉnh giấc. Một cơn gió lạnh ùa vào căn phòng trống trải vì Hoàng hậu hiện đang ở Thái Nguyên để điều động gia nhân sửa soạn cho thế tử Nông Quốc Tuấn ra mắt các đại thần trong ngày lễ lớn. Nông vương vội vã rời khỏi long sàng, tiến về phía cửa sổ nhìn ra Hồ Hoàn Kiếm, nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho thần Kim Quy sau khi dẹp tan giặc ngoại xâm.

Mặt hồ phẳng lặng như tờ, phản chiếu ánh sáng từ hàng ngàn hoa đăng, lung linh như tấm gương kỳ diệu trong truyện thần tiên. Khi Nông vương quay lại thì giật mình chết sững: môt thiên tướng không biết xuất hiện từ lúc nào, sừng sững như một toà tháp, trên tay một lưỡi kiếm tuốt trần sáng như nhuộm ánh trăng.

Sau một hồi thất đảm, Nông vương gượng gạo lên tiếng:

- Thưa, ngài là ai? Đêm khuya khoắt có điều gì chỉ giáo Mạnh này xin rửa tai đón nhận.

Thiên tướng trỏ kiếm cho Nông vương ngồi xuống long sàng, rồi chậm rãi:

- Ta là thần Kim Quy đây.

Nông vương vội vã quỳ rạp xuống đất, dập đầu vái lạy:

- Con xin ngài xá tội, vì ngu dốt nên cam bề thất lễ. Ngài có điều gì dạy bảo con xin tuân lệnh.

- Ta ở dưới hồ đã mấy nghìn năm, giúp không biết bao triều đại gìn giữ giang sơn gấm vóc này. Vận nước có lúc thịnh lúc suy, nhưng chưa bao giờ suy đốn như thời nay. Các người trị nước ra sao mà để cho ngoại nhân lấn đất, chiếm biển. Sông ngòi ô nhiễm khiến thuỷ sàn hết đường sinh sống, nông dân mất hết ruộng vườn không còn kế sinh nhai, công nhân bị bóc lột tới xương tuỷ. Ta có rừng vàng biển bạc đâu mà các ngươi còn rước voi về dày mồ, nhắm mắt cho chúng tàn phá cao nguyên để khai thác bô-xít?

- Bẩm ngài, ta sức yếu lấy gì chống cường địch nên phải chịu khuất phục để được yên thân.

- Hừ! tổ tiên các người có bao giờ hùng mạnh hơn bọn giặc phương Bắc đâu mà vẫn đuổi được chúng ra khỏi bờ cõi. Các ngươi từng huênh hoang đánh tan hai đế quốc sừng sỏ nhất địa cầu, sao lại rụt đầu rút cổ trước lũ giặc từng bị các tiên triều đánh cho thất điên bát đảo, có lúc phải chui ống đồng mà trốn về Tàu?

- Dạ dạ, xưa kia Lê Thái Tổ được ngài cho mượn gươm thiêng nên mới phá được cường địch. Xin ngài cho chúng con mượn gươm thiêng cứu quốc để chúng con lặp lại lịch sử oai hùng dân tộc.

- Gươm thiêng vào tay người có tài đức, đi theo chính đạo thì mới hiển linh. Các ngươi muốn mượn gươm thiêng thì phải tu thân tích đức trước đã.

- Dạ! Chúng con xin ngài chỉ cho đường chính đạo.

- Các ngươi hãy đốt kinh sách tà ma, từ bỏ bá đạo trị dân bằng bạo lực hung tàn, thì mới tìm được chính đạo.

- Bẩm ngài kinh sách tà ma mà ngài nói có phải là chủ nghĩa Mác-Lê không ạ?

- Ngươi bắt đầu sáng dạ rồi đấy.

- Thưa ngài chúng con mà bỏ chủ nghĩa Mác-Lê thì chỉ một sớm một chiều là triều đình này tan nát.

- Ngươi muốn làm dân nước Việt hay làm vua tôi tớ cho nước Tàu?

- Dạ, Tàu với ta là một, dân nước Việt với dân nước Tàu là một ạ.

Thiên tướng hoa kiếm lên. Nông vương co rúm người lại, lẩy bẩy van lạy:









Cụ Rùa tư lự thở dài...

- Xin ngài tha tội chết, chúng con sắp khai lễ ngàn năm Thăng Long để tạ tội với tiền nhân. Con đã đúc tượng ngài rất vĩ đại nặng cả ngàn tấn và nay mai con sẽ cất lại Tháp Rùa thật hoành tráng.

Thiên tướng tra kiếm vào vỏ, rồi gằn giọng:

- Các người đã thờ ma quỷ thì còn thờ chúng ta làm gì. Với thần thánh mà ngươi còn dám giở thói đút lót lễ lạc ra à? Nếu các ngươi không tu tỉnh thì ta sẽ trao gươm báu cho mỗi người dân. Lúc đó sẽ không còn bạo chúa, không còn triều đình sâu dân mọt nước, toàn dân muôn lòng như một xây dựng đất nước hùng cường thì ngoại nhân nào dám nhòm ngó nữa. Thôi ta đi đây, mau bỏ chỗ tối tìm chỗ sáng kẻo hối không kịp đâu.

Thiên tướng vừa dứt lời thì sấm ran chớp giật. Nông vương lảo đảo, chưa kịp định thần thì thiên tướng biến mất. Một luồng ánh sáng chói loà bay vút qua cửa sổ và vụt tắt khi tới mặt hồ.

Sáng hôm sau, dân Hà Nôi nô nức ra hồ Hoàn Kiếm chiêm ngưỡng Cụ Rùa xuất hiện. Cụ chỉ nhô đầu lên mặt nước nhìn đám dân hiếu kỳ một vài phút rồi lặn mất. Có người nói nghe thấy cả tiếng thở dài của Cụ Rùa. Ngày Khai lễ Nông Vương bất thình lình lâm bệnh nên phải sai Nguyễn Lú Trọng, Chủ tịch quốc hội “gọi dạ bảo vâng” ra thắp hương trước tượng đài Lý Thái Tổ. Lũ báo chí Lề Trái rỉ tai nhau rằng không có tứ trụ triều đình nào ra khai lễ vì không ai muốn mang trách nhiệm phung phí tiền thuế của nhân dân cho các trò lễ lạc lăng nhăng đầu voi đuôi chuột.

Nông hoàng hậu thấy mình rồng xuất hãn thì lo lắm. Tra hỏi mãi nhà vua mới thuật lại giấc mộng Thần Kim Quy. Hoàng hậu nghe xong thì đấm ngực mà trách nhà vua rằng:

- Sao ông khờ thế? Cứ hứa đại đi có phải được việc không? Thằng Tuấn nhà mình mà mượn được gươm thiêng thì còn ai dám tranh bá đồ vương với nó nữa.

- Tại bà bỏ đi Thái Nguyên nên không có ai vấn kế cho tôi.

- Mà có thực ông mộng thấy thần Kim Quy không hay lại mộng mị với mấy con chân dài rồi bịa chuyện để bỏ tro vào mắt tôi!

- Này chuyện mộng thần Kim Quy là chuyện kinh thiên động địa, bà cứ xàm xỡ là có ngày bị gươm thần hỏi tội đấy.

Hoàng hậu sợ quá, lưỡi rụt xuống họng, kêu tài xế đánh xe Mẹc (Mẹc-xe-đéc, đừng có lộn với tiếng Tây mà mang tội khi quân) đi thẳng tới lễ đài.

Mây ngày sau bão lụt đổ vào miền Trung khiến hàng vạn dân lâm cảnh màn trời chiếu đất. Rồi pháo nổ đùng ở sân Mỹ Đình, kẻ chết, người bị thương. Nông vương hoảng sợ vời Tổng Thị Vệ Nguyễn Đức Nhanh vào cung ngầm ra lệnh bỏ bớt pháo bông và tuyệt đối tránh khu hồ Hoàn Kiếm, sau đó sai người đem chiếu chỉ cho thượng thư Tôi Như Rứa bịt miệng những kẻ xấu loan tin nhà vua bị thần Kim Quy hạch tội.

Phong Trần
(quán chủ Phong Trần Quán)

Theo Thông Luận
Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Mười 20107:00 SA
Khách
Bác Phong Trần nói rất chí lí.Hư mà thực, thực mà hư. Không biết xã hội Tây như thế nào, chứ xã hội Ta, tôi thấy lo ngại trong tương lai dài dài...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn