BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72812)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tập san "Tổ Quốc" - Mốc son không phai trong lịch sử báo chí Việt Nam

12 Tháng Chín 20167:55 SA(Xem: 1585)
Tập san "Tổ Quốc" - Mốc son không phai trong lịch sử báo chí Việt Nam
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Gặp nhau tại Nhật Bản, cụ Phan Bội Châu hỏi nhà cách mạng người Trung Quốc Khang Hữu Vy làm sao để giành độc lập cho đất nước, Khang Hữu Vy trả lời: “Anh đừng lo dân tộc anh không giành được độc lập mà phải xem dân tộc anh có xứng được sống trong một nước độc lập hay không đã”.

Vào lúc đó, không chỉ người Việt Nam bình thường mà một trí thức lỗi lạc như Phan Bội Châu  cũng phải sững sờ trước câu nói mang tầm triết lý quá cao siêu đó. Cho đến nay, sau 71 năm Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, nhìn 90 triệu dân Việt Nam đã bị biến thành đàn cừu ngoan ngoãn cúi đầu gặm cỏ mới thấy thấm thía cái dự liệu cay đắng của Khang Hữu Vy. Nước thì cạn kiệt, cánh đồng thì ngày một xác xơ nhưng không chỉ vì bị lang sói từ bắc phương uy hiếp mà sợ chính cả người chăn cùng bầy chó săn cập kè bên hông mà bầy cừu cứ âm thầm lặng lẽ, không một tiếng ho he.

Ai cũng đồng tình rằng đất nước phải thay đổi! Thay đổi để tiến lên, thay đổi để tốt hơn chứ không phải đổi mới theo kiểu câu giờ như đảng cộng sản Việt Nam vẫn đang làm. Để thay đổi có chiều sâu, thay đổi thật sự thì những tiếng nói đối lập và ôn hòa là vô cùng cần thiết và phải được khuyến khích. Tuy nhiên không ai dám nói lên sự thật, tất cả phải nói dối khi được hỏi. Tất cả đều thờ ơ với đất nước, sống chết mặc bay, tất cả trở thành vô cảm. Tổ quốc có cũng như không. Sống trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn mà ta như là kẻ lưu vong .

Vậy mà thái độ hèn hạ lặng câm gặm cỏ vẫn được người ta bao biện. Người đã trở về vui thú điền viên nói tôi chẳng còn gì phải sợ, chỉ e họ trù dập con cháu.Vào thời niên thiếu họ nói lỡ bị trường cấp 3 kỷ luật không cho thi tốt nghiệp, không được thi đại học thì sao?. Khi lên đại học họ nói phải nén chịu để không bị đuổi học giữa chừng. Khi đã có bằng thạc sỹ họ nín nhịn để được làm tiến sỹ. Có bằng tiến sỹ, họ chờ được làm quan!

Thế là cả xã hội lặng tờ, chỉ đinh tai nhức óc những lời giáo huấn của Mác – Lênin, những chỉ thị nghị quyết phải tuyệt đối trung thành với Đảng, phải đời đời ơn Đảng, phải ra sức học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh …

Dưới thời Pháp thuộc tuy bị Nguyễn Ái Quốc lên án là nền thống trị hà khăc nhưng thời ấy báo chí tư nhân vẫn được tự do ấn hành rộng rãi. Các tờ Nam Phong, Đông Dương tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần Chung, Trung Lập, Hà Thành Ngọ báo, Đuốc nhà Nam, Tiếng Dân… không chỉ giới thiệu và truyền bá tư tưởng, văn hóa, văn minh thế giới mà còn tuyên truyền vận động yêu nước, tự tôn dân tộc, phê phán chính quyền thuộc địa …

 

Nửa thế kỷ sau khi tờ “Nhân Văn ” bị đình bản và Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị đàn áp khốc liệt quyền tự do ngôn luận của nhân dân Việt Nam như bị triệt tiêu hoàn toàn.

nguyenthanhgiang-300x224Suốt 50 năm trời, trong lãnh địa CHXHCNVN không một tờ báo nào dám xuất hiện. May sao, đúng ngày 15 tháng 9 năm 2006, như là tờ “Nhân văn” hồi sinh, tập san “Tổ Quốc” ra dời. Giữa không gian tự do ngôn luận chết lặng suốt 50 năm, tập san “Tổ Quốc” phát lên dõng dạc “Tiếng nói từ Suy tư và Ước vọng của nhân dân Việt Nam ”. Giữa ngổn ngang bừa bộn báo Đảng, “Tổ Quốc” bừng nở như cánh hoa vàng rực rỡ trên bãi cỏ, như viên kim cương óng ánh trên triền cát, như sấm gọi mùa trăm hoa đua nở để ngày nay ta có cả vườn hoa đẹp: “Ba Sàm”, “Bauxite Việt Nam”, “Tễu”, “Bùi Văn Bồng”, “Việt Nam Thời báo” “Văn Việt”,“Phạm Viết Đào”, “Bà Đầm Xòe”…

“Tổ Quốc ” rõ ràng đã ghi một mốc son không phai trong lịch sử báo chí Việt Nam.

Người ta nói rằng khó nhất của một bài văn là câu mở đầu. Cũng vậy, khó khăn nhất để mở ra  một quá trình cách mạng tư tưởng cho một dân tộc, đó là sự dấn thân của những tờ báo tiên phong biểu lộ lập trường đối lập.

Trong những nhà vận động dân chủ kỳ cựu ở Việt Nam, tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang là người kiên trì thực hiện chủ trương cải tạo nhận thức xã hội. Ông cho rằng có làm như vậy mới góp phần tích cực đẩy nhanh tiến trình “diễn biến hòa bình”. Mười năm qua, hơn nhiều tờ báo khác, nhờ chất lượng trí tuệ cao, nhờ bén nhạy thời sự và nhận thức thời đại, “Tổ Quốc” không chỉ được tán phát rộng rãi trong nhân dân, trong đông đảo đảng viên CSVN mà còn len lỏi sâu được cả vào thành phần lãnh đạo Đảng ở tất cả các cấp. Chính vì vậy, ở hạ tầng cơ sở, hàng trăm, rồi hàng nghìn, rồi hàng vạn người đang xuống đướng; ở thượng tầng kiến trúc, TBT Nguyễn Phú Trọng hoảng hốt rên rỉ phải tích cực chống tự diễn biến.

Nhân dân sẽ ghi nhận tập san “Tổ Quốc” như một mốc son không phai trong lịch sử báo chí Việt Nam và sẽ ghi công người sáng lập hết sức tài trí và dũng cảm – tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang.


Sài Gòn ngày 11 tháng 9 năm 2016
Tôn Phi.

Hội viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam IJAVN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn