BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77114)
(Xem: 63206)
(Xem: 40609)
(Xem: 32244)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chuyện phiếm trong làng báo Sài Gòn

28 Tháng Mười Hai 20176:36 SA(Xem: 2237)
Chuyện phiếm trong làng báo Sài Gòn
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
4.25

Khoảng 10 năm trước đây, mục Văn Học Nghệ Thuật này có nói đến những giai thoại về các thi sĩ Bùi Giáng và Hoàng Trúc Ly, do thi sĩ Trần Tuấn Kiệt kể lại, và Viên Linh đã viết ra đâu đó.

Giai thoại văn học miền Nam nhiều, được nói ra được viết ra, vì miền Nam có nhiếu diễn đàn, nhiều tờ báo, và tự do ngôn luận.

Báo xuất hiện không chỉ mỗi đầu tháng, mỗi nửa tháng, mỗi tuần, mỗi ngày, mà còn báo nói, đó là những quán cà phê ở góc phố, nổi tiếng như “cà phê Catinat,” “cà phê (chị) Năm Đen,” “quán cơm Bà Cả Đọi,” “ngã tư quốc tế,” “cơm tây Chợ Cũ,” “cơm tây Đa Kao,” “chợ Phạm Ngũ Lão,” “chợ Thái Bình,” “cà phê Thăng Long,” “cây còn (con cầy) Ngã Ba Ông Tạ”…

Quán xá nhiều, đồ ăn thức uống rẻ mạt, chỉ cần năm bảy đồng trong túi người ta có thể bước vào một cái quán; thậm chí túi không tiền người ta vẫn có thể tiến vào-một đám lố nhỗ các “nhà văn nhà báo” đang thảo luận hăng hái quanh một cái bàn trên đầy chai lọ bát đĩa và những bao thuốc lá quen thuộc.

Chính từ thế giới vỉa hè thành phố quanh các tờ báo mà tin tức nghe qua rồi bỏ đầy rẫy, trong đó có những tin người ta nghe qua mà không bỏ, đem viết ngay lên các mục “pô tanh.” Loại mục này bị coi là rẻ rúng, song sự thực, đó là những mục chết người.

Làng báo Sài Gòn biến mất hơn nửa thế kỷ rồi, song những tên tuổi “danh nhân” từ các mục này sẽ còn được nhắc nhở, nhất là những ký giả đã biến các mục đó thành nguyên một tờ báo, như báo Con Ong của Minh Vồ và Thương Sinh (Duyên Anh) chẳng hạn.

Giang sơn nào anh hùng ấy, người ta còn nhớ những cây bút phiếm (ký nhiều hỗn danh), song đằng sau là những Chu Tử của báo Sống, báo Sóng Thần, những cha Lãm của báo Xây Dựng, những ký giả Lô Răng của báo Tiền Tuyến, những Tư Trời Biển, những Bút Nguyên Tử, nhiều lắm, của những tờ Đồng Nai, Tin Sáng…

Từ văn biến qua thơ, qua hí họa, người ta có những Tú Kếu, Hà Thượng Nhân, những TUÝT, những CHÓE…

tapchikhoihanh Bìa tập thơ biếm chính của thi sĩ Tú Kếu. (Hình Viên Linh cung cấp)
Bìa tập thơ biếm chính của thi sĩ Tú Kếu. (Hình: Viên Linh cung cấp)


Nhân sự trong bộ biên tập của một tờ báo khi chuyển qua lãnh vực này khá phức tạp, không còn là những nhà văn nhà thơ thuần túy, mà những cây bút thuộc nhiều ngành, ngành biếm chính, ngành sống sát với dư luận thời sự chính trường hay nghiêng về các giới đa dạng trong xã hội, nhất là giới làm chính trị, hoạt động xã hội, giới dân cử, giới hành chánh.

Trong một đất nước chiến tranh, đương nhiên họ rất gần với giới quân sự, báo chí miền Nam Việt Nam ai cũng nhận thấy, là một giai đoạn phong phú nhiều mặt, trộn lẫn nhiều thành phần.

Họ đã từ đó dùng đệ tứ quyền một cách rộng rãi, đến nỗi có một khoảng thời gian có những người trở thành “ký giả đi ăn mày,” đi ăn mày ở đây là sự lạm dụng hình thức một cuộc biểu tình, kéo nhau ra phố, trương biểu ngữ nhàm vào các mục đích chính trị, vô hình trung chính trị hóa giai đoạn làm phân tán các ý nghĩa vốn xưa kia không hề dính líu tới nghề làm báo.

Thời thế ấy đã làm biến chuyển ngay cuộc sống và tinh thần của chính các nha văn. Có những nhà văn muốn tham gia chính trị, bước vào chính trị.

Hãy xem một vài bài thơ của Tú Kếu như bài ông viết gửi nhà văn Nguyễn Mạnh Côn và viết về làng báo như sau đây:

Gửi bác Côn

(Nhân dịp bác Nguyễn Mạnh Côn ra tranh cử dân biểu năm 1963)

Tranh cử phen này? Bác nghĩ sao?
Cổ mềm chưa đó? Có mưu cao?
Cái lương dân biểu gần ba vạn…
Thị giá công danh đáng mấy hào?

Quẳng bút văn nhân ngồi ngáp vặt
Quai mồm diễn giả thuyết tào lao!
Năm ghim đặt cọc mười phân lãi
Cọc nhổ phăng đi, lỗ có đau?

Chợ báo

Báo ơi là báo báo nhiều ghê
Chợ báo xem ra cũng ngứa nghề
Kẻ bán lăng nhăng tìm mánh khóe
Người coi rối rít lựa tờ thuê
Ngàn năm một thuở quyền ăn láo

Bốn bận bap hen thế ngủ nhè
Ký giả bây giờ đâm bảnh chọe
Viết nhăng viết cuội chẳng ai chê.

(Trong tập Thơ Đen, 1964)

Viên Linh/Người Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn