BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76706)
(Xem: 63121)
(Xem: 40517)
(Xem: 32141)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

1/11/63: Việt Nam ra sao nếu ông Diệm vẫn còn?

06 Tháng Mười Một 20176:49 SA(Xem: 1490)
1/11/63: Việt Nam ra sao nếu ông Diệm vẫn còn?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Thấm thoát mà đã 54 năm kể từ biến cố ngày 1-11-1963, một số Tướng Tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã làm cuộc đảo chánh quân sự và sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, trong cương vị cố vấn chính trị. Mặc dầu lịch sử đã sang trang, song những di hại khởi đi từ biến cố này đã là một trong những nguyên nhân đưa đến thực tế tồi tệ hôm nay: Miền Nam tự do mất vào tay Việt cộng, nhân dân Việt Nam trên cả nước đã phải sống dưới ách một chế độ độc tài toàn trị cộng sản đã 42 năm qua (1975-2017) và vẫn đang phải tiếp tục sống dưới chế độ tàn hại này chưa biết đến bao giờ.

Chính vì vậy mà nhiều người, trong đó có chúng tôi tự hỏi: Nếu như ngày ấy Tổng thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, Việt Nam có tránh được thực tế ngày càng tồi tệ như hôm nay không?

Cố TT Ngô Đình Diệm.
Cố TT Ngô Đình Diệm.



Bài viết lần lượt trình bày:

I - TỪ MỘT BIẾN CỐ LỊCH SỬ

Lịch sử ghi nhận rằng, ngày 1-11-1963, với sự gợi ý, cho phép và ngầm hỗ trợ, cam kết của chính phủ Hoa Kỳ, một nhóm Tướng Tá Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã thành công trong việc đảo chánh lật đổ và sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm, đưa đến sự cáo chung nền Đệ Nhất chế độ Việt Nam Cộng Hòa (1956-1963), khai sinh nền Đệ Nhị VNCH (1963-1975) tại Miền Nam Việt Nam. Cuộc đảo chánh quân sự này đã đưa đến cái chết bi thảm cho vị Tổng thống tiên khởi của chế độ VNCH, vốn có tiếng là thanh liêm chính trực, có đạo đức và tác phong lãnh đạo. Cùng bị sát hại với Tổng thống là bào đệ Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị của Tổng thống, một nhà chính trị uyên thâm, mưu lược và có viễn kiến.

Lý do mà các Tướng Tá làm đảo chánh đưa ra là vì chế độ Ngô Đình Diệm là chế độ độc tài gia đình trị, chủ trương tiêu diệt đối lập chính trị, kỳ thị và đàn áp tôn giáo; lại có âm trực tiếp thương lượng với chế độ Cộng sản Bắc Việt về một giải pháp chính trị cho Việt Nam (1), làm cho công cuộc chống cộng sản ở Miền Nam có thể bị lâm nguy. Vì vậy cần phải lật đổ chế độ Diệm để có điều kiện củng cố phát triển một chế độ dân chủ đích thực tại Miền Nam; để công cuộc chống cộng ở Miền Nam hữu hiệu và bảo đảm cho chiến thắng cuối cùng của chính nghĩa quốc gia ở Miền Nam đối với ngụy nghĩa cộng sản Bắc Việt.

Thế nhưng, thực tế những tháng năm sau đó đã cho thấy nhiều lý do ngụy tạo hay xuyên tạc (2) và các mục tiêu cuộc đảo chánh đưa ra đã không thực hiện được: Chế độ dân chủ đích thực ở Miền Nam đã không củng cố và phát triển được sau đảo chánh mà đôi lúc còn tệ hại hơn nhiều so với chế độ “Độc tài gia đình trị” trước đó; công cuộc chống cộng bảo vệ Miền Nam đã không hữu hiệu và bảo đảm hơn cho chiến thắng cuối cùng; mà đảo chánh đã mở đầu cho một giai đoạn suy thoái chính trị, suy yếu quân sự và suy đồi toàn diện ở Miền Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho đối phương CSBV thôn tính Miền Nam.

II - ĐẾN MỘT GIẢ ĐỊNH LỊCH SỬ

Đứng trước một thực trạng đất nước ngày một suy đồi toàn diện, kể từ sau ngày đảo chánh lật đổ, sát hại Tổng thống Diệm; nhất là thảm trạng ngày nay khoảng hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam đã và đang phải sống dưới ách chế độ độc tài toàn trị Việt cộng, nhiều người đã tỏ ra nuối tiếc rằng: Nếu như ngày ấy Tổng thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, tình hình Miền Nam Việt Nam phải khác, không thể có ngày 30-4-1975 và lịch sử Việt Nam đã biến chuyển theo một chiều hướng khác, tốt đẹp hơn cho Đất nước và Dân Tộc Việt. Vì sao?

1 - Chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam sẽ được cải thiện từng bước, ngày một vững mạnh và tồn tại cho đến hôm nay.

- Vì cái tội “Độc tài gia đình trị” nếu có thì không thể lớn hơn sự sống còn của Miền Nam VN trước hiểm họa cộng sản và hoàn toàn có thể cải sửa được bằng phương cách khác hơn. Chẳng hạn, dưới áp lực gia tăng vừa đủ của Hoa Kỳ, đồng minh, đòi hỏi chính đáng của các chính đảng quốc gia và quần chúng sẽ buộc được Tổng thống Diệm phải thay đổi, sửa chữa các nhược điểm. Người ta tin rằng, một nhà lãnh đạo tài đức với tâm địa “Tiết-Trực-Tâm Hư”, hết lòng lo cho dân cho nước như T.T. Diệm; bên cạnh lại có một cố vấn mưu lược là bào đệ Ngô Đình Nhu, và nhiều người tài đức khác trong chính quyền, sớm muộn gì các nhược điểm của cá nhân và chính quyền của TT Diệm sẽ được điều chỉnh, sửa sai.

2 - Chính trường Miền Nam sẽ dần dần ổn định, đối lập chính trị có tiếng nói, chế độ được dân chủ hóa theo một tiến trình phù hợp với tình trạng đang có chiến tranh với VC, niềm tin của dân với chính quyền và sức mạnh đoàn kết quân dân ngày một củng cố tạo thế và lực đương đầu thắng lợi với quân CSBV xâm lăng.

- Với phương thức cải sửa “Độc tài gia đình trị” ôn hòa, có thời gian và hữu hiệu, Miền Nam Việt Nam sẽ tránh được bất ổn, xáo trộn nghiêm trọng như đã xẩy ra sau đảo chánh. Các Tướng Tá quân đội thì mải mê tranh giành quyền lực, bỏ ngỏ chiến trường, nếu lúc đó quân đội Hoa Kỳ không nhẩy vào thì Miền Nam đã lâm nguy. Thêm nhiều đảng phái được thành lập không phải để tạo thế và lực mới cho mục tiêu chống cộng mà chỉ cốt để có bảng hiệu, kết bè phái tranh thầu chống cộng hoặc chia chác quyền hành với phe nhóm được Hoa Kỳ chấp nhận cho “Trúng thầu chống cộng”.

- Thượng tầng kiến trúc chế độ Miền Nam sau đảo chánh thì băng hoại như vậy, hạ tầng cơ sở chống cộng thì bị phá đổ nhiều mảng, ví như quốc sách “Ấp Chiến Lược” dù có cố gắng đổi tên thành “Ấp Tân Sinh” vẫn không tránh khỏi tan rã. Quần chúng nhân dân thì bị phân hóa bởi óc kỳ thị địa phương, tôn giáo chống phá lẫn nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần đoàn kết và sức mạnh chiến đấu của quân dân Miền Nam; nhất là lực lượng chủ lực là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH). Tựu chung Miền Nam Việt Nam sau đảo chánh đã suy đồi toàn diện, rơi vào tình trạng tự do vô tổ chức, vô chính phủ…

3 - Chính nghĩa đấu tranh của nhân dân Việt Nam sẽ ngày một sáng ngời trong nhân dân và trên trường quốc tế.

- Vì đảo chánh rồi, quân Mỹ ồ ạt kéo vào trực tiếp tham chiến chống cộng. Hoa Kỳ trực tiếp chỉ đạo chiến tranh, cuộc chiến đấu cho chính nghĩa Dân Chủ, Tự Do và độc lập Dân tộc của chính quyền và quân dân Miền Nam bị đối phương xuyên tạc trong nhân dân hai miền để kích động lòng ái quốc chống ngoại xâm; tuyên truyền trên trường quốc tế để cô lập chính quyền VNCH. Đây là điều Tổng thống Diệm cấm kỵ từ lâu và đã có hành động cản ngăn ngay cả việc Hoa Kỳ muốn mở rộng lực lượng “Cố vấn Mỹ” trong các cấp chính quyền và quân đội VNCH. Điều này sẽ không xẩy ra nếu còn T.T. Diệm. Và cũng vì muốn bảo vệ chủ quyền của một quốc gia độc lập mà T.T. Diệm đã bị lật đổ và sát hại thảm thương như thế đó.

Nói cách khác, nếu không thì chính nghĩa đấu tranh của chính quyền và quân dân VNCH sẽ bảo đảm cho thắng lợi sau cùng. Vì đó là chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ tất thắng ngụy nghĩa cộng sản quốc tế phi dân tộc, phản dân chủ. Cuộc chiến tranh phi nghĩa của công cụ CSBV nhằm nhuộm đỏ Miền Nam chắc chắn bị tàn lụi, ý chí xâm lăng của tập đoàn tay sai cộng sản quốc tế là Cộng đảng Viêt Nam sẽ bị đập tan, một khi chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ sẽ cho nhân dân hai miền thấy rõ đâu là chính (Việt quốc) đâu là tà (Việt cộng). Thực chất của cái gọi là “Cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước trong Độc Lập-Tự Do- Hạnh Phúc” mà CSBV lúc bây giờ tuyên truyên lừa mị sẽ bị vạch trần trước nhân dân và công luận thế giới. Một khi nhân dân biết rõ mặt thật, Việt cộng sẽ không còn huy động được “sức người, sức của” để làm “Chiến tranh giải phóng Miền Nam”; lại bị cô lập trên trường quốc tế, bị quân dân Miền Nam đánh trả quyết liệt, với sự hỗ trợ tích cực, hữu hiệu của nước bạn đồng minh Hoa Kỳ (theo đúng nghĩa) và hậu thuẫn quốc tế, cộng sản Hà Nội sẽ không còn con đường nào khác là phải rút về cố thủ Miền Bắc, như cộng sản Bắc Hàn đã làm sau khi cuộc xâm lăng Nam Hàn năm 1950-1953 bị liên minh Hoa Kỳ và đồng minh dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc đánh bại.

4 - Sau cùng, nếu Miền Nam không muốn “Bắc tiến” để giải phóng Miền Bắc như chủ trương của các chính quyền quốc gia để tránh đổ máu, thì ít ra cũng duy trì được tình trạng tạm thời qua phân như Bắc Hàn và Nam Hàn hiện nay, để chờ cơ may thống nhất Đất nước một cách hòa bình, bằng sự ưu thắng của chế độ dân chủ pháp trị VNCH giầu mạnh ở Miền Nam, trên chế độ độc tài đảng trị CS nghèo yếu ở Miền Bắc.

Đó chính là cơ may đã dến với dân tộc Đức quốc năm 1989, đã thống nhất đất nước một cách hòa bình, với phần ưu thắng của Tây Đức dân chủ giầu mạnh trên Đông Đức độc tài cộng sản nghèo yếu, để có một Nước Đức thống nhất trong một chế độ dân chủ ngày nay. Việt Nam nhất định đã có được tình trạng song song tồn tại hai chế độ đối nghịch trên hai Miền Đất nước như Nam-Bắc Triều Tiên ngày nay, nếu Tổng thống Diệm không bị lật đổ và sát hại. Điều này không có nghĩa là chỉ có Tổng thống Diệm mới tạo cho Đất nước có được tình trạng và chiều hướng phát triển tốt đẹp như thế. Và cũng không có nghĩa là Tổng thống Diệm sẽ tồn tại lâu dài trong ngôi vị lãnh đạo chính quyền VNCH cho đến hôm nay. Đến một lúc nào đó, Tổng thống Diệm phải được thay thế và cần thiết phải thay thế cho phù hợp với thể chế dân chủ, nhưng không phải và chưa phải vào thời điểm năm 1963. Càng không phải và không cần thay thế T.T. Diệm bằng bạo lực và sát hại tàn bạo một nhà ái quốc như thế, mà xét ra trong chín năm cầm quyền đã làm được nhiều điều tốt đẹp cho dân, cho nước, dù cũng có những sai lầm, khiếm khuyết về lãnh đạo .Tuy nhiên vẫn có thể cải sửa bằng phương pháp dân chủ và phải để cho ông có đủ thời gian cải sửa, đặt nền móng cho chế độ VNCH vững mạnh về chính trị, kinh tế, ổn định xã hội, tiến tới tự túc tự cường vừa chiến đấu, vừa phát triển, như chủ trương tự túc tự cường (tam túc, tam giác) mà Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu dự hoạch thực hiện nhằm chống lại áp lức ngày một gia tăng của Hoa Kỳ, tạo thế lực bảo vệ chủ quyền quốc gia.

III - KẾT LUẬN

Tựu chung, nếu không có cuộc đảo chánh quân sự lật đổ và sát hại T.T. Diệm vào ngày 1-11-1963, chắc chắn Cộng sản Bắc việt đã không cưỡng đoạt được Miền Nam vào ngày 30-4-1975, xô đẩy nhân dân Việt Nam trên cả hai miền đất nước vào một thảm trạng trong hòa bình: Cả nước trong một thời gian dài đã phải sống đói nghèo cơm áo, đói nghèo tự do dưới chế độ độc tài toàn trị CSVN; nhiều người dân đã phải trốn chậy bỏ nước ra đi tìm tự do bằng mọi cách và bằng mọi giá, kể cả mạng sống, nhiều người đã chết trong lòng biển cả hay rừng già biên giới trên đường tìm tự do.

Nếu không có đảo chánh lật đổ và sát hại cố Tổng thống Diệm, chế độ tự do dân chủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn tồn tại ở Miền Nam Việt Nam cho đến hôm nay, và triển vọng thống nhất đất nước bằng sự tất thắng chế độ độc tài phản dân chủ Cộng sản Bắc việt, đã phải là một tất yếu, sớm muộn chỉ còn là vấn đề thời gian.

Thiện Ý

Houston, Ngày 1-11-2017

Nguồn VOA

CHÚ THÍCH: (1) và (2): Sự thật về việc cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu bí mật tiếp xúc với Phạm Hùng của CSBV, theo nhận định của chúng tôi có thể chỉ là “động tác giả”, để gián tiếp cảnh cáo Hoa Kỳ đừng xâm phạm chủ quyền VNCH quá sâu và áp lực ngày càng nặng nề trên chính quyền Ngô Đình Diệm, nếu không họ sẽ nói chuyện thẳng với CSBV về một giải pháp giữa người Việt Nam cho vấn đề Việt Nam.

Thực tế những tài liệu khả tín từ nhiều phía sau này cho thấy nội dung cuộc tiếp xúc bí mật mà không bí mật này (CIA có biết) không có gì làm mất Miền Nam vào tay CSBV sớm hơn như nhiều người lầm tưởng đưa ra như là lý do cần phải loại trừ Diệm-Nhu.

Sau đây là lời của Ông Cao Xuân Vỹ, một người thân cận của Ông Nhu đã tháp tùng chuyến đi gặp Phạm Hùng của Ông Nhu, trước khi chết đã trả lời câu hỏi thứ 19 trong một cuộc phỏng vấn của Phong Trần, tác giả bài viết “Cao Xuân Vỹ - "LỜI NÓI CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC TRƯỚC KHI CHẾT" như sau (Xin trích nguyên văn):

“19. Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?

Đáp: Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…

Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:

-Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
- Rồi cho dân qua lại tự do.

- Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn.

- Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.

- Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
- Và sau cùng là tổng tuyển cử.

Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng…”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn