BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đêm Sài Gòn, Một Góc Khuất Cuộc Đời

01 Tháng Hai 20177:50 SA(Xem: 1565)
Đêm Sài Gòn, Một Góc Khuất Cuộc Đời
51Vote
43Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.34
Người phụ nữ tên Hội nói với bé An cố gắng lên con, chỉ có học mới đổi đời. Con bé im lặng, nó giống như chữ Om trong cuối mỗi bài kinh cứ lập lại hoài, nó ráng nhíu mày lên nuốt cho trôi mấy dòng chữ cuối cùng của một đoạn văn sẽ trả bài ngày mai, trong ám ảnh ngái ngủ từ tiềm thức với lời thầy chủ nhiệm “nếu các em quên đoạn nào hãy xin đi vệ sinh vào đó để copy hoặc hỏi nhau…” khiến những dịp thi học kỳ trở thành ngày hội của các em nơi nhà xí… bạn nào cũng mót hết.

Để con bớt buồn ngủ mẹ nhích lại gần và cùng An nhìn ánh trăng, trăng khuất sau những dãy nhà cao tầng, họ nhìn những bóng đèn điện thêm những tia laser tân thời tỏa sáng cả bầu trời của Hòn Ngọc Viễn Đông. Gia đình này không có nhà trên đất liền, họ sinh hoạt trên một chiếc ghe nhỏ, cũng vui đùa với nhau như sống trên du thuyền, giàu có như ai. Có đêm nước tràn vào suýt ngập chìm cả ghe vì con thuyền đã quá cũ kỹ. Cả nhà thức dậy tát nước đến gần sáng luôn. Quả là một sự khác biệt to lớn, chỉ cách nhau mấy bước nhảy lên khỏi bờ sông là những tòa building to lớn và những gì của chốn đô hội phồn hoa. Cháu An hỏi mẹ:

- Có thật sự việc học sẽ giải quyết chuyện đổi đời, cháu bé lớp Sáu hỏi mẹ.

-Sự thường là như vậy nhưng bây giờ cuộc sống thay đổi quá nhanh mẹ không biết như thế nào.

 Đêm Sài Gòn, bên cạnh sự phồn hoa...còn những góc khuất của cuộc đời nơi những dòng sông, con rạch, ga tàu, của một nghĩa trang hay ngôi chợ lớn nhỏ nào đó...Chốn cô quạnh khốn cùng của cuộc đời cũng thường là nơi sản sinh những tâm hồn tự thắp sáng mình bằng những ước mơ bình thường nhất để hi vọng vào ngày mai.

Người mẹ kỳ vọng hết sức vào cô con gái, hai vợ chồng có thể làm bất cứ việc gì kiếm ra tiền miễn là nghề lương thiện cũng như không vượt ra quá khả năng của chính mình. Họ thả cá, nhặt ve chai, các đồ phế thải dọc bờ sông…người Việt Nam vào thời điểm này vẫn thích phóng uế bất cứ vật dụng thừa thải xuống dòng sông… trên đường đi học về thay vì làm hành khách dọc đường xin ăn, cháu bé biết nhặt đủ thứ bao ni lông để phụ cha mẹ, quả là trên một thành phố quá văn minh những kẻ nghèo mạt tận có thể vượt số phận nếu chịu khó. Đoạn cuối mỗi bài kinh của mẹ dạy vẫn luôn chôn sâu trong tiềm thức cháu gái. Cho đến năm mười ba tuổi cháu tự nhận thấy mình phải tìm cho ra những người có đầu óc trở nên giàu có, nhất là sự lương thiện như cha mẹ mình lại phải sống trên chiếc ghe tạm bợ mục nát không khác gì chỗ bờ bụi.

-Mẹ ơi, ngày xưa mẹ học đến lớp mấy vậy?

Biết rằng bà không vui khi hỏi những chuyện xưa, nhưng rồi người mẹ vẫn trả lời:

-Cha mẹ không được học hành gì hết sau chuyến tàu di tản từ Đà Nẵng vào Nam…không phải đi vượt biên đâu…Khi tàu vừa ra khỏi bờ những người gọi là giải phóng đã ném lưu đạn khiến tàu chìm, nhưng sao may có hai cháu bé bằng tuổi con bây giờ còn sống sót, cùng dính chặt trên một mảng thuyền…thế rồi một chiếc tàu toàn lính miền Nam thấy vậy lúc ngang qua đã vớt và cùng cho hai cháu ấy cùng lên ghe, cho ăn uống và cập bến Vũng Tàu…Ba và mẹ đã sống như hai anh em đùm bọc nhau và thành cha mẹ của con như hôm nay… nên lấy đâu ra tiền mà học, có một thời nhặt rác tại chợ Bến Thành thỉnh thoảng vào nhà vệ sinh thay quần áo thật sạch, cả hai đều luôn có bộ đồ quý giá bọc ny lông đàng hoàng gọi là bộ đồ ăn nói, thế là thay nhanh chạy vào thư viện hay nhà sách nào gần đó đọc báo cọp vì sách phải có thẻ…nhờ vậy mà kiến thức ngày càng mở rộng. Có thời gian mẹ lấy lòng được chị lao công ở một thư viện, nhận làm phụ để lấy lòng và chị ấy mượn cho cho bộ truyện Ngàn lẻ một đêm…đọc tại chỗ chứ không được mang về nhà, ôi sướng quá chừng. Thế là ngày hôm ấy từ sáng sớm lo nhặt bao chai hay khuân vác gì đó cho ai hầu đủ số tiền để cả hai cùng chạy lên Thư Viện… Cha và mẹ không được may mắn gặp ai có tôn giáo nên không theo đạo nào, nhưng dường như còn nhớ thoáng trong đầu ông bà nội ngoại ngày xưa đều là các viên chức trong chính quyền miền Nam.

- Thế thì từ Vũng Tàu vào Sài Gòn theo đường sông mất bao lâu vậy mẹ?

-Phải mất ba năm cả hai người bạn mới vào đến một nơi gọi tên Sài Gòn, lần đầu tiên cả hai làm thuê trên một chiếc thuyền và nghe sắp cập và bến Hàm Tử để bỏ hàng… ôi nhìn cảnh Sài Gòn dọc bên hai dòng sông đến chóa mắt. Cũng từ lần ấy ba mẹ có ý định ở lại Sài Gòn với bất cứ giá nào, nhưng mãi mấy năm sau mới toại nguyện và khi sinh ra con với số vốn liếng để dành coi như hết sạch vì trôi theo sông nước nên không được chăm sóc y tế đầy đủ. Mọi sự rồi cũng qua trên con thuyền đang rệu rã này nhưng với ba mẹ cũng thật hạnh phúc ngút ngàn biết bao.

- Mẹ ơi, bước lên khỏi bờ là thấy văn minh, giàu có… còn mình nghèo quá làm sao có hạnh phúc trọn vẹn được…

-Đúng vậy đấy con, nhưng con thấy ba mẹ có bao giờ có tiếng lớn với nhau, nghèo sẽ hạnh phúc không trọn vẹn có thể đúng, nhưng giàu có khiến bao gia đình tan vỡ nhiều hơn… rồi con sẽ hiểu vấn đề là sinh hoạt tinh thần. Mỗi gia đình như cái nôi của xã hội và cả một dân tộc như cái nôi của toàn nhân loại… sống có một triết lý nhân bản, nhận ra nhau là con người, lúc đó chúng ta sẽ bắt đầu có hạnh phúc.

- Ba mẹ luôn nhận ra nhau là nạn nhân của sự ác, nên lúc nào nghĩ đến thân phận cũng thương yêu đùm bọc nhau…

-Vậy cha mẹ có muốn trả thù…

- Chính đó là thái độ làm con người thanh thản siêu thoát, nhẹ nhàng trước cuộc sống… Không, đừng trả thù vì không ai muốn người khác hận thù rồi giết mình, không nên làm như vậy. Mẹ chỉ mong ước ngày nào đó được thử gene của những viên chức miền Nam để mẹ tìm ra tông tích ông bà ngoại…mẹ tin sẽ có một ngày dân tộc này sẽ có bản đồ gène về mọi thứ, một khi con người biết rõ cội rễ của mình sẽ ít ra biết được điểm gần nhất mình từ đâu đến, có thể góp phần thêm sự viên mãn ở cuộc đời.

Đêm đã về khuya, người cha trở về, tiếng tàu thuyền xình xịch, tiếng nước vỗ bờ cùng cánh tay vỗ đập mạnh đã chạm vào mạn thuyền với cái rớ cùng lờ ước chừng như mọi đêm khoảng vài ký cá sông…
saigonxua-songsaigon041975-300x200
Ảnh minh họa

Con thuyền lênh đênh trên khắp các bờ sông Sài Gòn, nó chứng kiến bao sự sụp lở của dòng sông, thường sự bồi đắp có khi hàng thập kỷ sau mới được con người nhắc đến nhưng sạt lở ở đâu liền có sự lớn tiếng của con người. Chiếc thuyền mong manh từ số tiền kiếm được do công khó nhọc làm khuân vác của hai người trên bến cá Vũng Tàu, theo thời gian lần mãi vào đến Sài Gòn, nó không có bến đậu cho đến khi An vào Trường Tiểu học cả gia đình mới cập neo nơi bến sông gần nhất. Nó đã đi qua trên bến Chương Dương, Hàm tử, núp dưới chân cầu chữ Y, Chà Và…dọc bờ sông quanh bán đảo Thanh Đa rối đến bến Bình Lợi lên tận Bến Các…Nó cũng lướt sóng thật nhanh mạnh mẽ như con người lúc còn trai trẻ rồi phải chắp vá như cuộc đời bao thế nhân sinh bệnh lão tử.

Chiếc đèn nhỏ bằng dầu thắp lên khi người cha về và bữa cơm đạm bạc nhưng thật hạnh phúc, ấm cúng tình gia đình… Cơm nước xong họ mang mọi thứ ra bờ ghe thọc tay xuống nước rửa ráy thế là xong một ngày trên du thuyền. Chiếc ghe đong đưa lắc nhẹ theo con sóng nước lăn tăn, bà Hội nghĩ về một ngày mai và hy vọng từ những rác rưởi của cuộc đời này như bao người buôn bán ve chai mà nuôi con tốt nghiệp Đại học. Bà có ước mơ và hy vọng trong vài năm nữa An cũng sẽ vào Đại học, bà nghĩ cho dù nó vẫn chỉ là một cái cần kiếm cơm từ đời cha câu cá đến đời con câu cơm bằng một phương tiện khác, chuyển đổi thế thôi, trên xứ sở này nó là như vậy, còn chuyện trên đại học có dạy làm người, biết tư duy độc lập… chắc phải còn lâu hơn nữa.

Nguyễn Quang
Nguồn Việt Báo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn