BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73341)
(Xem: 62241)
(Xem: 39426)
(Xem: 31173)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đường nào về Đất Hứa?

05 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 968)
Đường nào về Đất Hứa?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Khi không, người công giáo Việt Nam bị đẩy vào một tình thế rất khỏ xử. Một tình thế mà trước đây vài chục năm, hoặc hơn thế, cả trăm năm trước, ngay lúc gặp thời bách hại ghê gớm nhất, họ cũng không lâm vào cảnh ngộ như bị chia, xé, khó xử như hiện nay. Nghĩa là, khi đó họ chỉ có một con đường mà Đức Ki tô đã vạch ra là: “Ta là Đường là Chân Lý và là Sự Sống ( Ga. 14-16) để mà đi. Nên khi phải đứng trước lệnh tử của vua quan ác độc triều Nguyễn, người công giáo VN vẫn trung trinh một tấm lòng theo con đường của Đức Kitô. Cũng thế, khi đứng truớc cuộc bách hại sau mùa đấu tố của Việt cộng. Cả cha cả con, chẳng một ai ngoảnh cổ lại nhìn phía sau, làm một bài toán nhỏ “đối thoại” cho mình, hay gọi là cho cộng đoàn của minh. Trái lại, ngành vạn tuế trao tay, tất cả đều hiên ngang bước đi, dầu có phải chết vì những tay sát nhân cuồng bạo kia, họ cũng không một ưu tư tính toán. Chính nhờ điểm son này đã giữ vững niềm tin của con người vào Đức Kitô.

Nhưng hôm nay, người ta bảo chuyện ấy xưa rồi! Ngu gì mà không suy nghĩ lại. Bởi lẽ, nhà cao cửa rộng, xe ô tô bóng, cầm gậy bước lên lễ đài có hàng ngàn, hàng vạn ngưòi xem, ngu gì mà lại thui thủi trong cô đơn! Ngu gì đạp se đạp đến “diểm hẹn” để được tấn phong làm Gìám Mục đầy uy quyền! Vậy trung kiên mà chi?

Ah! Cái suy nghĩ mới lạ làm sao chứ? Có phải vì cái toan tính ấy đã là nguyên cớ tạo ra cái “khi không” của ngày hôm nay, làm cho người giáo dân lâm vào hoàn cảnh khó xử, chẳng biết đi theo con đường nào chăng?

Có thể lắm. Bởi lẽ, tôi không tin là việc khó xử, hoang mang của người giáo dân Việt Nam hôm nay bắt nguồn từ sự kiện Đức Tin và lòng Mến của họ đã tan vỡ hay là chết, không còn tin vào Chân Lý, Sự Sống và Sự Sống Lại trong Đức Ki Tô. Hoặc gỉa, đã ngã gục, đã thua cuộc trước cái bạo ác, cái áp đặt khống chế bằng bạo lực của cộng sản đã về chiều. Nhưng có lẽ Niềm Tin của họ lại bị chết, hay chao đảo, mất hướng vì hai tấm hình to như hai cái chiếu dựng ở trưóc mặt họ. Đã thế, đi đến bất cứ nơi đâu, trong bất cứ đám tiệc, tang lễ hay đình đám nào, mà người ta không so sánh, không to nhỏ bên nhau, không nói đến ý nghĩa đích thật của hai tấm hình ấy. Lạ ở chỗ, những việc so sánh, to nhỏ, bàn ra tán vào này không chỉ nằm gọn ở trong những sinh hoạt, gặp gỡ của người công giáo với nhau. Nhưng còn lan rộng ra, được bàn tán ra trong mọi sinh hoạt của người Việt Nam từ bắc xuôi nam và ra hải ngoại nữa.

Hơn thế, sự bàn tán, so sánh không chỉ nằm ở biểu tượng do hình ảnh của hai tấm hình tạo nên hai con đường hoàn toàn dối chọi, nghịch chiều nhau. Nhưng ngưòi ta còn đay nghiến, nói đến cái kết qủa thực tiễn do hai tấm hình ấy tạo ra. Tạo ra để chứng minh cho sự kiện phá sản đạo đức để loại từ nhau. Một sự loại trừ nhau vốn không bao giờ có ở trong lòng giáo hội Công Gíáo kể từ sau khi Ngài về Trời. Nhưng lại tréo cẳng ngỗng, xảy ra khi Ngài còn sống, mà chính bản thân của Đức Kitô khi đó cũng đã là một chứng nghiệm.

Chuyện kể rằng. Sau khi đi khắp nơi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó. Cho kẻ đói được ăn, cho kẻ khát uống. Chữa lành nhiều người và cho kẻ chết sống lại. Đức Kitô vào Giêrusalem và được dân chúng đổ ra đường chào đón một cách long trọng. Người ngưòi cầm ngành vạn tuế trên tay, hoặc giả, cởi áo của mình ra trải trên đường để đón mừng Ngài. Họ hô vang lên rằng:” Vạn Tuế con vua Davìd, vạn tuế Đấng nhân danh Chúa mà đến”(Mt21:9). Rõ ràng Ngài được toàn dân ngưỡng mộ, qúy mến. Nhưng từ một góc tối khác cũng ỏ thành Giêrusalem đã có một “công nghị” của các thầy thượng tế năm ấy. Và không biết có phải là vì từ lòng ghét ghen, ganh tỵ của các trưởng tế đối với Ngài hay không. Sách chỉ ghi lại rằng, Cai Pha là thầy cả thượng phẩm năm ấy (chắc cũng giống như chủ tịch HĐGM/VN, đã anh dũng đứng lên trước mặt công nghị mà rằng” Thà rằng để cho một người bị chết, còn hơn là để toàn dân bị hủy diệtt” !(Jn 11:50) Sợ qúa nhỉ?

Sau lời công bố ấy, họ đã tim cách mua chuộc Giuda, một trong 12 môn đệ của Ngài, làm bức bình phong với nụ hôn có một không hai trong lịch sử Sau cùng, Đức Kitô đã trút hơi thở trên đồi Golgota.

Nay trở lại chuyện Việt Nam ta, cách riêng là TGP Hà Nội, không bỗng dưng mà xảy ra một câu chuyện làm cho người ta nhớ lại lời chào, cái hôn của thằng Giuda và cuộc tử nạn của Đức Kitô xưa. Nó phải có lý do. Chuyện kể rằng: ở Hà Nội có một người được coi là môn đệ Trung Tín của Đức Kitô đã bị lột trần, bị đẩy đi như một tội đồ vì Môn Đệ này quyết bảo vệ Công Lý, bảo vệ Sự Thật và bảo vệ quyền tự do được làm con Thiên Chúa ( tự do tôn giáo) của con người. Nói cách khác, vì Người môn đệ ấy đã đem Chân Lý, Sự Sống và Sự Thật của Thiên Chúa đến gần con ngưòi hơn. Và rồi, cổ võ, dựng lại Niềm Tin cho dân Chúa, đưa con người vào khát vọng trở nên hòan hảo hơn trên con đường theo Chúa và giúp họ đủ can đảm làm chứng cho Sự Thật. Kết qủa, việc làm của ngừời môn đệ ấy đã được toàn dân kính trọng với những hàng biểu ngữ dày đặc chào đón ở Phát Diệm, Thái Bình, Hà Nội, Vinh… Không chỉ ở những nơi ấy mà thôi, nhưng còn là ở trong lòng toàn dân nữa.

Sự kiện này có tạo nên cay đắng, ghen ghét trong lòng Cai pha của thời đại hay không? Không ai biết. Tuy nhiên, những hành động cao cả quên bản thân mình của người Mục Tử đã không được lòng nhà nước Việt cộng, là những kẻ nuôi lòng căm thù tôn giáo. Là những kẻ chủ trương hủy diệt Niềm Tin của con người đặt vào Đấng “là Đường là Chân Lý và là Sự Sống.” bằng một cuộc áp chế vô đạo.

Đoạn kết, người ta đã chia nhau phẩm phục chủ chăn của Ngài. Đã bắt tay nhau tước đoạt đi cây gậy Mục Tử của Ngài. Những sự việc ấy đã làm cho đoàn chiên tan nát, ngao ngán nhìn sự kiện phá sản đạo đức để đưa đến việc loại trừ nhau. Một sự loại trừ mà GM Linh, trong ngày lễ như tiễn biệt vị chủ chăn đáng kính của Hà Nội hơn là chào đón ngưòi về. Hơn thế, Ngài gần như công khai minh định ý nghĩa của sự trân trọng và tính yêu thương trong Thiên Chúa lả:

“…dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội.

“… Nhưng nếu vì yêu mến Giáo Hội mà chúng ta loại trừ nhau thì không còn gì mâu thuẫn bằng. Khác biệt nhau nhưng vẫn sẵn sàng nhường nhịn, yêu thương nhau, vì một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, đó mới là dấu chỉ chúng ta còn thuộc về Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập.”

Nghĩa là, nếu có loại trừ nhau thì đó là dấu chỉ không còn thuộc về một giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền?

Sự việc đã tang thương là thế. Ở Hà Nội còn diễn ra một tuồng tích tồi tệ hơn hẳn chuyện ở Giêrusalem xưa. Kẻ bán Chúa không dám chết ( vì tiếc của?) và chính Cai Pha của năm ấy lại “ anh dũng” tiến lên để nhận lấy cái áo choàng và cây gậy mục tử của Chủ Chăn vừa bị đẩy đi. Chính sự kiện phản cảm này đã là một đầu đề không bao giờ chấm hết cho câu chuyện về Hà Nội, kể cả khi những ngưòi trong cuộc đã về…..nơi Vĩnh Hằng! Nó vĩnh viễn trở thành một câu chuyện tang thương trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Nhưng hai tấm hình to như hai tấm chiếu kia là những tấm hình nào?

- Tấm thứ nhất. Hình chụp GM Nhơn, chủ tịch HD GM năm ấy, có HY Mẫn, GM Chương theo sau đang khúm núm, bắt tay và chờ đợi được bắt tay, thỏa thuận, đối thoại hay xin Nguyễn tấn Dũng, kẻ được coi là cầm đầu tội ác trong chủ trương tiêu diệt Niềm Tin tôn giáo của nhà cầm quyền Việt cộng. Cũng là kẽ chủ trương triệt hạ các giờ kinh cầu nguyện cho Công Lý, Sự Thật và Hòa Bình sớm trở về trên quê hưong Việt Nam.





- Tấm thứ hai đơn giản hơn. Hình ảnh TGM Kiệt trong bộ quần áo săn cao trên đầu gối như người dân cày, tay chống gậy tre, đi chân đát, lội nước bùn lầy qúa gối mà đi thăm dân trong những ngày lũ lụt, lúc không mấy ai dám ra khỏi nhà.

- Anh thật vẽ chuyện. Hai tấm hình ấy có đáng gì mà hô hoán lên là có sức mạnh xuyên phá lòng người?

- Còn hơn cả sự việc xuyên phá lòng người nữa bạn ạ. Nó sẽ đưa cả một tập thể lớn, dân tộc Việt Nam vào một tiến trình của lịch sử Công Lý, Sự Thật. Hay dìm dập dân tộc Việt Nam vào cơn lũ bạo ngược, có khả năng tiêu diệt Công Lý, triệt tiêu đạo đức và nhân phẩm của xã hội đấy!

- Lẽ nào lại như thế được nhỉ?

1. Hai tấm ấy hình nói lên sự kiện gì?

a. Đẹp, sang trọng, quyền quý vinh hoa. Một thứ hoa lệ mà satan đem ra thử thách Đức Kitô sau khi Ngài vào samạc ăn chay 40 đêm ngày là: “ tôi hiến cho Ngài hết mọi điều đó, nếu Ngài phục mình bái lạy tôi” (Mt4:9). Lại nữa, Bộ quần áo nom sang trọng ấy không phải là phẩm phục của vị lãnh đạo tôn giáo khi cần phải giao tiếp với các cấp chính quyền bên ngoài. Nhưng nó giống bộ cánh của ngưòi đi dự cuộc phỏng vấn để xin việc.

b. Nghèo khó, đơn sơ, chân thật, tình người. Nhưng là sức mạh của Niềm Tin. Y phục ấy là của ngừời chăn chiên, của người dân trong nước nghèo. Nhưng khi cần phải giao tiếp với cái thế quyền, Ngài cũng đã thể hiện trong phẩm phục của một vị Chủ Chăn đích thực.

- Người đời vẫn bảo, đi đạo thì tin đạo chứ ai đi tin ngưòi có đạo? Bạn còn phù phiếm hơn, đi tin vào hai tấm hình!

- Ai chả biết đi đạo thì tin đạo. Ngu gì mà tin người có đạo! Tuy nhiên, ở trong trường hợp này lại là một ngoại lệ. Bởi lẽ, việc làm của hai tấm hình này là biểu tượng cho hai hướng đi của hai vị lãnh đạo cao cấp trong hàng Giáo Phẩm Việt nam. Hơn thế, còn là hai hướng đi đối chọi nhau. Nếu như không muốn nói là loại trừ nhau. Bởi vì, người loan truyền ơn cưú độ cho ngưòi nghèo khó thì thật khó làm bạn với quyền qúy cao sang!

- Đã chắc gì hướng đi này đẫn đến Chân Thiện Mỹ là hình ảnh của Thiên Chúa muốn. Hướng đi kia thì không!

- Hướng nào sẽ dẫn người ta đến gần tình yêu thương của Thiên Chúa, hay là hướng nào tình yêu thương của Thiên Chúa dễ được thể hiện cho dân người hơn, không ai dám qủa quyết. Và nhân sự nào trong hai tấm hình ấy biểu lộ hoặc thực hành đức ái và lời Chúa hơn? Chẳng một ai dám đóan mò. Người ta chỉ nhìn thấy một thực tế trước mắt và nói đến là: Tấm hình biểu tượng cho một sự đơn sơ, nghèo khó có vẻ gần gũi với tình thần của phúc âm hơn tấm hình còn lại. Tuy nhiên, hình ảnh gần gũi với đoàn chiên với tình thần phúc âm ấy đã bị tấm hình đầy những quyền qúy kia loại trừ. Loại trừ ra khỏi sinh hoạt chung với ngưòi dân Chúa ở Hà Nội! Nòi cho rõ hơn là người trong tấm hình đầy vinh hoa này đã được nâng lên, đưa vào vị trí chủ chăn của người mang theo tinh thần nghèo khó, đơn sơ của Đức Kitô trong tấm hình còn lại.

Nếu nói theo kiểu trần thế, là ông mặc áo sang trọng đã đá ông mặc áo nông dân văng khỏi ghế Hà Nội để ông ta chiếm lấy cho thêm phần vinh hoa. Việc làm này có phi đạo nghĩa hay không? Chẳng ai dám luận bàn, nhưng có lẽ không thể biện mình bằng kiểu nói ” ý Chúa”. Ỳ chúa chưa bao giờ dậy chúng ta phải loại trừ nhau. Ngay cuộc tranh dành quyền lợi ở ngoài đời, có lẽ cũng chưa trắng trợn, tráo trở đến như thế, vì họ đã từng coi nhau là bằng hữu, ngồi chung một bàn, làm chung công việc trong một ban điều hành ( trừ trường hợp ngưòi kia phạm tội hình sự nặng). Như thế, dấu chỉ ấy khó mà thuộc về điều Đưc Kitô đã nói “Ở đâu có Tình Yêu, ở đấy có Thiên Chúa” vì “Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai lưu lại trong Tình Yêu thì lưu lại trong Thiên Chúa( 1Jn4:16).Nghĩa là, nếu có tình yêu của Thiên Chúa, họ sẽ không bao giờ loại trừ nhau như thế. Trái lại phải bao bọc lẫn nhau. Trường hợp Giuda và cái ôm hôn của nó thì khác. Thử hỏi xem, nếu giáo dân công giáo Việt Nam cũng bước theo lề thói của tấm hình này. Giáo hội sẽ đi về đâu?

- Nói ra cũng khổ, không nói ra cũng khổ. Thôi thì “ mặc ai hỏi tới, mặc ai không hỏi tới”(NcT). Tôi xin thờ chủ nghĩa Thiên Ân ( iên thân) vậy. Ai muốn làm gì thì làm!.

- Đừng thở dài lẩn tránh như thế, có lẽ đến lúc, là người công giáo còn có chút thao thức ưu tư về giao hội Việt Nam, chúng ta nên nói lên một điều gì tích cực hơn là một cái thở dài buông xuôi.

- Đem ra hội nghị chăng?

- Ừ, ý kiến hay đấy. Hội Nghị cũng là một nơi đáng tin cậy để tìm ra được một con đường tươi sáng cho người giáo dân. Bởi lẽ, là ngưòi Việt Nam ai không hay biết đến hội nghị Diên Hồng. Giữa cái nhỏ bé, thiều thốn trăm điều. Nhưng qua hội nghị Diên Hồng tiền nhân ta đã tìm ra hướng đi tích cực nhất cho dân tộc, để từ đó tạo nên một cuộc sống Độc Lập cho xứ sở. Tai sao chúng ta không nhân Đại Hội Dân Chúa đã đến gần. Đặc biệt đại hội của HDGMVN vừa nhóm họp, đồng kính cẩn dâng lên các Ngài hai tấm hình ấy để các Ngài nhờ ơn Thánh Linh soi sáng, định gía lại xem người dân Chúa đang ở đâu trên đường tiến về nhà Cha, và hướng đi nào là hướng đi đích thật để tạo dựng Niềm Tin cho giáo dân. Để từ đó, giáo dân cùng đặt trọn vẹn Niềm Tin vào Thiên Chúa qua sự hướng dẫn của giáo hội qua các đấng bản quyền. Để từ đó, chúng ta sẽ thoát khỏi sự việc đã gây ra hoang mang tưởng chừng như làm tan vỡ niềm tin chung chăng?

Hoặc gỉa, các Ngài sẽ công khai đưa ra một cuộc trưng cầu ý của dân Chúa xem, người công giáo Việt Nam nên đi theo sự hướng dẫn từ tấm hình nào. Khi đả có trưng cầu ý dân như thế. Thì hãy lấy kềt qủa cao hơn để làm hướng đi cho dân người. Dĩ nhiên, việc trưng cầu ý kiến giáo dân không bao gồm việc phải vận động đưa vị chu chăn trước về lại Hà Nội. Nhưng mục đích là tìm biết ý Chúa. Bởi lẽ, Ý dân là ý Trời. Trời trong trường hợp này được tích cực hiểu là theo Ý Chúa. Ý Chúa được biểu lộ chân thành từ đoàn chiên, chứ không phải là do Caipha nói ra! Khi đó, người ngưòi sẽ nắm tay nhau mà đi về chung một hướng. Dẫu có phải hy sinh cả mạng sống, họ cũng vui lòng. Vui vì họ chọn, không phải từ áp đặt.

Rõ ràng sự thẳng thắn này có những lợi ích tích cực như:

1. Giải tỏa tất cả những ưu tư thắc mắc giữa đoàn chiên và chủ chăn.

2. Xóa bỏ đi những dấu nghi ngờ là có sự phân hóa đạo đức để loại trừ nhau trong các cấp lãnh đạo của giáo hội, tạo ra những gương mù gương xấu cho đoàn chiên.

3. Tạo cho đoàn chiên một niềm tin vững chắc vào công việc của Thiên Chúa được thể hiện trong lời nói và hành động qua tin mừng “Các ngưòi không thể cùng lúc làm tôi Thiên Chúa và tiền tài được”(Mt 6:24)

Với tinh thần yêu thương ấy, ta nên mạnh dạn nói lên ưu tư của mình để cùng tìm về nguồn Chân lý hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối. Bởi lẽ, Đức Kitô đã phán rằng:“Trong các ngươi, có ai khi con cái xin cái bánh mà lại cho nó hòn đá ư? hay nó xin con cá mà lại cho nó con rắn?”( Mt &:9,10)

Ở đây, chúng ta chỉ xin các ngài chỉ cho chúng ta đi theo đường Công Lý, lẽ nào các Ngài lại nhân danh Chúa mà chỉ chúng ta đi vào đường quanh co, dối trá?

- Trường hợp các Ngài không một quan tâm đến lời đề nghị của giáo dân thì sao?

- Không nên đặt vấn đề “cái cày trước con trâu” như thế. Bởi lẽ: Đèn sẽ chẳng bao giờ cháy sáng, nếu chúng ta không thắp lên.

Bảo Giang

3-10-2010.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn