Sách xưa còn ghi rằng, sau khi chinh phục từ Á sang Âu, đoàn quân được gọi là bách chiến của Mông Cổ quay xuống phương Nam. Đi đến đâu cũng chỉ thấy cảnh nước tràn bờ, trúc tan, ngói lở. Không mấy nơi có sức cản địch. Biên cương nước Việt khi ấy cũng không có ngoại lệ. Phần vì, vua quan triều Trần biết rõ, dân ta ít, quân lương không đủ, tinh binh chiến cụ ra trận thiếu thốn. Lại thấy trăm họ tan thây nát thịt vì cái bạo ác của địch khi chúng tràn qua, nên đành tạm bỏ Thăng Long lui về trong thế thủ. Phần vì, thế nước càng lúc càng chông chênh. Vua có ý lo, quan có ý sợ, dù Hưng Đạo Vương đã cương quyết một lòng “Xin chém đầu tôi trước khi hàng” nhưng Vua quan vẫn lúng túng, bất quyết trong việc lựa chọn một trong hai phương án Chiến hay Hàng để đối đầu với quân xâm lược phương bắc.
Lúng túng là phải! Ai không muốn bảo vệ lấy vợ con và bổng lộc của mình. Đã thế, hàng thì có lợi cho quan tham hơn là chiến. Bởi lẽ, Chiến, chưa chắc đã thắng mà Hàng thì họ xin đi trước. Quan Hàng sẽ không mất phần rượu thịt! Hàng là phải.
Ở một chiều khác, ngay tướng lĩnh ra trận cũng chưa chắc đã muốn Chiến. Bởi vì, nhìn cái chết ai không sợ? Nhưng, Hàng cũng chết. Chết cả giang sơn lẫn sự nghiệp. Nếu Chiến, còn có cơ hội sống. Sống với giang sơn, sống với dân tộc. Nên phải liều thân mà Chiến!
Trước bối cảnh hoang mang ấy, vào tháng chạp năm 1284 vua Trần Thánh Tông đã triệu tập hội nghị các Bô Lão ở điện Diên Hồng để hỏi ý kiến toàn dân rằng:
- Trước nhục mất nước, tan nhà, người người khốn khổ, ta nên hòa hay nên chiến?
- Quyết chiến, quyết chiến!
- Thế nước của ta yếu, lực lượng của ta mỏng, chiến cụ của ta không đủ, lấy gì mà lo chiến chinh!
- Hy Sinh! Hy Sinh! Thề liều thân hy sinh đề bảo vệ biên cương và nòi giống nước Nam!
Sau hội nghị, tiếng vọng Diên Hồng loan truyền sức sống vào sông núi. Biến cây cỏ thành chiến cụ. Biến gia súc như trâu bò chó ngựa thành những kỵ mã nơi trận tiền. Biến bà già, trẻ thơ thành những chiến binh dũng mạnh của quê hương, riêng những người chiến binh thì thành những vị tướng của nhà trời. Nên chẳng bao lâu sau ngày Hịch Diên Hồng truyền ra khắp nẻo non sông, đầu Toa Đô đã rơi xuống ở cửa Vạn Kiếp. Phần Ô Mã Nhi bị dìm vào lòng biển xanh. Riêng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mà chạy thoát lấy thân. Vân Đồn đại thắng. Bạch Đằng một lần nữa vùi lấp hàng vạn quân Nguyên vào dòng nước lũ. Rồi Chi Lăng trở thành cửa địa ngục nghìn đời cho kẻ xâm lược. Ngày ấy quân dân triều Trần đã mở ra một trang sử đặc biệt cho dân tộc. Như thế, ý nghĩa của Hội Nghị Diên Hồng mà tiền nhân còn để lại cho hậu thế hôm nay chính là ý chí Độc Lập, Tự Chủ, bảo vệ giống nòi của toàn dân.
Cũng thế, việc vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long đã nói lên ý chí kiên cường tự chủ của toàn dân ta. Từ đó, Thăng Long đã vượt qua thời gian với nhiều triều đại khác nhau. Trải qua nhiều thăng trầm chiến cuộc, nhưng vẫn lừng lẫy đi trong sự nghiệp của đất nước. Đến nay, Thăng Long đã bước vào ngưỡng cửa 1000 năm. Những tưởng, đây sẽ là một ngày hội đặc biệt của quê hương. Một ngày hội đáng ghi nhớ của dân tộc. Một ngày mà Việt Nam không chỉ rạng rỡ, tự hào ở cõi trời Nam, nhưng còn trên trường quốc tế về ý nghĩa của một nền Độc Lập thịnh trị. Nhưng hỡi ôi. Ngày ngàn năm Thăng Long lại rơi vào thời Hồ với bài ca:
Khỉ đầu tường gío tanh đất bắc,
Nghiệp búa liềm qủy thác, thần kinh…
Đó là câu mở đầu cho những thập kỷ thê lương của dân tộc hôm nay. Đó là cái còng oan nghiệt của cộng thù đã trói chặt lấy sức sống của quê hương. Gọi là oan nghiệt bởi vì, bắt dầu từ ngày 03-2-1930, đúng ra là từ ngày 02-9-1945, Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng đã theo chân Trần ích Tác, Lê chiêu Thống đưa đất nước và nhân dân Việt Nam vào vòng nô lệ cho cộng sản bằng chủ thuyết bưng bô “môi hở răng lạnh”.
Với chủ trương này, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng nô không những chỉ vùi dập đất nước và nhân phẩm Việt Nam vào vũng bùn hôi tanh. Còn làm cho phận người cầm tấm hộ chiếu Việt Nam do Việt cộng ký nhận bị khinh rẻ, thị phi trên trư ờng quốc tế. Riêng Thăng Long trong ngày bước vào lịch sử một ngàn năm thì chìm trong nhơ nhớp tủi hờn. Bởi vì nó buộc phải treo đèn kết hoa, như một kẻ tùng phục để mừng lây với ngày gọi là quốc khánh của Trung cộng, thay vì lừng lẫy, chính danh trong ngày 10-8 âm lịch. Nên khi xét về những hành động của nhà cầm quyền Việt cộng trong những thàng năm qua, qủa thật, sẽ không còn lời nhận định nào chính xác hơn là sự đánh gía của Lê thị Công Nhân về họ: “Họ xuất phát từ một cái văn hoá (tôi muốn nói đây là CSVN) thấp kém, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn phi nhân đạo, phi nhân bản, là chuyên chính, bạo lực, vô sản để đàn áp, để trấn áp con người với một mục tiêu hoàn toàn phi đạo lý, vô chính trị và có thể nói là phi pháp nữa”(lời tâm huyết, LtCN).
Thật vậy, từ thành phần bản thân, đến phẩm chất đặc sản vô văn hóa xuất thân, chúng không ngần ngại bán nước cầu vinh. Khởi đầu vì mong được vào vòng qũy đạo của Trung cộng che chở, Hồ chí Minh đưa ra chủ trương “môi hở răng lạnh”, chỉ đạo cho Phạm văn Đồng ký công hàm công nhận chủ quyền của Trung cộng trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của quê hương Việt Nam vào năm 1958. Ý đồ của Hồ chí Minh là muốn cánh tay của Trung cộng vươn ra biển đông để che chở cho cái ngai vàng thái thú của Y. Kế đến Bản Giốc, Nam Quan, Lão Sơn, Tục Lãm, một phần vịnh bắc bộ… phải cắt rời khỏỉ quê hương, giao cho kẻ ngoại thù nghìn đời bằng những cái mảnh giấy gọi là Hiệp Thương, Hiệp Định vào các năm 1999 và 2000 do những bàn tay thợ cạo, thợ thiến, y công như Mười, Anh, Cầm, Phiêu, Kiệt, Khải, Dũng, Mạnh, Triết, Trọng… cống nạp.
Kết quả, 35 năm sau ngày 30-4-1975, hãy thử nhìn lại tấm bản đồ của Việt Nam xem thế nào?
Hoàng Sa, Trường Sa đã mất. Bản Giốc, Nam Quan, Tục Lãm, Lão Sơn đã thuộc về Trung cộng một cách “hợp pháp” thì có khi nào ta đòi lại được? Rồi hơn 4 trăm nghìn hecta đất rừng đầu nguồn cũng được bọn nội gian đem dâng cho quan thầy dưới danh nghĩa thuê mướn dài hạn. Đến chừng nào dân ta lấy lại được đây? Thêm vào đó, một vùng rừng núi bạt ngàn bao la ở Đắc Nông, Tân Rai đã được ký cho Trung cộng với đặc quyền khai thác Bauxite. Trước tiên, việc khai thác Bauxite không tạo ra lợi nhuận kinh tế cho người dân Việt Nam. Tệ hơn thế, nó còn tàn phá môi trường, nơi chốn sinh sống của ngưòi dân Việt. Và còn là trú sở, trạm dừng chân hợp pháp cho những kẻ luôn luôn muốn mở rộng bờ cõi về phương nam.
Gọi đó là một trú sở hợp pháp cho đoàn quân xâm lăng cư ngụ, lập trại binh là bởi vì, từng toán, từng đoàn gọi là bảo vệ an ninh cơ sở được tự do thả xuống, chở đến khu vực qua ngả Ai Lao. Họ tự nhiên phá rừng làm nhà, xây dựng cơ sở. Rồi đến nhu cầu cần làm một cái sân bay nhỏ cho trực thăng, máy bay nhẹ chở lãnh đạo của cơ sở đến tham quan chỉ đạo công việc. Sau biến thành một phi trường quân sự, một pháo đài vững chắc ở trên cao nguyên cho Trung cộng xử dụng, mà ngay cả các quan cán cấp cao của bọn bề tôi ở Hà Nội cũng không được phép bưóc chân đến. Quê hương ta sẽ ra sao?
Phi trường đã có, nhu cầu cho một quân hải cảng để bốc dỡ hàng sẽ được xây dựng ở đâu đó tại vùng Cam Ranh, Phan Rang? Rồi một con đường cắt Viêt Nam ra làm hai chạy từ cao nguyên xuống quân hải cảng được khai thông vì nhu cầu chở khoáng chất, hàng hóa ai cấm cản? Khi ấy, liệu có quan cán Việt cộng nào dám có ý kiến hay cấm cản chăng? Hay còn tiếp tục tranh công dâng thêm đất, hiến thêm biển để được quan thày chọn cho làm gia nô thân tín, làm thái thú để cai trị dân ta?
Với một viễn ảnh ấy, Trung cộng cần gì phải tiến quân sang. Bởi lẽ, trong đã có bầy tay sai. Ngoài đã gài sẵn hàng triệu nhân mạng đang làm việc, thậm chí, đã lấy vợ Việt và sinh sống tại các điểm chốt trong các khu rừng, vùng biển đã thuê mướn. Hoặc đang sống biệt lập và làm việc trong hàng ngàn công trình xây dựng từ cơ sở hạ tầng như cầu đường, đến các nhà máy nắm rải rác từ bắc đến nam Việt Nam. Rồi yểm trợ cho những cánh quân ấy nổi dậy là cả một lực lượng hùng hậu từ vùng khai thác Bauxite cao nguyên tràn ra? Ấy là chưa kể đến hàng triệu người khác đã nhập cư lậu vào sinh sống tại Việt Nam mà không có một quan cán nào, từ cấp cao cho đến hạ tầng dám xét hỏi giấy hộ khẩu, giấy đi đường hay cư trú, chờ cơ hội “đồng khởi” đòi tự trị? Liệu có một cán cộng nào dám đuổi những người nhập cư phi pháp ra khỏi nước hay không?
Một khi họ đã di nhập vào đây, đã sống trên phần đất này, đôi khi cón sống nghênh ngang như những chủ nhân, liệu đưổi họ có đi hay không? Như thế, chuyện da beo, da lợn tự trị rồi cũng sẽ đến trước khi đòi xát nhập về với mẫu quốc, có lẽ không phải là chuyện gỉa tưởng?
Hơn lúc nào hết, người Việt Nam nên nhìn lại bản đồ quê hương của mình xem, chúng ta đã bị xâm lược và mất đất chưa? Hãy nhìn xem hình hài của mẹ Việt Nam giờ ra sao?
Mẹ một bóng trên Trường Sơn lộng gío,
Mảnh hình hài như sóng đổ nghiêng nghiêng.
Bờ vai gầy tưởng mẹ choàng khăn đỏ.
Có ai ngờ dòng máu chảy loang loang.
Người ngã xuống uất hận nhìn phương bắc,
Rực một trời khăn đỏ với cờ sao.
Dưới chân đồi máu trào ra cửa miệng,
Cảnh núi rừng cây cỏ cũng tang thương!
Đất đỏ, rừng đỏ như một biển đỏ.
Hôm nay mẹ chết vì mảnh cờ sao.
Bô xít, chảy tràn màu đỏ, máu đỏ,
Ngày mai con chết bởi cờ năm sao!..
Vậy đó, nếu như ai chưa nghĩ, chưa tin là Việt Nam đã bị Trung quốc chiếm đóng qua các bàn tay tay sai của lãnh đạo Việt cộng, hãy nhìn phương cách nhà nước này tổ chức ngày Thăng Long thì sẽ có câu trả lời,
1. Về ngày kỷ niệm.
Sử còn ghi, vua Lý công Uẩn dời đô về Thăng Long vào ngày 10 tháng 8 âm lịch năm 1010. Đối chiếu theo ngày âm lịch, năm nay sẽ trùng vào ngày 17-9-2010 Như thế, Thăng Long kỷ niệm ngày 1000 năm phải là ngày thứ sáu 17-9-2010. Nhưng nhà nước Việt cộng ở Hà nội lại chọn tổ chức vào ngày 01-10-2010 cho trùng hợp với ngày quốc khánh của Trung cộng. Việc làm cạo sửa lịch sử này chỉ ra ít nhất hai dụng ý: Xóa bỏ sự kiện Độc Lập của Thăng Long (Việt Nam) bằng cách xát nhập cùng một với ngày quốc khánh của đại Nguyên? Như một lời xin lỗi Trung quốc vì sự kiện Thăng Long với những Hưng Đạo Vương, Bình Định Vương, Quang Trung Nguyễn Huệ trong các lần diệt Nguyên, đuổi Minh, trừ Thanh. Rồi cạo, sửa lịch sử và ranh giới của Việt Nam để đẩy nhân dân ta vào sự thuần phục toàn diện với Trung cộng theo chủ trương của đảng cộng là “môi hở răng lạnh” hay “bên kia biên giới là nhà, bên đây biên giới cũng là quê hương” chăng? Qủa thật, Việt cộng đã “Tàu hóa” nước ta sớm hơn cả mơ ước của nhà nước Trung cộng!
2. Hình thức và hướng đi của buổi lễ.
a. Lễ đài quay mặt về phương bắc.
Khi mặt tiền lễ đài quay về hướng bắc, dĩ nhiên, các quan cán, cũng phải tranh thủ trong những hàng đầu quay mặt về hướng bắc. Kế đến, các bài diễu văn chỉ là một cách diễn tả chung chung về tình thế, rồi ca ngợi tình hữu nghị bắc nam hoặc với thế giới bên ngoài. Không có điểm nào đề cao và ca tụng sự Độc Lập, hào hùng của Thăng Long. Không có những ghi dấu đặc biệt của Thăng Long trong những lần đánh Mông, diệt Minh, đuổi Thanh thì ý nghĩa của nó đã rõ. Cả cái tập đoàn ấy đã cúi đầu thần phục phương bắc theo lệnh của “ông” đại diện Trung cộng chỉ huy trên lễ đài kia rồi. Nhân nhân không cần bàn cãi gì nữa. Thêm vào đó, đoàn diễu binh hùng hậu của quân đội và công an đi ngang khán đài theo tuyến đông/tây, hoặc ngược lại, và giải tán theo chiều hướng xuôi về nam thì nó chỉ còn là một ý nghĩa duy nhất. Cái sức mạnh ấy, nếu có, cũng chỉ đem đổ ra sông ra bể. Hoặc chỉ để theo lệnh mẫu quốc, lệnh đảng mà đàn áp, chém giết đồng bào ta mà thôi. Nó không thể là một khối sức mạnh từ nhân dân để bảo vệ cho tổ quốc và cho đồng bào mình.
b. Lễ đài quay về phương nam.
Khi lễ đài quay về phương nam, các bài diễu văn dù có tích cực hùng hồn đến mấy thì nó cũng chỉ mang sẵn một ý nghĩa. Những quan cán, lãnh đạo đứng trên lễ đài ấy đã kinh qua giai đoạn thử thách xin thần phục phương bắc. Nay đã được xác minh, bổ nhiệm, nên các quan cán sẽ cực kỳ hồ hởi vì được đứng chung hàng ngũ với lãnh đạo mẫu quốc, quay mặt về Nam mà hò hét cai trị dân ta. Theo đó, lời lẽ diễu văn dù có mạnh bạo cách mấy thì cũng chỉ là những trò diễu được phép đóng kịch để lừa bịp dân chúng mà thôi. Bởi lẽ, thần dân đã phải đứng ngửa mặt về phương bắc. Trong khi cánh tay của “ông” chủ nhân đứng trên lễ đài chỉ về phương nam. Có nghĩa là lệnh cho đoàn diễu binh gồm quân đội và công an “chung lòng cứu nước Tàu kia” phải tràn lên, dẹp cho hết, đập cho tan những mầm mống đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và Độc Lập do thế lực thù địch “phản động” giật dây. Như thế là hoan hô bác đảng anh hùng! Hoan hô tình hữu nghị đời đời bền vững! Vòng nô lệ đã khép lại rồi.
“ai ơi chớ vội làm giàu,
thằng tây nó téch thằng tầu nó sang”.
cửa nhà nước Việt tan hoang
Đời con theo mẹ, dã tràng ven sông!
c. Lễ đài theo hướng Tây/Đông. Đoàn diễu binh xuôi nam
Có khả năng, Việt cộng né tránh lễ đài theo hướng Nam, Bắc. Nhưng chọn hướng Tây, Đông và đoàn diễu binh xuôi nam. Ở trường hợp này cho thấy, khuynh hướng chống hay thuần phục Trung cộng toàn diện chưa hoàn toàn lộ diện. Tuy nhiên, đoàn diễn hành theo hướng xuôi nam, không mang đến một ý nghĩa nào tích cực. Nếu như không muốn nói, cái sức mạnh ấy, nếu có, không phải là để chống lại ý đồ bá quyền của Trung cộng, bảo vệ giang sơn, bảo vệ nòi giống. Trái lại, sức mạnh ấy đã bị khuynh loát, đã bị triệt nên hướng đi chỉ có thể là xuôi nam. Nó có thể biến thành một thứ bạo lực để đàn áp đồng bào. Đơn giản hơn, nó chỉ được dùng để phục vụ và bảo vệ cho cái tập đoàn tay sai Việt cộng theo chỉ thị của quan thày Trung cộng mà thôi.
d. Lễ đài theo hướng Đông. Đoàn diễu binh theo tuyến từ nam ra bắc!
Đây là phương hướng lý tưởng nhất cho ngày kỷ niệm Thăng Long 1000 năm. Nhưng hẳn nhiên, quan cán Việt cộng được Trung cộng bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo béo bở kia, không một ai đám đề ra ý định dựng lễ đài theo phương hướng này. Bởi vì phương hướng này có một vị thế đặc biệt. Người Việt Nam sẽ mang toàn sức mạnh của Trường Sơn của Biển Đông ra để bảo vệ lấy nền Độc Lập của quê hương như tiền nhân ta đã làm.
Khi ấy, Trường Sơn sẽ là thành lũy của nhà Nam và biển đông sẽ là mồ chôn không đáy cho kẻ xâm lược. Và đoàn quân tiến bắc kia chính là những hùng thiêng của sông núi, hoà theo tiếng ca, nhịp theo bước hành của những anh hùng dân tộc, Hưng Đạo Vương, Bình Định Vương hay Quang Trung Nguyễn Huệ để diệt Tống, triệt Thanh, bình Nguyên mà tiến bước. Nói cách khác, bước đi oai hùng, hiên ngang ấy chính là khí thế của dân tộc. Là ý nghĩa đích thực của Thăng Long trong Ngày Hội 1000 năm. Hướng đi ấy không phải chỉ có trong lúc này, nhưng trong mọi lúc, mọi thời. Đó là kim chỉ nam để bảo toàn lấy nền Độc Lập, Tự Chủ của đất nước. Cần phải được biểu lộ.
Việt cộng có khả năng đi theo hướng chỉ này không?
- Lấy những sự kiện trong suốt 70 năm qua làm kinh nghiệm. Những kẻ bán nước không có tri thức để làm việc lớn này.
- Tuy thế, vẫn có một ngoại lệ với những điều kiện cấp thời như sau:
1. Xin lỗi đồng bào vì những tội lỗi do Hồ chí Minh và đảng cộng sản đã gây ra cho đồng bào và đất nước trong suốt 70 năm qua.
2. Phải tự công bố giải tán đảng cộng sản. Đồng thời công bố một Ước Chương Tự Do theo tinh thần của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Thành lập chính phủ lâm thời, bảo quản tốt chính quyền và toàn bộ tài sản, tài nguyên và sinh mạng của đất nước chờ ngày trao trả lại nguyên vẹn cho toàn dân trong cuộc tự do tuyển cử sớm nhất.
3. Công bố trước dư luận trong và ngoài nước về thế xâm nhập, áp chế của Trung cộng ngõ hầu tranh thủ lấy sự hậu thuẫn của quốc tế.
Làm được ít nhất ba việc đó, cơ may đưa Việt Nam vào một bước lịch sử mới sẽ mở ra. Việt Nam sẽ không thể bị chia cắt và mất Độc Lập Tự Chủ.
Trái lại, con đường lệ thuộc toàn diện vào Trung cộng càng lúc càng nhấn sâu những cán cộng và đảng cộng sản vào đường cùng, không lối thoát. Rồi lịch sử cũng sẽ là một tái diễn về sau. Và khi đó, cộng sản và tập đoàn nhân sự này sẽ trở thành những bậc thầy trong nghề bán nước cầu vinh. Hơn hẳn những Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc, Mạc đăng Dung… Khi đó, bản án mà dân Liên Sô đã đeo vào cổ Sit ta Lin cũng không xa cái cổ của Hồ chí Minh là mấy.
Bảo Giang
Gửi ý kiến của bạn