BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76255)
(Xem: 62978)
(Xem: 40381)
(Xem: 31981)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hồ Chí Minh - đường đến Bắc Kinh!

05 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1011)
Hồ Chí Minh - đường đến Bắc Kinh!
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Om sòm lễ hội cứ tung hô

Mục đích sơn son đánh bóng Hồ

Bịp bợm công khai không giấu diếm

Gian lừa trắng trợn vẫn bày phô

Bắc Kinh đường đến chầu thiên tử

Nghìn tuổi Thăng Long với ý đồ

Lòng dạ Việt gian càng lộ liễu

Cộng Tầu nắm tẩy khởi mưu mô



(Hình trên net: Rừng cờ đỏ (sao vàng ở giữa) của CSVN nghinh đón thiên tử Hồ Cẩm Đào trong ngày Quốc khánh Tầu Cộng lần 60.)


Theo bài báo:

"Mối tình đoàn kết Việt-Hoa"


(Bee.net ngày 01/10/2010)

Trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân vào dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc (1/10), Hồ Chí Minh kết thúc bằng hai câu thơ:

“Mối tình đoàn kết Việt-Hoa

Vừa là đồng chí vừa là anh em”

Cũng trên Bee.net (21/9/2010): Bác viết “Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản” đề ngày 21/9/1923, chỉ vài tháng sau khi người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đến Moscow, thủ đô nước Nga Xô viết.

Lại theo một bài báo trên Talawas (28/9/2010)

Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng 1951 – “Đó là chủ nghĩa của ba ông kia kìa”

Tác giả Vũ Tường đã sao chép lại bài tường thuật “Lời Hồ chủ tịch trong đại hội toàn đảng” trên báo Học Tập (số 35, năm thứ 4, tháng Tư- 1951) là “nội san đảng bộ Liên khu Bốn”

Với lời dẫn của tác giả Vũ Tường” như sau:

“Tư liệu hiếm dưới đây có lẽ chưa bao giờ được công bố. Đó là một bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ hai tại Việt Bắc vào tháng 3 năm 1951, do một phóng viên của tờ Học tập liên khu 4 ghi lại nguyên văn. Tại Đại hội này, Đảng Lao động Việt Nam ra công khai sau 6 năm nấp dưới tên gọi “Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác”. Bài diễn văn thú vị này cho ta thấy Chủ tịch là một nhà cách mạng, một chính trị gia, và một nhà tuyên truyền lão luyện. Một nhà cách mạng có niềm tin ngây thơ nhưng sâu sắc rằng lý thuyết cách mạng của các “ông thầy” của mình có quyền lực vạn năng. Một chính trị gia qua thủ đoạn tâng bốc các “ông anh” (trong khán giả chắc chắn có sứ thần của các “ông anh” gửi đến. “Ông anh” Stalin lờ tịt các bức điện khẩn xin giúp đỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1945. Mãi đến tháng 1 năm 1950 Chủ tịch phải lặn lội giữa mùa đông băng giá bí mật đến Mạc Tư Khoa và qua sự bảo lãnh của “ông anh” Mao Trạch Đông và có lẽ cả “ông anh” Thorez, thì “ông anh” Stalin mới tiếp đón và công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng ở Đại hội, Chủ tịch vẫn phải khen nức nở chứ không có một lời oán hận). Và cuối cùng, Chủ tịch cho thấy mình là một nhà tuyên truyền lão luyện qua kỹ thuật động viên quần chúng song vẫn khéo léo biến tất cả công lao xương máu của quần chúng thành công lao của chủ thuyết của mình, và qua đó, công lao của mình và đảng mình (vì mình và đảng mình nhập khẩu chủ thuyết ấy từ Âu châu). Phản ứng của quần chúng ở cuối bài nói (hô to “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!”) cho thấy kỹ thuật dẫn dắt người nghe của Chủ tịch đã thành công.” (Vũ Tường, Đại học Oregon)

Trong những ngày đầu lễ hội, báo chí lề phải và bồi bút ra sức tô bồi hình ảnh Hồ Chí Minh:

Báo Dân Trí (4/10) Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh” hùng tráng khúc sử thi dân tộc (!)

“Tối 3/10, chương trình nghệ thuật “Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh” diễn ra tại vườn hoa Lý Thái Tổ, như một bản hùng ca gợi nhớ khí thế hào hùng dân tộc, tái hiện những biến cố lịch sử từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay.” (!)



Gồm hình ảnh những thiếu nữ “múa liềm”, những thiếu nhi “quàng khăn đỏ”… sặc sỡ trên sân khấu!

Báo QĐND (3/10/2010) mượn lời người nước khác: “Hồ Chí Minh-Lãnh tụ cách mạng có ảnh hưởng to lớn nhất trong thế kỷ XX”.

Đó là:

“Tổng bí thư Đảng Cộng sản Ác-hen-ti-na P.Ê-chê-ga-ray (Patricio Echegaray) đã khẳng định như vậy tại Hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa diễn ra ở thủ đô Bu-ê-nốt Ai-rét.”

Rất khớp với cung cách “Mèo khen mèo dài đuôi!”



Hình 1: Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh,Trần Canh và La Quý Ba 7/1950



Hình 2: Trần Canh đang vạch chiến thuật trên bản đồ cho Hồ.

4/10/2010

nguyễn duy ân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn