BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73222)
(Xem: 62211)
(Xem: 39389)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chuyện bà Nga khai hối lộ vào ĐBQH là 'không bất ngờ'

06 Tháng Mười 20176:22 SA(Xem: 1698)
Chuyện bà Nga khai hối lộ vào ĐBQH là 'không bất ngờ'
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53

Hôm 5/10, báo Tuổi Trẻ đưa tin bà Châu Thị Thu Nga hai lần xin được khai báo việc chạy 1,5 triệu đôla vào đại biểu Quốc Hội nhưng chủ tọa không cho phép vì "không thuộc phạm vi vụ án."

Theo báo này, tại phiên tòa khi luật sư Hoàng Văn Hướng thấm vấn bà Nga về việc sử dụng hơn 157 tỷ đồng không có chứng từ. Cựu đại biểu Quốc hội khóa 13 trả lời bà đã dùng 1,5 triệu đôla, tương đương 30 tỷ để chạy vào ghế trong quốc hội.

"Sau khi luật sư đã thẩm vấn xong, bà Nga còn nán lại vành móng ngựa xin được trả lời về nội dung này nhưng chủ tọa phiên tòa yêu cầu bà về chỗ," báo Tuổi Trẻ ghi nhận.

quochoivietnam
Bà Châu Thị Thu Nga bị Quốc hội bãi nhiệm tư cách Đại biểu vào tháng Sáu 2015


Trả lời BBC hôm 6/10, Nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói ông không "bất ngờ" về việc bà Nga chạy vào vị trí đại biểu quốc hội.

"Chuyện chạy vào Quốc hội tốn kém, cũng phù hợp với câu nói Tổng Bí Thư thôi, là chạy chức, chạy quyền, chạy tội khắp nơi.

"Nhiều người hỏi vào đó thì có gì để thu hồi vốn? Thứ nhất, là tạo một cái thế của người bất khả xâm phạm với pháp luật. Vào đó sẽ có điều kiện cơ hội tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo cao nhất của đất nước này. Có mối quan hệ nào phát triển được thì có lấy được vốn rất nhanh và làm lãi nữa.

"Chuyện này không có gì là không bình thường trong xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây và hiện nay vì đại biểu Quốc hội chỉ mang tính hình thức. Chưa bầu đã biết trúng cử rồi. Nếu có sự tranh cử rộng rãi, thì có lẽ chạy về phía người dân sẽ khó hơn. Phải có chủ chướng chính sách có lợi cho dân, người ta mới bầu.

Ông Thuận cho rằng đó là dấu hiệu của sự suy đồi, do cơ chế, thể chết mà tự phát sinh.

"Tôi không có bất ngờ với việc của bà Nga mà bất ngờ là vị chủ toà không cho bà này khai. Chuyện đó là vi phạm tố tụng. Người ta khai thì phải khai. Hối lộ thì không có chứng cứ nhưng đó là nguồn cung cấp thông tin để cơ quan điều tra vào cuộc.

"Tôi từng là thẩm phán. Hành động ngăn chặn tố cáo tham nhũng, tố cao tiêu cực cũng là dấu hiệu tội phạm."

Theo bài báo cập nhật vụ việc của báo Tuổi Trẻ hôm 6/10, luật sư Hoàng Văn Hướng đã hỏi: "Có việc chạy ĐBQH không? Bà có thay đổi lời không? Bà trình bày lại cho hội đồng xét xử và mọi người cùng nghe."

Ngay sau khi ông dứt lời thì, chủ tọa phiên tòa lập tức nói: "Đối với khoản tiền luật sư vừa nói, nó nằm trong số tiền hơn 157 tỉ đồng mà cơ quan điều tra đã tách ra và không nằm trong phạm vi vụ án này." Nhưng bà Nga vẫn xin "được nói một câu thôi."

Tuy nhiên vào ngay lúc đó "âm thanh trong phòng dành cho phóng viên theo dõi xử án bị ngắt khoảng 35 giây. Khi âm thanh được mở lại, chủ tọa đang đọc lại phần nội dung trong cáo trạng," phóng viên của báo Tuổi Trẻ ghi nhận.

Sau đó chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu lại giải thích rằng: "Hội đồng xét xử nhắc để không làm mất thời gian, sau đó luật sư không hỏi chứ không phải bị cáo khai mà chủ tọa không cho khai."

Đây không phải là lần đầu tiên bà Nga khai báo về việc này. Năm ngoái, khi Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra vụ bà Thu Nga và đồng phạm "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", tin cho hay bà Nga khai đã chi 30 tỉ cho một doanh nghiệp vàng bạc ở Hà Nội để lo thủ tục ứng cử đại biểu quốc hội khóa 13.

Doanh nghiệp này, không được công bố tên, đã phủ nhận cáo buộc, theo truyền thông Việt Nam.

Bà Châu Thị Thu Nga, sinh 1965, từng là đại biểu Quốc hội khóa 13, đồng thời là Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016.

Bị bắt đầu năm 2015, bà bị Quốc hội bãi nhiệm tư cách Đại biểu vào tháng Sáu 2015.

06-10-2017
Nguồn BBC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn