BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73328)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhà văn và nhân quyền

06 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 962)
Nhà văn và nhân quyền
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Ngày 10.12 năm nay, thế giới đón nhận sinh nhật thứ 60 của một trong những sản phẩm quan trọng nhất trong nền văn minh đương đại của nhân loại, sự ra đời của Bản Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người.

Vì sao Liên hiệp quốc lại thông qua bản Tuyên ngôn có ý nghĩa như một hiến chương cơ bản nhất của định chế liên quốc gia này.

Tính thời sự của tuyên ngôn này sau nhiều chục năm ra sao và đặc biệt tại Việt Nam tình hình và xu hướng thực thi các quyền cơ bản của con người từ ngôn luận, báo chí, tôn giáo tới lập hội, lập đảng và bầu cử thế nào.

Đó là những vấn đề và cảm nhận mà nhà văn Võ Thị Hảo, tác giả nhiều tác phẩm quen thuộc với bạn đọc như "Người sót lại của rừng cười", "Giàn thiêu" v.v..., chia sẻ với bạn đọc và thính giả của BBC Việt ngữ nhân dịp này, qua cuộc trao đổi dưới đây:

Nhà văn Võ Thị Hảo: Trong lịch sử tồn tại của loài người luôn có một xu hướng, thứ nhất, con người được quyền đương nhiên của mỗi một con người, mỗi một sinh vật được tồn tại trên thế giới này. Nhưng một mặt cũng có những khuynh hướng của những người, những kẻ mạnh hơn hoặc đang muốn trở thành mạnh hơn áp đảo và muốn bắt những người khác phải theo, phải phục tùng mình để giành giật quyền lợi, áp đặt sức mạnh và luôn muốn khuynh loát, tước đoạt quyền tự do, nhân quyền của người khác. Vì vậy phải có tuyên ngôn đó và tuyên ngôn này ra đời là một sự kiện vô cùng quan trọng. Nhưng cho đến bây giờ tuyên ngôn này vẫn chưa mất tính thời sự bời vì vẫn còn rất nhiều người vẫn đang còn muốn tước đoạt nhân quyền của người khác.

BBC: Ở Việt Nam, như vậy thì tính thời sự của Ban Tuyên ngôn này thế nào, thưa bà ?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Ở Việt Nam có những khuynh hướng muốn áp đặt, muốn vi phạm và muốn tước đoạt nhân quyền.

BBC: Nhiều báo chí, truyền thông trong nước cho thấy một điều là tại Việt Nam hiện đã có dân chủ, các quyền tự do của người dân được đảm bảo như quyền tự do lập hội, tôn giáo, tự do ngôn luận, báo chí v.v... Bà có tin là ở Việt Nam có các quyền đó hay không ?

'Quyền trên giấy tờ'

Nhà văn Võ Thị Hảo: Nếu mà ai đó khẳng định ở Việt Nam người ta có tất cả những quyền tự do đó; trên giấy tờ thì có ghi như thế đấy, nhưng trên thực tế nói rằng có các quyền đó và các quyền đó không bị vi phạm, thì tôi nghĩ rằng họ đang nói dối. Vì trên thực tế có nhiều sự kiện chứng minh là không phải như vậy. Chẳng hạn như bây giờ nếu tôi muốn lập hội thì tôi không thể lập hội được. Hoặc muốn mở một tờ báo cũng không bao giờ có chuyện đó. Cũng như tôi muốn xuất bản một tác phẩm của mình, tôi phải xin giấy phép. Kể cả khi tôi tái bản một cuốn tiểu thuyết của tôi mà họ đã cấp phép cách đó không lâu, một tháng chẳng hạn, sau này khi tôi tái bản lại không sai một dấu phẩy, tôi vẫn phải xin giấy phép lại. Có rất nhiều thứ để chứng minh rằng thực trạng điều đó không có.

BBC: Nhưng từ phía chính quyền một số có ý kiến cho rằng nếu không có kiểm duyệt thì người ta sẽ không rõ những người lập hội hay những người định ra báo định viết lách gì và có gây hại gì hay không. Bà thấy thế nào ?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Việc kiểm soát bất kỳ xã hội nào, dù tự do dân chủ tới đâu, cũng có sự kiểm soát. Không ai nói rằng không có sự kiểm soát cả. Nhưng sự kiểm soát đó phải nằm trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật. Nó phải nằm trong những điều cấm mà điều cấm đó phải hết sức rõ ràng và cụ thể. Không phải ai muốn phiên dịch điều cấm đó như thế nào cũng được. Nếu phiên dịch nó tuỳ tiện, hoặc nói chỉ để mà nói còn trên thực tế thì nói một đằng làm một nẻo, thì chính điều đó là vi phạm nhân quyền.

'Là điều đương nhiên'

BBC: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, vai trò của báo chí tư nhân đã trở nên bình thường và thậm chí phổ biến, tại sao Việt Nam vẫn chưa có báo chí tư nhân ?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Đây là một điều tôi thấy hết sức phi lý. Trước đây Việt Nam đánh đuổi Pháp đi và lên án đủ điều. Nhưng chính hồi đó chính Pháp cho rằng việc thành lập nhà xuất bản hay báo chí tư nhân là đương nhiên. Và tất cả những việc như lập hội v.v... cũng là điều đương nhiên. Chỉ riêng sự việc đó thôi cũng có thể cho thấy dân chủ ở Việt Nam tới mức nào.

BBC: Liệu có phải nhà nước Việt Nam có sự e sợ khu vực tư nhân khi khu vực này ra báo chí chính thức ?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ là có e sợ và sự e sợ đó có nhiều lý do. Nhưng tôi nghĩ họ không có nhiều căn cứ để phải e sợ đến như vậy nếu là một chính quyền mạnh, hoạt động dựa trên sự công khai và dân chủ. Vì việc người ta nói lên một nguyện vọng, phơi bầy một sự thật nào đó, như khi những nhà văn, nhà báo hay công chúng nói ra một nguyện vọng nào đó, người ta luôn nói trong một tư thế là một thành viên nhỏ trong xã hội. Nếu là những nhà quản lý đầy đủ văn hoá và hiểu cách thức, quan niệm lãnh đạo và phương pháp lãnh đạo, thì phải cảm ơn họ. Vì đó là những chỉ số hàn thử biểu để những nhà lãnh đạo đang lãnh đạo, đang hưởng lợi trên đó, biết rằng nhiệt độ đang như thế nào để có thể hạ nhiệt hoặc điều chỉnh phù hợp. Có những nước e sợ điều đó, nhưng có những nước chấp nhận điều đó. Và chính điều này cũng nói lên sự khác biệt trong trình độ quản lý, cũng như dân chủ ở mỗi nước như thế nào.

BBC: Mặt khác, có ý kiến cho rằng một chính quyền mạnh thường có thể đối thoại một cách đàng hoàng với đối lập, để cho bên đối lập phát huy được hết các vai trò của họ, và cái đó dường như đã trở thành một thứ văn hoá rồi. Tại sao nhiều người đối lập ở Việt Nam vẫn bị bỏ tù thưa bà?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Bởi vì ở Việt Nam chỉ có một đảng cầm quyền thôi và khi chỉ có một đảng thì chỉ có một tiếng nói. Và như thế những tiếng nói khác ngoài đảng cầm quyền đương nhiên sẽ không được thừa nhận. Như vậy sẽ xảy ra tình trạng không có sự giám sát, sẽ có những người lạm dụng cái đó và có những người muốn làm gì cũng được.

BBC
09/12/2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn