BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76730)
(Xem: 63126)
(Xem: 40524)
(Xem: 32149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hãy làm một giọt nước

23 Tháng Mười Một 20166:29 SA(Xem: 1486)
Hãy làm một giọt nước
52Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.73
(Tóm tắt bài nói chuyện tại Trại Việt 2000, Dallas 14 tháng 10, 2016)

traiviet2000-tshirt

Khi Disney World ở Florida khai mạc, ông Walt Disney, người đề xuất việc xây dựng theme park này đã qua đời. Trong ngày khai mạc, vị trưởng ban tổ chức đọc một diễn văn cảm động, ước ao rằng phải chi ông Walt Disney còn sống để thấy được những thành quả mà ông đã nghĩ ra.

Mặc dù diễn văn cảm động, vài hôm sau có một nhà báo cho rằng diễn văn không đúng. Chính chúng ta mới không thấy chứ ông Walt Disney đã thấy trong nhận thức của mình trước khi ông qua đời. Đúng vậy, nếu không thấy, không có tầm nhìn xa của ông, Disney World đã không được xây dựng và cũng không có những theme parks lớn trên thế giới bây giờ.

Điều đó cho tất cả chúng ta, có mặt hôm nay hay không có mặt hôm nay, đang sống ở hải ngoại hay trong nước, thấy sự quan trọng của tầm nhìn về tương lai đất nước. Không có nhận thức đúng sẽ không có những hành động đúng và sẽ không thể bước trên một hành trình lâu dài được.

Một câu chuyện thiền về một người đi tìm chân lý, đi mãi, đi mãi và cuối cùng mới biết chân lý không phải đâu xa mà ở ngay trong nhà của anh ta, chân lý là mẹ của anh ta. Chân lý mà một hành giả hay mỗi chúng ta đi tìm cũng thế. Mỗi người Việt phải trở về với nguồn cội của mình và đối diện với những vấn nạn của chính mình. Không ai giúp và không ai giải quyết vấn nạn Việt Nam thay cho người Việt Nam.

Trước nay, chúng ta thường mơ có một minh quân nào đó xuất hiện, một lãnh đạo nào đó xuất hiện để hướng dẫn chúng ta, nhưng quên rằng vị anh minh đó không phải ai khác mà chính là mình. Người hướng dẫn thật sự cuộc đời mình không ai khác ngoài chính mình.

Nhìn lại thực trạng đất nước suốt 41 năm qua. Trong thế giới ngày nay, 80 phần trăm các quốc gia đã có dân chủ trong một mức độ nào đó, ngoại trừ Việt Nam và một số quốc gia khác nữa. Tại sao? Câu trả lời rất dễ dàng, đảng Cộng Sản Việt Nam là cản trở duy nhất trên con đường hướng tới tương lai của dân tộc Việt Nam. Dù chúng ta có đi tìm một vị anh mimh nào thì vị đó cũng chỉ nói hãy về lật đổ chế độ CS đi thì mọi việc sẽ tự động giải quyết.

Không cần phải một bậc tiên tri mà tất cả quý vị ngồi đây đều có thể trả lời được lý do duy nhất mà chúng ta vẫn lưu vong cho đến ngày hôm nay là vì đảng CSVN, và chỉ có thay đổi cơ chế chính trị tại Việt Nam mới giải quyết được vấn đề Việt Nam.

Trong thời gia qua, quý vị nghe rất nhiều rằng ông này tham nhũng, ông kia không tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng tốt hơn, Nguyễn Tấn Dũng xấu hơn v.v.. Nếu Nguyễn Phú Trọng trong sạch chẳng lẽ chúng ta lại ủng hộ ông ta hay sao. Thật ra tất cả những người đó cũng phát sinh ra từ một cơ chế mà thôi. Thay đổi một bộ phận của bộ máy, sơn lại màu sơn mới của một chiếc xe không làm cho chiếc xe chạy nhanh hơn, mà phải thay đổi nguyên cả bộ máy mới có thể làm chiếc xe chạy nhanh hơn. Không nên để CS dắt chúng ta đi vòng vòng mà phải tập trung vào việc giải quyết cơ chế CS.

Nhân loại đang bước vào thời kỳ dân chủ; do đó, xã hội Việt Nam phải là một xã hội dân chủ. Dân chủ là một tiến trình chứ không phải là một sản phẩm. Tiến trình có nghĩa sự thay đổi diễn ra từng bước tốt đẹp hơn. Nền dân chủ Mỹ khác với nền dân chủ Ấn Độ. Sau khi Cộng Sản sụp đổ, không phải Việt Nam sẽ có một xã hội giống hệt như xã hội Mỹ. Chắc chắn là không. Chúng ta còn phải trải qua rất nhiều khó khăn, rất nhiều khiếm khuyết. Tuy nhiên, chúng ta xây dựng một nền tảng và từ nền tảng đó, nếu chúng ta không làm hết được, con cháu chúng ta sẽ cải thiện và xã hội Việt Nam sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Do đó, không nên quá quan tâm đến cái gì sau đó mà trước hết phải lật đổ chế độ CS, xây dựng một chế độ dân chủ pháp trị, một nền giáo dục dân tộc, nhân bản và khai phóng mà nhiều người trong chúng ta đã trưởng thành từ đó để hướng dẫn tương lai của đất nước.

Câu hỏi khác được đặt ra là phải làm gì để có dân chủ. Một câu hỏi mà ai cũng hỏi và tự hỏi. Thật ra câu trả lời cũng không khó khăn lắm đâu.

Cách đây 25 năm, đây là câu hỏi khó. Cách đây 41 năm thì quá khó. Tuy nhiên, điều kiện đấu tranh ngày nay đã khác nhiều so với những năm trước. Người dân ngày nay không còn sợ CS như trước mà chính lãnh đạo CS đang sợ người dân hơn.

Trong bài viết “Ai sợ ai” tôi có nhắc; cách đây 25 năm, không có ông Nguyễn Xuân Phúc nào đi xin lỗi nhân dân. Ông ta xin lỗi không phải vì người CS hiểu được lòng dân mà vì không còn cách nào khác hơn là phải đi xin lỗi. Xin lỗi chẳng qua là cách giữ vị trí của mình, là cách làm lòng dân lắng dịu xuống chứ không phải vì biết mình sai.

Điều kiện ngày nay so với 25 năm trước khác nhau nhiều. Cách đây 25 năm, khi bác sĩ Nguyễn Đan Quế công bố tuyên ngôn Cao Trào Nhân Bản, nếu lúc đó CS đem bác sĩ ra bắn có lẽ cũng không bao nhiêu người biết. Nhưng tình thế ngày hôm nay đã khác; ngày nay, sức dân và lòng dân đang bắt đầu đấu tranh trực diện với đảng CS. Bây giờ CS sợ nhân dân hơn là nhân dân sợ CS.

Lật đổ chế độ CS cũng không phải là một việc quá khó. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mở ra một không gian mới, nền kinh tế toàn cầu đã mở ra những mối quan hệ mới trong bang giao giữa các quốc gia. Lãnh đạo CS không dám đàn áp như cách họ đã làm 30 năm hay 40 năm trước. Cuộc đấu tranh giữa CS và dân tộc đã khác hơn nhiều. Phần thắng đang nghiêng về phía dân tộc.

Cách đây 25 năm các phong trào đấu tranh còn rất nhỏ và mang màu sắc quá khứ. Chẳng hạn như Câu Lạc Bộ Kháng Chiến gồm những người cựu kháng chiến, có những điểm đồng thuận nhau và có cùng một quá khứ giống nhau. Họ đấu tranh với các mục tiêu nhất định là được thừa nhận trong cơ chế xã hội mới.

Cách đây 25 năm không có những phong trào xã hội rất là trong sáng như bây giờ, không có những mặt trận thanh niên sinh viên đoàn kết và được nhanh chóng lắng nghe tại hải ngoại. Khí thế đó đã tạo ra một làn sóng rất mạnh và mỗi ngày một lớn mạnh thêm. Cuộc đấu tranh giữa CS và dân tộc mỗi ngày càng khác hơn nhiều. Chúng ta mỗi ngày một tiến, CS mỗi ngày một lùi. CS đang bị bao vây.

Việc bắt Mẹ Nấm cũng là cách để lãnh đạo CS giải quyết vòng vây. CS không dám đàn áp thẳng tay như họ đã làm trước đây mà chỉ cố cô lập các cuộc biểu tình dưới hình thức tôn giáo, làm cho phong trào không vượt qua khỏi giới hạn tôn giáo để thành một phong trào của quần chúng, phong trào của dân tộc. Muốn như vậy họ phải bắt những thành phần có khả năng tạo sự nối kết giữa tôn giáo với các thành phần đấu tranh không tôn giáo ở bên ngoài. Mẹ Nấm là người đầu tiên họ bắt. Các cuộc biểu tình diễn ra trong khuôn viên nhà thờ, trong giới hạn nhà thờ dưới ánh sáng tôn giáo thì không sao nhưng khi đã biến thành một phong trào của quần chúng thì sẽ khác.

Trường hợp của Rumani trước đây là một ví dụ. Các cuộc biểu tình tại Rumani lúc đầu cũng chỉ diễn ra dưới hình thức tôn giáo khi một Mục sư người Hungary sống và giảng đạo tại Rumani bị chính quyền CS Nicolae Ceaușescu đòi trục xuất. Các tín đồ của giáo phận đó đứng lên biểu tình với mục đích ban đầu là giữ Mục sư đó lại nhưng cuộc biểu tình ngày càng rộng lớn hơn vượt qua khỏi sự kiểm soát của chính quyền CS. Cuối cùng Nicolae Ceaușescu bị lật đổ và bị xử bắn một hai hôm sau khi trốn khỏi thủ đô Bucharest.

Đó là bài học mà các lãnh đạo CS đã học. Họ không muốn các phong trào đang nằm trong khuôn viên của tôn giáo trở thành một phong trào quần chúng. Cuộc biểu tình của 30 ngàn người diễn ra tại Vinh có lẽ không nguy hiểm lắm nhưng cũng 30 ngàn người đó mà biểu tình tại Sài Gòn, tại Hà Nội thì khác, chế độ CS có khả năng sụp đổ. Nhưng họ muốn là một việc mà có thực hiện được hay không là chuyện khác. Ý thức con người ngày nay đã đổi khác rồi. Ngày nào mà người dân không còn sợ đó là ngày cáo chung của đảng CS, và như chúng ta thấy tình trạng người dân sợ đảng CS mỗi ngày giảm dần, giảm dần.

Mỗi người Việt Nam hãy làm tất cả những gì có thể làm được để yểm trợ cho các phong trào trong nước. Đừng bao giờ chờ đợi Việt Nam sẽ có một Aung San Suu Kyi hay một Nelson Mandela. Nếu không có chẳng lẽ chúng ta tiếp tục để CS cai trị hay sao. Mỗi người Việt Nam có khả năng làm một Aung San Suu Kyi hay một Nelson Mandela, bởi vì chúng ta không kỳ vọng làm những việc mà hai vị đó đã làm mà kỳ vọng làm những công việc chính chúng ta có thể làm được.

Quý vị có mặt ở đây, các bạn từ các nơi xa đến đây; tất cả những công việc đó, đóng góp đó như những giọt nước nhỏ nhưng sẽ trở thành một biển lớn. Mẹ Teresa có nói một câu như thế này “Một giọt nước có thể không làm biển mặn hơn nhưng biển sẽ không mặn nếu thiếu đi những giọt nước”. Hãy làm một giọt nước và nếu mỗi người trong chúng ta đều cùng làm một giọt nước thì biển sẽ mặn.

Trần Trung Đạo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn