BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (Bài 2: Những kịch bản thay đổi - sụp đổ có thể xảy ra)

18 Tháng Mười Một 20166:54 SA(Xem: 1573)
Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (Bài 2: Những kịch bản thay đổi - sụp đổ có thể xảy ra)
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54

dangcongsan Khi chế độ cộng sản Việt Nam đi tới thời điểm cận kề sự sụp đổ, trong tiềm thức và mong muốn của nhiều người, muốn có sự thay đổi trong nhận thức và trật tự, tránh sự xáo trộn và hỗn loạn. Đây là điều tự nhiên của người dân, khi đã trải qua rất nhiều những biến cố, những đảo lộn gần một thế kỷ qua. Kịch bản thay đổi mà nhiều người mong muốn, đó là đảng cộng sản tự nhận thức được nguy cơ sụp đổ của chế độ, chấp nhận sự thay đổi về chính trị, mở đường cho sự xuất hiện của đảng phái khác, và cùng nhau bắt tay vào xây dựng một thể chế dân chủ, trao trả quyền lực về cho nhân dân. Nhưng hầu như ai cũng biết, đây là kịch bản không tưởng, không thể xảy ra bởi sự vận hành của một hệ thống và theo quán tính, không ai có thể làm gì và đảo ngược được tình thế. Tuy vậy, vẫn còn một hi vọng về một sự thay đổi có chủ ý, xuất phát từ nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Đó là sự phất cờ trong nội bộ mà chúng ta đã từng hi vọng như trước đại hội XII của đảng cộng sản. Đây là kịch bản vẫn còn hi vọng nhưng đã giảm bớt nhiều sau hi vọng có đột biến từ đại hội XII. Đối với những người làm chính trị lớn, với những người có nhãn quan chính trị và chấp nhận rủi ro, mạo hiểm thì thời điểm trước đại hội XII và thời điểm hiện nay là thời cơ vàng để phất cờ, để tạo đột biến và dấu ấn trong lịch sử. Nhưng hi vọng về một sự phất cờ trong nội bộ đảng cộng sản rất mong manh và khó xảy ra vì hai lý do. Thứ nhất, những người ở vị trí có thể phất cờ hiệu quả đều có một hệ thống lợi ích được tích lũy và tạo ra trong nhiều năm, và người ta rất khó để dám đặt cược vào một tình thế hiểm nghèo. Thứ hai, quan trọng hơn, hệ thống quan trường của cộng sản, không có chỗ cho những người có cá tính lớn, cho những người có bản lĩnh dọc ngang thiên hạ. Phần lớn lên đến các chức vụ trung ương và bộ chính trị đều là dạng luồn cúi, thượng đội hạ đạp và quan trọng nhất, họ chưa bao giờ có khái niệm hi sinh vì một cái gì đó. Trong khi đó, việc phất cờ chủ yếu được thúc đẩy bằng động cơ lớn, trong sáng và chấp nhận sự hi sinh. Nhưng chúng ta cũng không loại trừ hoàn toàn khả năng thực tế của kịch bản này, bởi quy luật vật cùng tắc phản trong cuộc sống.

     Có một kịch bản được một số người đưa ra trao đổi về sự thay đổi của chế độ, đó là việc một cá nhân hoặc một nhóm, có thể lợi dụng tình thế để chuyển sang hình thái độc tài cá nhân hoặc độc tài nhóm. Cá nhân tôi không chia sẻ, và không nghĩ rằng việc này có thể xảy ra. Lý do là, việc lợi dụng tình thế, để xáo trộn nội bộ, đảo chính trong nội bộ, để thu quyền lực về một mối, một nhóm có thể xảy ra, có thể làm được. Nhưng để duy trì một hình thái độc tài cá nhân, hoặc nhóm trong bối cảnh bộ máy khổng lồ đang tồn tại, cộng với nền kinh tế phá sản, nát bét và số nợ lên đến gấp đôi GDP là điều không tưởng. Nếu như có một sự phất cờ, với mục đích trong sáng, mục tiêu vì tự do của nhân dân thì vấn đề lại khác. Các chính phủ dân chủ và các định chế tài chính quốc tế, thậm chí người dân trong nước, có thể ủng hộ và giúp đỡ vô tư, khách quan và hoàn toàn có thể bảo đảm duy trì, tồn tại những cơ quan, bộ máy cần thiết cũng như hoạt động bình thường của nền kinh tế. Nhưng nếu là độc tài cá nhân, độc tài nhóm thì không bao giờ có thể thu hút nổi những nguồn lực nói trên. Chính vì vậy, khả năng xảy ra kịch bản chuyển đổi sang hình thái độc tài cá nhân, hoặc độc tài nhóm là rất khó xảy ra.

     Như vậy, kịch bản về sự thay đổi là có thể có nhưng vô cùng mong manh và ít hi vọng. Cá nhân người viết bài này nhận định, sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện có nhiều khả năng xảy ra nhất. Sự kéo dài cơn hấp hối, giãy chết này có thể thách thức sức chịu đựng của người dân và giới đấu tranh dân chủ nhưng cũng có khía cạnh tích cực. Đó là khi nhà cầm quyền Việt Nam có thể luân chuyển, huy động các nguồn lực để duy trì, kéo dài sự tồn tại của chế độ, thì sự cạn kiệt nguồn lực sẽ xảy ra ở tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi bộ phận của cơ thể cộng sản. Vậy là khi chế độ sụp đổ, tất cả đều vỡ vụn và sụp đổ theo, và cả đất nước trở thành bình địa, bằng phẳng. Điều này rất thuận lợi cho việc xây dựng một ngôi nhà mới, một thể chế mới tự do và dân chủ.

     Sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ như đã phân tích, gốc rễ là sự cạn kiệt nguồn lực, sụp đổ về kinh tế. Nhưng diễn biến, nguyên cớ hay giọt nước tràn ly sẽ xảy ra ở đâu, lĩnh vực nào và như thế nào là điều khó ai có thể biết được. Về đại thể, có thể có ba tình huống có tính chất ngòi nổ cho sự sụp đổ của chế độ. Ba tình huống đó tương ứng với ba lĩnh vực quan trọng của đời sống người dân.

     - Sự sụp đổ về kinh tế, có thể bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, hoặc một cuộc lạm phát bất ngờ nào đó.
Chúng ta đã biết, hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay chỉ còn vốn lưu động để duy trì hoạt động cầm chừng và tồn tại. Nếu có một thông tin, hoặc một tác động tâm lý nào đó, đẩy người dân đồng loạt tới rút tiền ngân hàng cùng một thời điểm, thì sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng hoàn toàn có thể xảy ra. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ngay lập tức kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, lạm phát thường trực của Việt Nam hiện nay ở mức cao, mỗi năm tối thiểu từ 20-30%. Nguyên nhân là do nhà cầm quyền luôn in tiền vượt quá năng lực của nền sản xuất. Nếu trong một tình huống nào đó, họ cần tiền và đột ngột đẩy nguồn tiền in ra gấp nhiều lần lượng tiền in hiện tại, sẽ xảy ra siêu lạm phát. Mà siêu lạm phát thì thiêu đốt một chế độ nhanh nhất có thể, lịch sử đã nhiều lần chứng minh.

     - Động loạn xã hội xảy ra, khi nhà cầm quyền có thể đàn áp quá tay, không kiểm soát được tình hình, lại đúng vào thời điểm và lĩnh vực nhạy cảm. Người dân có thể vùng lên bất cứ lúc nào trong bối cảnh dồn nén cùng cực như hiện nay. Chúng ta không biết điều này có xảy ra hay không, nhưng chúng ta hiểu rõ, các vấn đề xã hội đang chồng chất như những thùng thuốc súng, sẵn sàng bùng lên bất cứ lúc nào khi có một mồi lửa đủ mạnh. Những vấn đề khủng hoảng ô nhiễm môi trường, dân oan, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ...hiện đang là những thùng thuốc nổ cực mạnh, chỉ chờ dịp là bộc phát. Mạng lưới Internet và mạng xã hội luôn là nguồn dẫn và xung động cực lớn cho những đám cháy tưởng như nhỏ bé và đơn giản.

     - Mâu thuẫn, sát phạt trong nội bộ cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam. Vài năm trở lại đây, vấn đề xung đột quyền lực, lợi ích nhóm đã bị rò rỉ ra bên ngoài và ai cũng thấy vấn đề này lại trở thành một quả bom nổ chậm tiềm ẩn. Khi nguồn lực chung cạn kiệt, đương nhiên chiếc bánh lợi ích sẽ bị co lại, nhưng số người và nhóm lợi ích không hề giảm đi, chính vì vậy sự xung đột và mâu thuẫn bị đẩy lên mức cao là điều dễ hiểu. Ngoài ra, việc thuần phục Trung Quốc chưa bao giờ đạt tới sự thống nhất tuyệt đối, vẫn có những người còn chút lương tâm và liêm sỉ, và đó cũng là một ngòi nổ vô hình. Việc tham quyền cố vị, hoặc phe cánh dựa vào ảnh hưởng bên ngoài càng làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn tiềm ẩn chỉ chờ cơ hội là bộc phát. Và thường là giai đoạn cuối của sự tồn tại, các mâu thuẫn tích tụ đủ lớn cho một sự bùng phát bất ngờ.

     Chúng ta không biết được, trong ba lĩnh vực nêu trên, đâu sẽ là ngòi nổ, giọt nước tràn ly cho sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ. Nhưng chúng ta biết chắc chắn, đó là điều sẽ tới trong tương lai gần./.

Hà Nội, ngày 18/11/2016

Nguyễn Vũ Bình
Nguồn Blog Nguyễn Vũ Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn