BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72822)
(Xem: 62103)
(Xem: 39202)
(Xem: 31057)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thêm ý kiến về Phật giáo và Dân tộc

31 Tháng Tám 20166:38 SA(Xem: 1313)
Thêm ý kiến về Phật giáo và Dân tộc
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53

Sau khi bài “Phật giáo và dân tộc” được phát thanh Thượng tọa Thích Quảng Ba là thành viên và hiện đang phục vụ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan hiện nay là Phó hội chủ đã có yêu cầu được lên tiếng trước nhận định của Thượng tọa Thích Nhật Từ trụ trì chùa Giác Ngộ trong bài Phật giáo và Dân tộc. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn Thượng tọa Thích Quảng Ba để rộng đường dư luận sau đây.

Xin được ghi lại huấn từ của Thượng tọa Thích Nhật Từ:

“Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đức.

Nói một cách nôm na Phật giáo bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu, đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà hầu như giới chính trị, giới kinh doanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến.

Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử dụng trong các chùa chỉ chọn lọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ Hán-Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Nam trong nước và nước ngoài.”

phattu
Hình ảnh minh họa

 

Hoạt động xã hội của Phật giáo

Mặc Lâm: Xin thượng tọa cho biết tại sao ngài không đồng ý với quan điểm của Thượng Tọa Thích Nhật Từ?

Thượng tọa Thích Quảng Ba: Nhiều người nghĩ rằng Phật giáo là “tu rục, tu rị” không có tính cách hội nhập tích cực để mà dấn thân phụng sự xã hội thì điều đó tôi cho là hoàn toàn sai.

Thật ra mà nói Phật giáo chưa bao giờ có chủ trương làm chính trị, thậm  chí có một số giai đoạn các nhà cầm quyền quân chủ đã quá quý trọng kiến thức quảng bá và các tài năng đức độ với các nhà sư để phong họ lên quốc sư trong khi họ không tham dự triều chính, họ chỉ hiến những ý kiến tốt đẹp nhất để đem lại sự thịnh trị cho đất nước. Họ không nắm giữ quyền, họ không có bổng lộc và chưa bao giờ dựa vào thế của chính quyền hay nhà cầm quyền để làm ích lợi cho hệ thống Phật giáo. Dĩ nhiên có một số nhà vua xuất công quỹ làm chùa, đúc một vài quả chuông nhưng thật sự chưa bao giờ có sự lạm dụng Phật giáo đối với cơ chế chính trị trong quá khứ cũng như hiện tại.

Tuy nhiên khi nói rằng Phật giáo phải bắt chước các hoạt động xã hội từ thiện của những tôn giáo khác thì cũng hơi bất công. Chúng tôi là tu sĩ trong từng ngôi chùa, hiện tại có 17.500 tu trì trong đất nước Việt Nam lúc nào cũng gần gũi dân chúng, giúp đỡ cho họ chia sẻ đời sống của họ.

Dĩ nhiên chúng ta thấy một số chùa đang lớn mạnh lên. Một vài chùa do chính bản thân các đại gia dùng tiền tham nhũng hối lộ, buôn bán bất công dựng ra và họ tự làm chủ, cái đó không thể đổ thừa cho Phật giáo được vì trên nguyên tắc ai cũng có quyền lập chùa.

Chúng ta đã thấy nhà vua lập chùa, công chúa lập chùa, hoàng hậu lập chùa, dòng họ lập chùa, cá nhân hay gia đình nào cũng lập chùa được chứ không phải chỉ có nhà sư mới độc quyền được lập chùa. Đặc biệt Phật giáo chưa bao giờ nhận lệnh chỉ huy điều động từ một đất nước khác, từ một thể chế khác ngoài Việt Nam mà can dự vào Việt Nam cho dù sự can dự ấy có mang lại mục đích tốt đẹp nhưng đa số làm cho lòng người của tín đồ hướng về nước ngoài mà không yêu đất nước mình thì đấy là một điều mà chúng tôi thấy Phật giáo chưa bao giờ có.

Mặc Lâm: Hiện nay nhiều ngôi chùa công khai đem tượng Hồ Chí Minh và có nơi cả ông Đỗ Mười vào thờ như những Bồ tát. Nếu nhận thức về điều mà Thượng tọa Thích Nhật Từ đưa ra là Xã hội quan và đạo đức quan thí có lẽ nó có tính cách hỗ tương giữa sự đóng cửa tu hành và mở cửa chùa để Phật tử dấn thân?

Thượng tọa Thích Quảng Ba: Trước nhất thưa anh Mặc Lâm điều đó không do Phật giáo chủ trương mà đó là sự lợi dụng để làm kinh tế của một số cá nhân. Người nào đó có lẽ là cựu đảng viên vì họ biết quần chúng mê muội không hiểu rõ vai trò tôn giáo nằm ở chỗ nào và lãnh tụ chính trị nằm ở đâu.

Họ biết là quần chúng một số đông hiểu Phật pháp hơi sơ đẳng, Người cộng sản có công tiêu diệt năng lực, nội lực, nội hàm Phật giáo ở miền Bắc suốt 70 năm nay làm cho Phật tử miền Bắc gần như không biết gì giáo lý nữa cho nên họ có hiều biết sai lầm về đạo mẫu hay là về những nhân vật anh hùng lịch sử cho nên biến thành nhân vật tôn giáo đó là hoàn toàn sai.

Phật giáo chúng tôi không bao giờ chủ trương như vậy và chưa có tổ chức tôn giáo nào lại đánh đồng lãnh tụ chính trị, bất kể công ơn của họ với dân tộc cỡ nào, thành thần thánh của tôn giáo cả.

Phật giáo bị bách hại

Mặc Lâm: Phật giáo sở dĩ bị lệch lạc như Thượng tọa vừa nói do thiếu hiểu biết về đạo mẫu, tuy nhiên nếu không áp dụng những gì xảy ra chung quanh thì làm sao phật tử tự trang bị cho mình số vốn kinh nghiệm cho bản thân, đó là chưa nói tự bảo vệ Phật giáo không bị xâm hại trước các hiện tượng xấu cũng như việc Phật giáo có thể bị bách hại?

Thượng tọa Thích Quảng Ba: Khi nói Phật giáo bị bách hại thì anh phải nói hai mảng tại vì cái mảng của chúng tôi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thì bị cưỡng bức lần lượt tiêu diệt hết nhân sự các hoạt động độc lập chỉ còn vài vị lãnh đạo tối cao tượng trưng thôi. Các ngài không làm gì được ví dụ như hòa thượng Quảng Độ của chúng tôi.

Nhưng điều đó không phải do chúng tôi muốn mà đó là chính sách bất công vô lý của nhà nước Việt Nam thôi còn giáo hội Phật giáo Việt Nam họ có được hoạt động mặc dù giáo hội đó bị nhà nước không chế khép vô làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc nhưng họ được một số hoạt động rất ít. Họ không đầy đủ tự do như chúng tôi trước 75 nhưng họ cũng được lập chùa cũng được dạy tăng chúng. Họ cũng được làm từ thiện và làm một số việc rất giới hạn và dĩ nhiên mọi chính sách đều phải thông qua sự chấp thuận của nhà nước mới được hoạt động.

Chúng tôi cho rằng họ cũng bị đàn áp tôn giáo mặc dù với cá nhân của nhiều tu sĩ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam họ cho là họ không bị đàn áp. Nhưng cái nhìn của chúng ta đến từ xã hội dân chủ như ở Mỹ ở Úc thì cho rằng họ đang bị đàn áp khốc liệt bởi vì họ không được tự quản giáo hội của họ mà phải nằm trong cơ chế chính trị, bị nhà nước trực tiếp điều hành và điều khiển, làm từ thiện cũng phải báo cáo, xin phép.

Mặc Lâm: Thượng tọa đã bác bỏ chuyện Phật giáo dấn thân vào xã hội và chính trị dưới sự điều hành hay hướng dẫn của một đơn vị nhỏ nhất là ngôi chùa. Nếu Phật tử từ chối việc phản kháng với chính quyền về những gì mà họ ép buộc, sách nhiễu khi tu tập, phải chăng sự từ chối này có thể dẫn đến ngõ cụt của chính bản thân người Phật tử?

Thượng tọa Thích Quảng Ba: Thưa anh có thể cái tổ chức Phật giáo bị tiêu diệt thí dụ như Phật Giáo Việt Nam Thồng nhất đang bị tiêu diệt còn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đang bị khống chế, đang bị làm biến thái, đang bị lợi dụng và sử dụng nhưng nó vẫn có tổ chức.

Nhưng như tôi đã nói lúc đầu, Phật giáo không quan trọng tổ chức. Phật giáo có thể tồn tại không cần tổ chức và không có tổ chức. Phật giáo có nhiểu tổ chức, rất nhỏ, từng đơn vị mỗi nhà hay mỗi chùa là một tổ chức vẫn được như thường. Trong quá khứ 2.000 năm Phật giáo chưa từng có giáo hội nhưng vẫn tồn tại trong lòng lịch sử Việt Nam.

Trên toàn thế giới không có nước nào có giáo hội cả mà họ có tăng đoàn, nhiều tăng đoàn mà tăng đoàn không điều hành như tổ chức của giáo hội nhưng vẫn rất mạnh. Phật giáo đâu cần tổ chức nhưng vẫn làm mọi việc. Có tinh thần hợp tác, tinh thần dấn thân phụng sự thì làm được chứ không phải có tổ chức trung ương tập quyền mới làm được. Chúng tôi không tin tổ chức.

Mặc Lâm: Tăng đoàn mà Thượng tọa vừa nhắc tới cũng vẫn là tập thể vì ít nhất cũng phải có từ 5 tới 10 người trở lên mới có thể gọi là tăng đoàn. Đối với chính quyền Việt Nam thì đã là tập thể thì sẽ luôn luôn bị chú ý, Tăng đoàn vì vậy không khác gì với Giáo hội cả. Theo ý của Thượng tọa thì một tập thể nhỏ như tăng đoàn và sức mạnh lớn như Giáo Hội có điều gì khác nhau?

Thượng tọa Thích Quảng Ba: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bây giờ do một vài xáo trộn đang rất là khó khăn nội bộ thành ra vấn đề tăng đoàn ý nghĩa nguyên thủy là bất cứ tập thể tu hành nào trong một ngôi chùa từ 5-7 vị trở lên thì có thể gọi là một tăng đoàn rồi. Tất nhiên một tổ chức nhỏ như tăng đoàn thì mỗi tổ chức có thể làm được những việc cần cho quần chúng chung quanh họ thì đó là sức sống, khả năng tồn tại hòa quyện giữa dân tộc và đạo pháp. Còn xây dựng một trung ương tập quyền toàn quốc thống lãnh mọi người thì đó là điều chúng tôi không mong muốn, không nhất định đã hay và đã đúng. Hễ ai nắm được cấp trung ương của tổ chức đó thì họ sẽ tước đoạt mọi tự do các thành viên trong tổ chức đó là điều mà đạo Phật không mong muốn.

Mặc Lâm: Xin cám ơn Thượng Tọa.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
30-08-2016

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn