BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73236)
(Xem: 62214)
(Xem: 39393)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cô giáo, bạn học của Nguyễn Phú Trọng nói phét, hay bồi bút nói phét ?

21 Tháng Mười Hai 20177:07 SA(Xem: 1633)
Cô giáo, bạn học của Nguyễn Phú Trọng nói phét, hay bồi bút nói phét ?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Xã Đông Hội quê hương của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm cạnh xã Mai Lâm. Con em Đông Hội sang bên Mai Lâm học cùng trường tiểu học. Ngày còn bé tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo học ở thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm.

nguyenphutrongKhi Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư vào năm 2011, cô giáo dạy cho Trọng hồi ấy ở xã Mai Lâm đã 80 tuổi. Mặc dù bao nhiêu năm đã trôi qua và dạy bao nhiêu học trò, nhưng theo lời một bài báo thì bà Đặng Thị Phúc vẫn minh mẫn khi kể về cậu học trò nghèo Nguyễn Phú Trọng là người tốt như thế nào.

Như lời bà Phúc kể thì đó là năm 1956, Nguyễn Phú Trọng học lớp 4, ở độ tuổi 12. Nguyễn Phú Trọng phải băng cánh đồng lên Lê Xá rồi thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm học. Gặp phải những hôm mưa dầm đường trơn  cậu bé Nguyễn Phú Trọng phải bấm ngón chân xuống đất cho khỏi ngã mà đi học. Chỉ có điều lạ nếu phải băng đồng tại sao cậu bé Nguyễn Phú Trọng không đi thằng từ nhà là thôn Đông Trù thẳng đường dến đình Mai Hiên, cớ gì phải đi vòng đường tam giác lên tân Lê Xá rồi vòng lại. Đường Đông Trù lên Mai Hiên có từ vài trăm năm thẳng một lèo. Đoạn này có thể bà giáo Phúc đã nhầm lẫn , nhưng thôi từng ấy năm, từng ấy học trò mà bà nhớ Trọng tốt thế nào cũng là được rồi, báo chí nó chỉ cần thế.

Kể cũng lạ khi bà Phúc biết và nhớ hình ảnh đấy, chắc bà nhiều lần nhìn thấy cậu bé Nguyễn Phú Trọng đi chân đất đi học. Qua đây thấy gia đình cậu học trò Nguyễn Phú Trọng rất nghèo, áo không có mà mặc, dép không có mà đi. Gia đình cậu thuộc dạng bần cố nông, thành phần cơ bản trong vùng. Đó là năm 1956, năm mà cải cách ruộng đất phát triển mạnh mẽ.

Bà Phúc kể với phóng viên

''Khi ấy tôi nghĩ trò Trọng đi học nhờ trường bạn, lại bé nhất lớp nên không dám rời lớp trưởng. Giữa đám học trò lam lũ ấy tôi có ấn tượng nhất với Nguyễn Phú Trọng bởi trò ấy nhỏ tuổi nhất nhưng lại học giỏi nhất lớp. Trò Trọng ngày ấy tóc để mái chéo, tóc hơi hoe vàng, nước da trắng xanh. Trong lớp, cậu rất thông minh, giơ tay phát biểu rất hăng say, chữ viết tròn và đẹp. Trò Trọng đi học từ nhà ở thôn Đông Trù phải qua thôn Lê Xá, vượt qua một cánh đồng mới đến được lớp. Quãng đường dài gần 3km toàn đường đất, rất khó đi, nhất là vào những ngày trời mưa dầm, cậu học trò nhỏ phải cố bấm ngón chân xuống đường cho khỏi ngã. ''

https://baomoi.com/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tu-cau-tro-ngheo-den-nha-lanh-dao-vi-nuoc-vi-dan/c/18558191.epi

Như bà Phúc nói thì Nguyễn Phú Trọng ở thôn Đông Trù, xã Đông Hội.

Nhưng một người bạn học của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thời đại học sau này thì lại nói Nguyễn Phú Trọng ở thôn Lại Đà. Đông Hội. Theo đường chim bay thì Lại Đà cách Đông Trù 1 km, nếu đi bộ mất 1,7 km.

Báo viết.

'' Ông Khoa cũng chính là Chi ủy viên được giao nhiệm vụ đi điều tra lý lịch để kết nạp Nguyễn Phú Trọng vào Đảng. Ông Khoa nhớ lại: “Gia đình anh Trọng thuần nông và mến khách lắm. Cái đêm về thôn Lại Đà, xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội, chúng tôi đi đò qua sông rồi đến nhà anh Trọng. Khi đó mới 4 giờ sáng mà ông Nguyễn Phú Nội, cụ thân sinh của anh Trọng chưa rõ chúng tôi về làm gì, chỉ biết là bạn học của con đã dậy tất bật lấy rơm nấu nước cho chúng tôi uống”.

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-qua-loi-ke-ban-hoc-2196791/

Nếu thế đã có sự nhầm lẫn một trong hai người là bà giáo Đặng Thị Phúc và ông tiến sĩ nhà giáo ưu tú Trịnh Hồ Khoa về thôn sinh ra ông Trọng. Chi tiết này tưởng không quan trọng nhưng nó lại quan trọng đến lời kể không đúng sự thật của một trong hai người  về cuộc đời lúc trước của Nguyễn Phú Trọng. Khả năng bà Đặng Thị Phúc tuổi cao, nhớ không rõ, nhà báo phỏng vấn bà cứ thế làm theo miễn sao khen được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là được, vì thế nhà báo đã khẳng định bà giáo Đặng Thị Phúc còn minh mẫn lúc ấy, nhớ từng chi tiết như thế về cậu học trò nghèo Nguyễn Phú Trọng bấm chân đi thế này, học giỏi thế kia....toàn là bố láo, vì bà Phúc chả nhớ được gì hết, đến địa danh, khoảng cách là cái dễ nhớ nhất còn không nhớ thì nhớ cái gì mà kể.

Một lãnh tụ tối cao còn sống sờ sờ đây mà tiểu sử đã mơ hồ đến vậy, mà ở ngay Hà Nội chứ đâu xa, thử hỏi tiểu sử của các lãnh tụ cộng sản xa hơn trước đó vẽ thế nào mà chả được.

Khi Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư, là dịp để các nhà báo phỏng vấn cô giáo, bạn học của Trọng để ca ngợi Trọng. Những người thân quen cũ của Trọng cũng được dịp lên báo khoe mẽ quan hệ. Việc này thường hay xảy ra ở cách lãnh tụ cộng sản các đời không cứ gì Trọng, nhưng duy nhất có Hồ Chí Minh là không có thầy giáo, bạn học hay họ hàng nào kể về ngày xưa thời bé Hồ Chí Minh thế này, lúc học trường này giỏi giang thế kia. Có lẽ đức tính khiêm tốn nên Hồ Chí Minh đã không để cho người quen, thân cũ ca ngợi mình, đây là đức tính mà nhiều lãnh đạo cộng sản sau này không noi theo được, đặc biệt như Nguyễn Phú Trọng háo danh đến nỗi huy động được ai quen từ ngày nào cũng đưa lên báo để ca ngợi Trọng. Nhưng cũng có thể Hồ Chí Minh hồi bé không giỏi được bằng Nguyễn Phú Trọng nên không ai nhớ đến như người ta nhớ đến Trọng.

Một bạn học cũ thời học Văn khoá 8 với Trọng là nhà phê bình lý luận Nguyễn Ngọc Thiện, vào năm 2013 khi Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư, Thiện ca ngợi Trọng hết lời. Thiện còn nhớ đến bài luận văn tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc của Nguyễn Phú Trọng hồi ấy có tên là

'' Thơ ca dân gian với nhà thơ Tố Hữu ''

Với bài luận này Nguyễn Phú Trọng đã tốt nghiệp với điểm tối ưu. Vào những năm 1967, 1968 thơ của Tố Hữu đang bao trùm  cả nước, chọn đề tài này để làm tốt nghiệp chứng tỏ con người của Nguyễn Phú Trọng rất biết đi đúng hướng trong sự nghiệp của mình.

Nực cười thay, khi Nguyễn Ngọc Thiện ca ngợi Trọng vào năm 2103 thì ngay sau đó 1 năm vào năm 2014, đề tài  na ná này lại được một cô gái tên là Nguyễn Thị Hải Yến bảo vệ thạc sĩ văn ở trường KHXHNV, tức cũng là khoa mà Trọng đã học. Đề tài Nguyễn Thị Hải Yến có tên là.

''Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu ''

Trong trang 11 luận án bảo vệ thạc sĩ của mình, Nguyễn Thị Hải Yến viết.

''Tác giả Nguyễn Phú Trọng trong Tạp chí Văn học số 11 – 1968 cũng đã tổng 
kết sâu sắc một cách cô đọng về sự ảnh hưởng của ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu. 
Bài viết với nội dung sâu sắc, dẫn dắt người đọc hiểu được sự ảnh hửởng của thơ Tố 
Hữu với cội nguồn văn hóa dân gian, đậm chất dân tộc ''
 
Yến viết như vậy, người đọc sẽ hiểu gì?  Thơ dân gian ảnh hưởng đến thơ Tố Hữu hay thơ của Tố Hữu ảnh hưởng đến thơ dân gian.? Thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Yến đã nhầm hay cô đã trích dẫn đúng sự thật rằng Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết sâu sắc, dẫn dắt người đọc hiểu được sự ảnh hưởng của thơ Tố Hữu với cội nguồn văn hoá dân tộc.
 Có thể cô gái này đã viết nhầm, nhưng một bản luận án tầm thạc sĩ mà còn sai sót chết người, sai sót ngô nghê đến mức trích lời tổng bí thư ngược hẳn đến như vậy, mà vẫn được chấp nhận  bởi các Phó giáo sư, tiến sĩ như Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ của trường Khoa học xã hội nhân văn thì không còn gì để nói về chất lượng trí thức của các loại văn bằng ở trường này.
50 năm trước Nguyễn Phú Trọng đã nhân cơ hội Tố Hữu đang ở đỉnh cao đề lấy làm đề tài bảo vệ tốt nghiệp cho mình, ở thời kỳ hừng hực dòng thơ cách mạng của Tố Hữu như thế, đề tài ca ngợi thơ Tố Hữu ăn điểm dễ dàng là điều tất nhiên.
Gần 50 năm sau, khi Nguyễn Phú Trọng ở đỉnh cao quyền lực. Một thạc sĩ lại lật lại đề tài Trọng từng làm để làm thạc sĩ và đã thành công, mặc dù luận án viết sơ sài và sai sót nghiêm trọng nhưng do ăn hơi Nguyễn Phú Trọng nên đã được công nhận.
Thật đáng sợ cho đất nước này nếu như thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Yến kia có ngày nào đó lại vào cương vị lãnh đạo đất nước như Nguyễn Phú Trọng. Những giáo điều được lặp lại, những kẻ cơ hội được lặp lại, sự bảo thủ lặp lạị và sự ăn cắp, nịnh bợ cũng được lặp lại.
Còn những tên bồi bút, những kẻ cơ hội, nịnh bợ như thế, đất nước này liệu có sáng sủa được không? Từ cô giáo đến bạn học rồi đến cô Yến, người có thể tạm gọi học trò của Trọng đều như vậy, đủ hiểu con người Nguyễn Phú Trọng ra sao.
Thực ra những kẻ nịnh bợ, cơ hội , tôn sùng Nguyễn Phú Trọng này hôm nay chúng chỉ làm những việc mà mấy chục năm trước Nguyễn Phú Trọng đã làm mà thôi. 
Người Buôn Gió
21-12-2017
Nguồn Blog Người Buôn Gió

Phần 2 : Dân làng Đông Hội, Mai Lâm nghĩ gì về Nguyễn Phú Trọng khi xử lý Trịnh Xuân Thanh và Huỳnh Đức Thơ.....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn