BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73256)
(Xem: 62218)
(Xem: 39406)
(Xem: 31153)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một ngày ở Torrance

30 Tháng Mười Một 20168:50 SA(Xem: 3129)
Một ngày ở Torrance
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

Thầy tôi gọi tên thành phố là Tourane khi nhắc về Đà Nẵng trong giờ Pháp Văn. Mai Tuyết Ánh cũng nhắc tôi một lần khi đọc “Gửi Xa Đà Nẵng, Gửi Gần Torrance”. Tôi nói tôi biết. Thầy Lý Châu đã nhắc đến tên đó của thành phố cũ cho cả bọn; những đứa học trò lớp Thất 1 Phan Chu Trinh năm 1968 như Anh què Trần Ngọc Anh, Phạm May, Cung Thế Hồng Minh, Dương Chánh Nhân, Lê Đức Sơn Nam, Lê Phước Thịnh, Lê Xuân Dung [ca sĩ của lớp sau này ở Virginia], và Nguyễn Văn Nhân làm thơ “như cóc coi đời ra chi”, tay viết cự phách từ thuở còn đi học.

Còn nhiều đứa nữa mà tôi không có đủ giờ viết ra trong lúc đang làm việc. Tôi “trốn” vào “office” bắt đầu “Một Ngày Ở Torrance” khi nhớ em “texted” khuya qua: “Viết xong cho em đọc với!” Giờ nghe con nhỏ người Pháp “très bien” ở văn phòng bên cạnh, tôi nhớ đến những giờ học Pháp Văn sinh ngữ chính với thầy xa đó, thời trung học Phan Chu Trinh. Động từ “avoir” rồi động từ “être” cứ thế mà chia” “J’ai, Tu as…” rồi “Je suis, Tu es…” Nhưng tôi nhớ thầy nhất vào những năm học sau, lúc làm trưởng lớp và phòng học chính là phòng một, từ sân bóng rổ đi lên.

sanbongrotruongphanchautrinhdannagxua
Thầy đi dạy trễ. Trong lớp tụi nó ồn ào như vỡ chợ. Trần Đình Tuyến từ chỗ ngồi đi lên bục gỗ, viết vào bảng đen: “C’est un Lý Châu!” Đọc thì đúng nhưng khi Tuyến hét lớn lên cho cả lớp nghe “Xe tông Lý Châu!” thì chuyện bắt đầu.

Thầy Lý Châu xuất hiện ngay cửa lớp. Thầy nghe hết. Mặt đỏ lên vì giận. Thầy hỏi ai viết khi Tuyến còn xớ rớ trên bục. Thuận tay thầy bợp tai đứa học trò tinh nghịch. Tuyến né. Thầy quật ngược tay lại. Tuyến lại né. Lúc này mới biết những ngày đi tập võ Vô Vi Nam ở sân vận động Chi Lăng giúp Tuyến. Thầy càng giận đánh càng hụt. Đến khi thầy Ngộ đang dạy Anh Văn lớp kế bên sang can chuyện đó mới chấm dứt.

Về sau không thấy Tuyến trở lại lớp. Nó học lớp đêm để nhảy lớp ở trường Ánh Sáng với Nguyễn Đức Đương, Xí bèo Nguyễn Thành Hảo. Đà Nẵng mất, Tuyến có đến nhà hỏi tin tôi như lời đám em kể lại. Sau đó nó biệt tích đến giờ. Tôi nhớ Tuyến nói thầy Trần Đại Tăng là anh em với ba Tuyến. Tôi “emailed” thầy hỏi tin về Tuyến cũng trên mười mấy năm. Lần thứ nhì tôi hỏi lại thầy cách đây mấy năm trước khi thầy mất, thầy có trả lời là không có ai quen tên Tuyến. Tôi chịu! Tìm không ra Trần Đình Tuyến. Thằng bạn phá nhất lớp thời đó.

Hôm qua em cũng nhắc về thầy Lý Châu trong quán trưa. Một ngày của hai đứa bên này Thái Bình Dương nhưng cứ chạy lui qua biển, chạy ngược về thành phố khi Đà Nẵng vừa thoát khỏi cái tên Tourane.

“Chạy hết biển rồi cũng về tới Torrance.”

Em nói thêm:

“Tourane, Đà Nẵng.”

Tôi lái xe, ham nói chuyện chẳng biết đang chạy về đâu.

“Mình lạc đường rồi em.”

“Google Map” léo nhéo từ điện thoại cầm tay chỉ đường đi đến Guitar Center. Cách hướng dẫn sao kỳ kỳ dầu tôi có thể nhìn thấy cửa tiệm bên tay phải. Tôi cầm cái điện thoại diễu diễu:

“Ê! Im đi một tí được không. Để tao tìm đường.”

Mua không được đàn hai đứa trở lại nhà. Tôi lạc đường, chạy lui chạy tới cuối cùng rũ nhau vào quán trưa.

“Ăn gì nghe em. Trưa rồi em đói.”

“Em ăn chay. Răng còn đau anh ăn được không?”

“Cái má phải bầu bầu giống như hình chụp làm thẻ học sinh hồi thi vào đệ thất. Em biết, anh đọc Tuổi Hoa, tập làm thơ gửi về tòa soạn. Tốn tiền tem mà chưa thấy tên ở bìa sau trong mục bài nhận được! Lúc đó về Huế, anh Vĩnh cầm cuốn Tuổi Hoa, chỉ tên anh ta trong số những người gửi bài vào. Anh phục sát đất dầu không biết bài đó có được chọn đăng! Rồi anh Đức kể chuyện Ngô Cang với bài thơ “Tình Qua Lớp Học Đêm” đăng ở tạp chí Phổ Thông. Tụi cùng lớp chọc tác giả thức đêm thức khuya đến ốm o để làm thơ. Mộng có bài đăng báo của anh tan thành mây khói khi thầy Phục, dạy thế cô Hoài năm lớp nhì bên trường Nam Tiểu Học chấm bài luận anh viết. ‘Mực đỏ của thầy nhiều hơn mực xanh của học trò trong bốn trang giấy xích lô.’ Thầy về sau qua dạy bên Nguyễn Hiền đó. Em biết không?”

“Ủa về sau sao anh viết?”

“Thì lính tráng buồn buồn viết chơi. Thua. Chạy đi Mỹ càng buồn nên viết nữa…”

“…”

“Cũng may. Có dịp tập để làm thơ em đọc!”

“Anh phịa!”

“Muốn nghe nữa không?”

Tôi đưa cái hình nhà lấy từ “google” chỉ em:

“Nơi anh ở với Trung Hậu những ngày đầu tiên ở Mỹ khi xuất trại. 451 Franklin Buffalo, New York. Nhà của ông Louis.  Ông họa sĩ người Ý. Em thấy tấm bảng Louis Art Work không?

Con bé nhìn, có lẻ nhận không ra bảng hiệu bên tay phải căn nhà. Mấy mươi năm rồi không biết chủ nhận Louis còn sống ở đó.
Chiều tháng 10 năm 1975 ở Buffalo, Trung Hậu đến bên cửa sổ, nhìn xuống con đường trước mặt, hỏi tôi:

“Mi còn tiền hội bảo trợ cho không?”

“Còn.”

“Đưa tao. Tao mua vé xe buýt trở về trại tỵ nạn. Ở đây buồn quá.”

Tôi nhìn nó:

“Xuất trại hai thằng. Mi vào trại lại bỏ tao cho ai!”

Tôi nhìn con bé đang ăn mấy cuốn đồ chay.

“Không ngon?”

“Anh ăn một cuốn đi.”

Con bé đưa cuốn còn lại với nước chấm.

“Anh sẽ nhai một bên để tránh chỗ nha sĩ mổ.”

“Mà thuốc tê tan rồi. Anh có thấy đau không? Về nhà em đưa thuốc cho uống.”

Gì chứ thuốc men là nghề của nàng. Tôi gật đầu.

“Lúc này em ốm. Lo phải không?”

“Đâu có. Em vẫn vậy. 105! Về nhà em chỉ cho.”

Con bé bước lại cái cân ở góc nhà cân thử. Tôi tin khi nhìn con số.

“Em nhẹ. Anh đỡ má được thì em nhẹ!”

An Phú Vang
29 tháng 11, 2016

Nguồn QuyênBook

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn