BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73239)
(Xem: 62215)
(Xem: 39395)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bài Giảng trong Thánh Lễ Mai Táng Duyên Anh

10 Tháng Hai 199712:00 SA(Xem: 1653)
Bài Giảng trong Thánh Lễ Mai Táng Duyên Anh
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

của L.M Jean Mais 14-297 tại Thánh Đường Madeline Plessis Robinson


Thưa Bà Duyên Anh,


Thưa bà con thân quyến,


Thưa các Bạn và Anh Chị,


Hôm nay chúng ta tụ họp nơi đây để cầu nguyện chung quanh người mà chúng ta thường gọi bằng bút hiệu Duyên Anh mà tên thật là VŨ MỘNG LONG. Cách đây vài năm, lúc Anh chịu phép Rửa tội tại giáo xứ Việt Nam, Anh đã chọn Thánh Giuxe làm Bổn mạng. Chắc không ai lấy làm lạ khi nghe đọc trong Thánh lễ hôm nay câu chuyện Chúa Giêsu đề nghị lấy trẻ nhỏ, bị người lớn xua đuổi, làm gương mẫu cho loài người. Thật ít khi bài đọc đó được chọn trong một lễ tang. Nhưng ngày hôm nay, làm sao quên bài ấy được?


Từ khi Duyên Anh khởi đầu sự nghiệp nhà văn, năm 1964, thì ngoài vài trường hợp đặc biệt, trẻ con luôn luôn được đóng vai chủ động và làm nhân vật chính cho các sáng tác của Anh, vì Anh muốn nhờ chúng để trao cho độc giả phần thầm kín tâm hồn Anh. Chúng ta là con yêu quý của Đấng Tạo Hóa, nên Anh muốn chúng để nhắc lại cho ta lịch sử thảm thương của nước Việt Nam từ 1940 đến năm 1980.


Từ lúc đầu khi Anh chưa được gặp thực sự đạo Công Giáo để rồi sốt sắng xin theo, thì tâm trạng của Anh khi Anh nói về trẻ con, không khác gì mấy với ý nghĩ của Chúa Kiti65 trong bài Phúc Âm trên đây: Ai không chấp nhận Nước Trời như một đứa bé thì không được vào đấy. Vậy ta là người lớn, tự đắc tự hào với kinh nghiệm tràn trề của ta để coi tuổi thơ là tuổi ngây ngô thì Chúa Giêsu nói cùng ta: "Hỡi các anh, do đó mà các anh không còn trông thấy được Nước Trời". Thánh Bảo Lộc rất quen thuộc với lời dạy Chúa Kitô khuyên chúng ta phải trở nên "điên dại" để theo Người: "Nếu ai trong các anh cho mình là người khôn ngoan, người ấy phải trở nên "điên dại" mới được khôn ngoan".


Đó là lời dạy của Chúa Kitô qua bài Phúc Âm đã đọc. Vậy dù cao niên đến đâu chúng ta hãy trở lại với tuổi thơ. Trở lại với Chúa, suốt đời chúng ta. Hãy lột bỏ những gì không phải là của Chúa. Chớ tưởng tuổi thơ là thời kỳ đã qua. Không. Nó còn đứng trước mặt ta.


Quan niệm về tuổi thơ theo Phúc Âm, là phần không thể di nhượng được, là phần chân chính của chúng ta và như là lý tưởng nhân loại phải quyết tâm gìn giữ. Anh Duyên Anh có trực giác điều đó từ những tác phẩm đầu tiên của Anh. Vì vậy hình dạng trẻ con trong tác phẩm của Anh không bao giờ bị phai mờ đi. Trong quyển "Một người Nga tại Sàigòn" mà Anh đã viết sau khi đến nước Pháp và in tại Pháp, nữ nhân vật chủ động là Quỳnh Đào 32 tuổi cũng có một tâm hồn thanh xuân tươi trẻ. Quyển kế tiếp là "Đồi Fanta", vai chủ động chính cũng là một thiếu niên 13 tuổi vẫn mang tên Vũ như vai chính trong các tác phẩm đầu của Anh.


Hình như đó là những chứng minh cho thấy sự nghiệp và con người Anh bạn mà chúng ta hôm nay tiễn đưa khỏi đời, luôn luôn lưu luyến với tuổi thơ, vì vậy dầu những câu chuyện đó đã trải qua hơn nửa thế kỷ, nó không bao giờ trở nên già nua, bất chấp thời gian và biến cố. Đối với Anh bạn chúng ta, sự phản kháng trong tinh thần độc lập cũng là một trong những sắc thái của tuổi trẻ. Phản kháng không bạo lực, nhưng là một cách biểu lộ quyết tâm sống và gìn giữ chính con người mình. Một con vật Duyên Anh thường nói đến là con gọng vó (ariagnée d'eau) trong tiểu thuyết và Thơ Tù của Anh: con vật này có đặc tính là luôn luôn bơi ngược gòing nước. Duyên Anh cũng đi ngược gòing dư luận và mọi biến cố. Vì vậy đôi khi anh cũng bị biến cố xô đẩy dữ dội.


Anh còn thích nhìn đời với cặp mắt trẻ thơ và phản ánh mọi biến cố lớn của lịch sử Việt Nam qua tâm hồn trẻ thơ. Nhưng không vì vậy mà tác phẩm của Anh là sách để giải trí cho trẻ con. Vì trẻ con cũng bị đời sống hành hạ dữ dội, tàn nhẫn như trong quyển "Đồi Fanta". Như Anh đã nói trong THƠ TÙ, "cây Nhân loại đang mọc ngay trong sự khốn khổ cứu chuộc".


Anh quá thấu rõ nghĩa sâu hai chữ "cứu chuộc".


Sinh ra tại Thái Bình năm 1935, cũng là nơi sinh của các nhân vật đầu tiên của Anh. Khi lên 10 tuổi, Anh đã chứng kiến giặc Nhật, rồi chiến tranh Việt Nam thứ nhất, đến hiệp định Genève chia đôi đất nước. Anh vô miền Nam với gần một triệu đồng hương. Anh bắt đầu văn nghiệp năm 1964 cho đến ngày Anh mất, với 100 tác phẩm Việt và Pháp. Năm 1976, Anh bị đi học tập 6 năm. 1983 Anh là một thuyền nhân. Bên phương Tây, Anh cũng không thoát khỏi thử thách. Anh bị kẻ thù ám hại. Anh thoát khỏi, nhưng phải mang tật suốt đời. Anh mất đi con gái mà Anh rất yêu thương. Và cuối cùng, một cơn bệnh hành hạ anh đến chết. Anh chấp nhận anh dũng, không phiền hà than thở, sáng suốt tỉnh táo đến giờ phút cuối cùng, hoàn toàn an bình trông cậy vào lòng Thiên Chúa. Anh biết đời sống Anh là do lòng rộng lượng Thiên Chúa ban để Anh làm tròn nhiệm vụ Anh.


Đó là những cơn đau khổ "cứu chuộc" đã đem Anh đến mức cuối cùng trong tinh thần tuổi thơ như cách đây bẩy năm, khi Anh đã quyết định làm con Thiên Chúa trong nước và trong Thánh Linh. Tinh thần này đã đưa anh đến suối thanh nhàn Nước Chúa.


Anh Duyên Anh, khi từ giã Anh hôm nay, tôi liền nghĩ đến câu sau đây của Bernanos trong tác phẩm "Les Enfants humilies" của ông, mà tôi mạn phép nôm na nhắc lại: "Suốt đời tôi, tôi đã sống dưới con mắt đứa bé mà chính là tôi khi xưa, và luôn cẩn thận để khỏi làm nó phải thất vọng".


Hôm nay, Giuse Vũ Mộng Long Duyên Anh đã vào nước Tuổi Thơ mà Anh đã yêu mến hết lòng. Anh đã đến trước dung nhan Người Cha, cùng với các con cái Người. Chúng tôi tất cả, bà con, bạn bè, thân hữu, phó thác Anh trong tay và lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa. Nguyện sinh Người nhận Anh vào cõi trường sinh. Amen.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn