BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhớ Duyên Anh

10 Tháng Hai 199712:00 SA(Xem: 1596)
Nhớ Duyên Anh
50Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
41
 

Nhận được tin Duyên Anh mất, thật bất ngờ, năm 95 nhân dịp ghé qua Colorado trong việc ra mắt 3 tác phẩm, tôi đã gặp anh sau 30 năm. Trên tòa soạn Việt Báo, tôi vô tình bắt tay, song anh không bắt được, vì tay phải đã bị liệt , để trấn áp xúc động tôi vui với anh : Không sao, mày tuy thân có bại song tao nghĩ Danh mày không liệt"' Trên đường từ tòa soạn đưa anh về nhà chơi. Anh nói: "Mày có thể tưởng tượng tao với mày lại có thể gặp lại nhau trên đất Colorado này không?

Sau những chuyện thăm hỏi vê gia đìnhvà một bạn bè cũ, chúng tôi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của những năm còn trên ghế Trung Học của Trường Trần Lãm Thái Bình . Thái Bình, một thị trấn nhỏ của miền Bắc, với giòng sông Trà Lý thật hiền hòa xuôi chảy dưới cầu Bo, phố Lê Lợi, Trưng Trắc. Thời thơ ấu của chúng tôi đã êm đềm trôi qua dưới mái trường Trần Lăm do thầy Đinh Văn Ló làm Hiệu Trưởng. Duyên Anh là một học sinh rất nhanh nhẹn , nói chuyện rất có duyên, ông rất nghịch ngợm. Những trận đấu bóng chuyền giữa Trường Trần Lãm và Nguyễn Công Trứ, Duyên Anh tuy không phải là cầu thủ chính trong sân, song anh đứng ngoài cổ võ tinh thần, làm cheerleader cho thêm phần hào hứng trong sân đấu, nhất là những trận đấu bóng tròn.

Mượn được cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Chân và Hoài Thanh, chuyền tay nhau chép lại những thơ của Xuân Diệu, Thế Lữ, Vũ Hoàgn Chương và Lưu Trọng Lư,... Say mê thơ của thời tiền chiến. Chúng tôi đọc Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc dưới sự hương dẫn của cụ Trinh Đình Rư, yêu thích những câu thơ trong Tỳ Bà Hành.

 Thuyền mấy lá Đông Tây lặng ngắt
 Một vừng trăng trong vắt lòng sông


Học xong lớp đệ Tứ, chúng tôi cùng lên Hà nội để theo học lớp Đệ Tam . Trong thời gian học tại Hànội , ít khi gặp nhau vì ngoài ban ngày đi học, tôi phải kèm học cho những trẻ nhỏ tại tư gia để tự túc. Tuy nhiên, trong những ngày chủ nhật, chúng tôi cùng đi xe đạp lên Nghi Tâm, Quảng Bá, Voi Phục để chơi, hoặc cùng nhau ghé Hồ Hoàn Kiếm ăn bánh tôm, dạo qua Hàng Ngang, Hàng Đào...

Hà nộl của những năm 1952- 1953, sự xuất hiện của phim Bến Cũ, thịnh hành của những nhạc bản "Ai Về Sông Tưong" của Thông Đạt và Trở Về của Châu Kỳ,. . . những buổi tuyển lựa ca sĩ của đài Phát Thanh , phong trào thanh niên "Càn" với áo chemise đe, tay áo xắn cao để lộ "bắp thịt lớn" đánh nhau bằng khóa xe đạp. Ban đêm những tiếng súng đại bác từ các đồn bót vùng phụ cận vọng lại. Chúng tôi chỉ cặm cụi lo học gạo để đạt được kết quả.

Sau trận Điện Biên Phủ. đất nước chia đôi, chúng tôi trở về Thái Bình sống dưới chế độ Cộng sản. Trong sự mong muốn được tiếp tục học, chúng tôi phải tỏ ra là những thanh niên tốt, hoạt động hăng say . Với những đêm học tập tích cực và liên hoan "sol, do, mi" hết mình. Sau một thời gian, nhận thấy chúng tôi không thể nào sống được.

Sau đêm liên hoan với thanh niên nông thôn, tôi và Duyên Anh đúng 12 giờ đêm đã rời bỏ Thái Bình, mỗi thằng một chiếc xe đạp, một gói quần áo để lên Hà nội và kiếm cách vào Nam. Khi tới Nam Đinh, Duyên Anh đã ngừng lại để bán một số thuốc Tây làm lộ phí. Số thuốc này Duyên Anh đã lấy của ông Bố khi đi vì nhà Duyên Anh bán thuốc Tây.

Trên đường từ Nam Định lên Hà nộl, cán bộ đã giả làm dân chúng cản chúng tôi ở lại. Họ có biết đâu rằng chính chúng tôi cũng cảm thấy đau buồn khi xa rời miền Bắc. Duyên Anh và tôi đã rời bỏ tất cả những người thân yêu trong gia đình, nơi sinh trưởng, đơn độc bước vào đời trong niềm hy vọng thật nhỏ bé là được sống ở một nơi có trái tim , bộ óc. Ở một nơi con người được tự do phát triển.

Vào tới Sàigòn, Duyên Anh cư ngụ tại nhà hát lớn với hai người bạn thân là Đặng Xuân Côn và Vũ Khắc Niệm, hai anh bạn cùng ở Thái Bình và cùng học ở Trần Lãm. Duyên Anh kiếm sống và viết văn , anh từng lăn lộn vồi nhiều giai cấp tận cùng của xã hội để tìm "chất liệu" để viết. Còn tôi vẫn tiếp tục đi học.

Vì mỗi người mỗi con đường, khi ở Saigon, ít khi chúng tôi gặp nhau. Đến năm 1970 vì có trách nhiệm thực hiện một thư viện cho đơn vi, vì ngân khoản có giới hạn, tôi nói với các anh em, cho biết những nhà văn, những tác phẩm nào anh em thích. tôi sẽ thực hiện. Khi kiểm điểm những ý kiến, tôi thấy đến 50% anh em đều ưa thích tác phẩm của Duyên Anh như: "Sa Mạc Tuổi Trẻ, Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang, Điệu Ru Nước Mắt". Duyên Anh đã chiếm được những cảm tình của giới trẻ, những tác phẩm phản ảnh băn khoăn, day dứt của tuổi trẻ trước thời cuộc, hoặc vẽ lại một khung cảnh thật êm đẹp khi còn trên ghế Trung Học. Duyên Anh viết lại: "Những tuổi thơ và tuổi trẻ của mình đã mất đi trong cách mạng và chiến tranh"

Với 64 quyển sách "còn thấy chưa đủ" chưa nói hết được những nỗi chua cay và nhục nhằn của dân tộc nhỏ bị chinh chiến tàn phá!

Khi ở nhà tôi ra về, Duyên Anh nói: "Hôm nào có dịp tao ở lại nhà mày, hai thằng nói chuyện một đêm thì mới hết chuyện được, bây giờ tao phải về kẻo toà soạn đóng cửa, mày lại không biết nhà của B. Bao giờ đám cưới con trai mày, thế nào tao cũng đi dự." Song đây là lần cuối cùng gặp anh. Không bao giờ gặp nhau để ôn lại chuyện ngày xưa của "Những Đứa Trẻ Thái Bình!" Duyên Anh đã từ giã bạn bè, những người yêu mến tác phẩm anh! Anh đã trở về "Quê Hương" nơi thanh thản, không còn "Vết Thù Hằn Trên Lưng Con Ngựa Hoang". Một quê hương, tràn đầy thương yêu trong trắng của "Tuổi Ngọc" và ngát mùi hương thơm của "Hoa Thiên Lý".

Trần Văn Môn


Việt Báo - Số 35 - Tháng 4/97

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn