BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72814)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31056)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

20,000 đạn đại bác mỗi ngày

01 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 2057)
20,000 đạn đại bác mỗi ngày
50Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
41
Sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào, Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) tiếp tục tăng phái cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh tham dự các cuộc hành quân phía Tây Huế, sau đó lại tăng phái cho Sư Đoàn 3 Bộ Binh hành quân ở phía Tây Quảng Trị, gần vùng giới tuyến. Tháng 3/1972, Pháo Đội B do Đại Úy Nguyễn Văn Tâm làm pháo đội trưởng đóng tại căn cứ hỏa lực Carroll với Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn (của Sư Đoàn 3) bị bắt, chỉ thoát được độ gần 30 chiến binh.

Lữ Đoàn 369 đang ở Saigon dưỡng quân thì được lệnh cùng Bộ Tư lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến không vận ra Huế. Quân Bắc Việt ào ạt tràn qua vĩ tuyến 17 tấn công vào các cứ điểm của Sư Đoàn 3 Bộ Binh và các lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến.

Lữ Đoàn 369 được đưa ra Quảng Trị với trách nhiệm bảo vệ phía Tây Quốc Lộ 1 từ sông Mỹ Chánh ra phía Bắc tới sông Trương Phước. Lữ đoàn gồm có các tiểu đoàn 2, 5, 9 và Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh được tăng cường thêm một pháo đội 155 ly và một pháo đội 175 ly của Quân Đoàn I. Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh đóng tại căn cứ Nancy. Hai pháo đội --1 pháo đội 155 ly, còn Pháo Đội C đóng ở phía Tây căn cứ Nancy để yểm trợ cho Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến. Thời gian này Tiểu đoàn 1 Pháo Binh bị địch pháo kích liên tục đến nỗi có ngày phải di chuyển tới 4 lần. Về sau Tiểu Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến bắt được một toán tiền sát Bắc Việt thì lúc đó mới hết bị pháo kích.

Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến hoàn thành trách nhiệm bảo vệ sườn phía Tây an toàn cho toàn bộ Sư Đoàn 3 Bộ Binh cùng các đơn vị phụ thuộc và toàn bộ tỉnh Quảng Trị an toàn rút về phía Nam. Trận chiến thật là dữ dội, đã được Đại Tá Phạm Văn Chung (lữ đoàn trưởng) điều động khéo léo nên đã chặn đứng được sức tiến dũng mãnh của cả một quân đoàn Bắc Việt tăng cường mặt trận B5.

Ngày 30 tháng 4/1972, Lữ Đoàn 369 đã hoàn thành nhiệm vụ rút lui và lập tuyến phòng thủ ở sông Mỹ Chánh. Trung Tá Nguyễn Thế Lương thay thế Đại Tá Phạm Văn Chung với chức vụ lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 369. Đại Tá Phạm Văn Chung về Bộ Tư Lệnh giữ chức vụ tham mưu trưởng Hành quân. Lữ Đoàn 258 thay Lữ Đoàn 369 trấn giữ tuyến Mỹ Chánh. Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh tăng phái cho Lữ Đoàn 258. Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh tăng phái cho Lữ Đoàn 147, và Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh tăng phái cho Lữ Đoàn 369.



Cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị được Quân Đoàn I tổ chức gồm có hai sư đoàn tổng trừ bị: Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Vùng trách nhiệm của Sư Đoàn Nhảy Dù nằm về phía Tây Quốc Lộ 1 cho đến chân dãy Trường Sơn. Còn sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến phụ trách mặt Đông Quốc lộ 1 ra tới biển.

Ngày 28 tháng 6/1972, Lữ Đoàn 258 bên trái, Lữ Đoàn 147 bên phải, đồng xuất phát qua tuyến sông Mỹ Chánh. Lữ Đoàn 369 được giữ lại làm lực lượng trừ bị. Bộ Tư Lệnh đóng tại Cổ Thành, Huế. Từ ngày 1 tháng 5/1972 tới ngày 28 tháng 6/1972, Quân Đoàn I mở chiến dịch Phong Lôi dùng tất cả pháo binh Thủy Quân Lục Chiến được tăng cường: một tiểu đoàn 155 ly, hai tiểu đoàn 105 ly của Quân Đoàn và của Sư Đoàn 1, một tiểu đoàn 175 ly cùng với hải pháo của Hải quân Hoa Kỳ. Không Quân chiến lược và chiến thuật Hoa Kỳ bắn phá từ sông Mỹ Chánh lên phía Bắc. Mỗi ngày được tiêu thụ trung bình 20 ngàn trái đại bác đủ loại cùng với 7,000 quả đạn hải pháo Hoa Kỳ.

Lữ Đoàn 258 với nỗ lực chính tấn công vào Thành phố Quảng Trị, từ Quốc lộ 1 tới phía Đông là sông Vĩnh Định, gồm 3 tiểu đoàn 3, 6, 8 và Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh. Đặc biệt ở trận này họ hoàn toàn dùng Pháo Binh cơ hữu của Việt Nam. Không lực Hoa Kỳ chỉ đánh ở phía Bắc sông Thạch Hãn. Duy nhất một phi vụ F-4 dùng smart bomb (PCL: loại bom thả từ máy bay và được điều khiển từ máy bay bởi tia laser) phá thủng một lỗ ở phía Đông Nam Cổ Thành để dùng cho các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa xâm nhập vào.

Trong trận này có ngày Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh đã bắn tới 21,000 quả đạn, luôn cả phần bắn phản pháo vào các vị trí đại bác của Cộng quân ở bên kia sông Thạch Hãn. Pháo binh cả hai bên đã liên tục ngày-đêm yểm trợ cho quân mình giành nhau từng thước đất trong thành phố Quảng Trị. Sau khi chiếm xong thành phố và Cổ Thành thì toàn thể thành phố Quảng Trị không còn một căn nhà nào cả, ngoại trừ thánh đường La Vang với tượng đài Đức Mẹ, ba ngôi chùa phía Tây Quốc Lộ 1 mà tôi không nhớ rõ tên.

Tháng 11/1973, Thiếu Tá Nguyễn Hữu Lạc thay thế Trung Tá Đoàn Trọng Cảo (đi thụ huấn) giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng cho đến ngày 30 tháng 4/1975. quá hiếm trong những ngày ly loạn như hôm nay.

ĐOÀN TRỌNG CẢO
Trung Tá TQLC, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn