BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73229)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Người thương binh và chiếc ghe nhỏ

24 Tháng Năm 201612:15 CH(Xem: 3728)
Người thương binh và chiếc ghe nhỏ
55Vote
42Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.77

Từ một tin nhắn của họa sĩ Dương Phước Luyến, Houston

“Chiều về Thanh Hà, thấy một người đang lui cúi trong con đò nhỏ. Mình ngừng lại khi nhìn thấy người ấy cụt chân. Loay hoay cả 30 phút để lót đầu gối thật nhiều giẻ vụn để mang chiếc chân gỗ, rồi cố bò lên bờ, dáng đi 'quân trường' hiên ngang qua đường vào một quán nhỏ cạnh đó. À thì ra anh lên bờ đi ăn với miếng chả trứng, chén xì dầu và tô cơm nhỏ. Lân la trò chuyện, mình mới biết anh là thương phế binh vì đạp trúng mìn khi hành quân ở Sa Huỳnh vào đầu năm 1975, được đưa về quân y viện Duy Tân ở Đà Nẵng cắt chân, vết thương chưa kịp lành thì bị đuổi ra đường khi Đà Nẵng có chủ mới. May sao cũng lết ra tới được Huế, tìm về quê nhà ở Thanh Hà, được bà con cưu mang đùm bọc. Ngày ngày trên chiếc xe đạp cà tàng, anh lặn lội đi bán vé số kiếm cái ăn, bữa nào bán hết 100 cái vé số mới có chén cơm. Đêm về sống trên chiếc đò nhỏ bề ngang chưa đầy 1m mà không khỏi bị ám ảnh về những cơn lũ lớn... Nghe chuyện, tôi phải lấy kính đen đeo lên để che vội cặp mắt của mình các bạn của tôi ơi.”

thuongphebinhnguyenngocanh
Thương binh Nguyễn Ngọc Anh trên chiếc ghe nhỏ. (Hình: Nghy Thanh cung cấp)

 

Người thương binh đơn độc

Người thương binh này suốt 41 năm này sống cu ky một mình, không vợ con, họ hàng thân thuộc. Anh không biết đến thế giới bên ngoài, không có hộ khẩu cũng chẳng có “chứng minh nhân dân,” như một người sống ngoài lề xã hội. Anh cũng chẳng có đến một ngòi bút hay một mảnh giấy, không bao giờ biết tới một tờ báo, hay Internet là gì, nên cũng chẳng biết đến ai mà cầu cứu hay bày tỏ tâm sự. Nếu một ngày nọ không được hoạ sĩ Dương Phước Luyến đi ngang qua đây.

Câu chuyện đã 41 năm dài.

Binh II Nguyễn Ngọc Anh, số quân 67/205069, sinh năm 1947, quân nhân thuộc Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 6, Sư Đoàn 2BB, đã tham gia các cuộc hành quân của đơn vị qua các chiến trường Mộ Đức, Tam Quan, Bồng Sơn, Sa Huỳnh. Vào Tháng Hai, 1975, tại chiến trường Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, một quả mìn của Việt Cộng đã cắt đứt bàn chân phải của anh và anh được đưa về bệnh viện Quảng Ngãi để giải phẫu và điều trị. Sau chín ngày, anh được chuyển về quân y Vvện Duy Tân, Đà Nẵng, điều trị tiếp thì biến cố 30 Tháng Tư, 1975 xảy ra. Tháng Ba, 1975, Việt Cộng vào Đà Nẵng chiếm quân y viện, tất cả thương binh VNCH đều bị đuổi ra đường, lê lết tìm đường về với gia đình.

Mấy năm nay không còn ai cho anh một chỗ trú ngụ, hiện nay anh Nguyễn Ngọc Anh đang sống trên một chiếc ghe nhỏ làm bằng tôn, bề ngang chưa đầy 1m, bề dài 3m, neo sát con đường đi về ngã Bao Vinh, Huế. Mỗi ngày anh ôm bờ leo lên cái xe đạp cũ, không phải để đạp bằng hai chân như người bình thường, mà dùng một chân để “chọi,” đi kiếm sống. Bán vé số là cái nghề cứu tinh cho những kẻ khốn khổ như anh để có thể kiếm được bữa cơm hàng ngày.

Chiếc ghe nhỏ của anh chỉ cần một cơn lốc nhỏ cũng đủ nhận chìm. Nếu nước sông cạn, ông Anh khó có thể leo lên bờ, nếu nước sông dâng cao hay bão lụt thì chiếc ghe của ông có thể bị nhận chìm. Thương binh Nguyễn Ngọc Anh cần lên bờ, có một chiếc xe lăn hay xe lắc để kiếm sống.

Hiện nay ký giả Nghy Thanh ở Houston và một số bạn bè đang giúp đỡ cho thương binh Nguyễn Ngọc Anh có một cái điện thoại, từ đó anh có thể liên lạc được với những ân nhân, hay các dịch vụ giúp gửi tiền đến anh.

Trong hoàn cảnh này, quý ân nhân có thể giúp thương binh Nguyễn Ngọc Anh qua địa chỉ của Hội HO Cứu Trợ TPB/VNCH, PO Box 25554, Santa Ana, CA.92799. Phần Memo xin ghi: TB Nguyễn Ngọc Anh - Huế.

*Bà Võ Thị Hoà, điện thoại 097 526 2293, ngụ xóm 3, thôn Quảng Thành, làng Thanh Hà, quận Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, là người có thể gọi ông Anh từ đò lên nói chuyện.

Huy Phương
Nguồn Người Việt

Người viết: huyphuong37@gmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn