BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72822)
(Xem: 62103)
(Xem: 39202)
(Xem: 31057)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Dòng Máu Dân Tộc Thiểu Số Trong Con Người Hồ Chí Minh

18 Tháng Năm 20168:07 SA(Xem: 2518)
Dòng Máu Dân Tộc Thiểu Số Trong Con Người Hồ Chí Minh
52Vote
414Vote
35Vote
20Vote
10Vote
3.921

Trên giang sơn đất nước Việt Nam, dân tộc Kinh (tức người Việt) là sắc dân chính. Ngoài ra có chừng trên 60 sắc dân thiểu số như Mèo, Mán, Mường, Thái, Nùng, Thượng v...v cùng sống chung trên mảnh đất hình chữ S thân yêu này. Dân tộc thiểu số có tiếng nói và tập tục riêng biệt, đặc thù của riêng họ. Những nếp sống đặc thù đó đã tô điểm thêm hương hoa, giàu đẹp cho quê hương gấm vóc Việt Nam.

hochiminh4Đối với con người Hồ chí Minh, ai cũng biết cha ông là Nguyễn sinh Sắc, một người Kinh, và bà Hoàng thị Loan. Mới đầu ai cũng tưởng bà mẹ Hoàng thị Loan là người Việt nhưng sau này có những tin tức từ trong nước đưa ra cho biết bà Hoàng thị Loan là người Mường chứ không phải là người Việt thuần túy như cha của Hồ chí Minh. Như vậy Hồ chí Minh mang một nửa dòng máu Mường trong người. Yếu tố mang nửa dòng máu thiểu số không nói lên khuynh hướng tốt, xấu của con người Hồ chí Minh, nhưng nó cũng cho thấy những sinh hoạt trong cuộc đời Hồ chí Minh có những điểm giống với người dân tộc thiểu số. Và đó là mục đích của bài viết này.

Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài (Hồ chí Minh rời Sài Gòn bằng công việc làm bồi tàu trên một chiếc thương thuyền của Pháp năm 1911) và trở lại Việt Nam vào đầu thập niên 1940.

Chuyện đầu tiên khi về nước hoạt động là Hồ chí Minh chọn nơi trú ẩn là hang Pắc Bó. Chuyện thích ở hang, động cũng là đặc tính của người thiểu số. Đây là yếu tố đầu tiên nói lên vết tích thiểu số trong con người Hồ chí Minh.

Nguyễn chí Thiện có mấy câu thơ khá hay nói đến chuyện Hồ chí Minh ở hang Pắc Bó:

Hang Pắc Bó hóa thành hang ác thú
Bác Hồ già hóa dạng bác Hồ ly
Đôi dép lốp nặng bằng trăm đôi dép sắt
Bộ ka-ki vàng, vàng như mắt dân đen
Quỷ quái đê hèn, lừa đảo.
(Trích từ bài thơ "Đồng lầy")


Về nước hoạt dộng cách mạng, nhưng Hồ chí Minh đã bắt đầu có những liên hệ tình cảm với một người đàn bà Tày thiểu số mà sau này dư luận cho là mẹ của Tồng bí thư Nông đức Mạnh. Bà Nhàn (San Francisco) trong một bài viết nhan đề "Ai là mẹ của Nông đức Mạnh" viết vào tháng 5-2004 đã truy cứu một số tài liệu để nói về người tình nhân thiểu số đầu tiên của Hồ chí Minh sau khi về nước hoạt động. Dĩ nhiên là người có máu dân tộc thiểu số, Hồ chí Minh có khuynh hướng chọn con gái, đàn bà thiểu số để làm bạn tình. Bài viết của bà Nhàn có những đoạn chi tiết về mối tình này như sau:

" Địa thế hang Pắc Bó lại thông ra một con đường kín đáo dẫn sang bên kia bên giới.. Cũng tại nơi đây Hồ chí Minh lại có một mối tình mà ít ai đề ý đến và ngay những tài liệu trước đây cũng không hề nhắc đến. Nhân chuyện Cộng sản Việt Nam dâng đất, nhượng biển cho Trung Cộng, các anh chị em trong nhóm "Câu lạc bộ sinh viên Việt Nam" ngày 24-2-2002 đã viết một bài có tựa đề "Cột mốc 108 và một câu chuyện tình" (Trong Bạch thư tố cáo Việt Cộng hiến đất dâng biển cho Trung Cộng trang 348, 349. Mục đích của bài viết nhấn mạnh cột mốc 108 biên giới Việt - Trung để chúng ta có dịp so sánh địa điểm này giữa hai thời điểm 1941 và 1999. Thế nhưng cột mốc biên giới đánh số 108 này cũng đã ghi lại dấu viết đầu tiên của Hồ chí Minh khi trở về nước và đã có một cuộc tình với một cô gái người Tày thiểu số họ Nông.

Vào năm 1941 Nông thị Ngát, còn có biệt danh là Nông thị Trưng (tên do "Bác" Hồ dặt cho) là một cô gái tuổi đôi mươi người Tày rất đẹp có duyên nhưng lại mù chữ. Vốn trực thuộc cơ quan chi bộ phái của Trung Hoa Cộng sản do Đảng tuyển chọn và huấn luyện để làm giao liên cho Hổ chí Minh, Nông thị Trưng liên tục được Hồ chí Minh huấn luyện, bồi dưỡng, xóa dần mù chữ và thế là một chuyện tình có thể đã xảy ra vào những năm tháng này.

Trên tờ Xuân phụ nữ năm Đinh Sửu 1997 xuất bản trong nước có bài viết tựa để "Cô học trò nhỏ của Bác Hồ" được tác giả Thiên Lý viết theo lời kể của chính đương sự Nông thị Trưng, đã cho thấy có sự gắn bó rất thắm thiết giữa cô gái Tày tuổi đôi mươi với người đàn ông 51 tuồi trong cái hang Pắc Bó gần cột mốc 108 này. Sau đây là nguyên văn bài viết:

" Tháng 7 năm 1941, được tin Châu Hà Quãng đưa lính cơ tới bắt, ngay đêm ấy tôi trốn ra rừng, rồi được Châu Ủy đem qua Bình Mãng (Trung Quốc) lánh nạn tại nhà một đảng biên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một hôm đồng chí Lê quảng Ba và Vũ Anh đến đón tôi từ Trung Quốc về Pắc Bó gặp Bác. Về Pắc Bó thì đã nửa đêm, anh Đại Lâm người giữ trạm đầu nguồn đưa ngay chúng tôi đi gặp ông "Ké"

Lội ngược suối càng đi nước càng sâu, khi đến thác thứ ba, anh Đại Lâm thổi sáo, từ trên thác có thang tre thả xuống. Trèo thang lên, thấy một cái lán dựng ngay trên bờ suối. Trong lán có ông cụ ngồi đọc sách. Tôi chắp tay, "Cháu chào cụ ạ". Ông cụ nhìn lên hai mắt rất sáng, ân cần bảo, "Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện." Tôi nhìn xuống sàn, thấy toàn cây to bằng bắp chân. Cụ bảo hai lần tôi mới dám ngồi. Cụ tỉ mỉ hỏi gia cảnh, rồi khuyên tôi, "Từ nay cháu đã có một gia đình lớn là gia đình cách mạng, đừng luyến tiếc gia đình nhỏ nữa. Cháu cặm cụi làm ăn cũng không đủ để nộp sưu thuế đâu. Mình lấy lại được nước rồi từng gia đình sẽ được đàng hoàng. Từ nay ai hỏi thì cháu nói cháu là cháu chú Thu, tên Trưng." Bác đặt tên ấy là muốn tôi noi theo gương Hai bà Trưng.

Từ đấy tôi ở lại lán anh Đại Lâm, mỗi ngày vào lán của Bác một giờ để học tập. Bác dạy cho tôi từ chuyện thế giới, chuyện Cộng sản chủ nghĩa đến cả cách ứng xử thường ngày như " Đừng làm một việc gì khiến dân mất lòng tin. Mượn một cái kim, một con dao, một buổi là phải đem trả. Trong ba-lô, nếu có màn, phải để ở ngoài cửa, hỏi xem chủ nhà có bằng lòng mới đem vào. Cháu là nữ, trước bàn thờ có cái giường các cụ ngồi ăn cỗ, cháu không được ngồi. Tám tháng được Bác chỉ dạy tôi học được hơn cả mấy chục năm họ lý luận tập trung sau này. Bà Nông thị Trưng ngừng kể để uống nước. Tôi để ý thấy ngôi nhà yên vắng lạ, không có dấu hiệu một người thứ hai ngoài chủ nhân sống ở đây. Đồ vật trong nhà chỉ có chiếc giường, bộ bàn ghế gỗ thường, chiếc xe đạp và cái tivi đen trắng cũ kỹ.

Nhân đang vui chuyện, tôi hỏi về gia đình bà, chồng bà là một cán bộ Việt Minh, cùng hoạt dộng những năm 1930, đã mất năm 1986. Có được bốn con trai, một gái, nay đã ở riêng. Bà sống đơn chiếc, tự " phục vụ " hoàn toàn. Người phụ nữ giàu nghị lực ấy đã trải qua nhiều thời kỳ gian khổ trong kháng chiến, vừa hoạt động, vừa nuôi con. Thậm chí, có lúc quá khó khăn đã phải ngưng công tác. Và cũng chính Bác Hồ đưa người nữ cán bộ miền núi ấy trờ lại với công tác.

Trong dịp họp Quốc hội đầu tiên sau khi hòa bình lập lại, Bác mới các đại biểu Cao Bằng tới ăn cơm, thăm hỏi mọi cán bộ cơ sở cũ, và không quên hỏi thăm cô họ trò nhỏ ở Pắc Bó, "Trưng bây giờ làm gì, ở đâu? " Khi nghe trả lời, " Thưa Bác, chị Trưng nghỉ ở nhà.". Bác đổi sắc mặt, trách, " Tại sao trước cách mạng khó khăn thế, nó vẫn hoạt động mà bây giờ lại nghỉ, các chú phải tìm hiểu rõ chứ ". Về sau, mỗi khi có dịp, Bác đều cử người gặp trực tiếp bà Trưng hỏi xem bà có gặp khó khăn gì để giúp đỡ.

Bác còn có cả một bài thơ tặng người học trò nhỏ của mình. Bà Trưng kể, " Hồi ấy giữa năm 1943, Bác mới ra khỏi nhà tù Tưởng giới Thạch, trở về ở trong một cái lán dưới chân núi, Một hôm Bác cho gọi tôi đến, đưa cho một quyển vở và bảo rằng " Bác vừa dịch xong quyển Binh Pháp Tôn Tử. Bác cho cháu." Tôi giở ra, thấy ở bìa trong có bốn câu thơ viết bằng mực Tàu:

Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà

Tiếc thay, trong những năm kháng chiến, không có điều kiện bảo quản, quyển vở quí ấy đã bị mối xông mất"

Bài viết chấm dứt ở đây.

Vừa gặp nhau lần đầu, người con gái Tày chấp tay, "Cháu chào cụ ạ" Có lẽ tiếng "cụ" nghe không "êm ái" lắm nên Hồ chí Minh dặn dò, "Từ nay ai hỏi, thì cháu nói cháu là cháu chú Thu, tên Trưng." Và bí danh "Già Thu" và "Nông thị Trưng" được khai sinh từ đó. Từ trước đến nay, ông Hồ vẫn tự xưng mình là Bác với tất cả mọi người, riêng đặc biệt chỉ có mỗi một mình Nông thị Ngát là được làm "cháu" của "Chú Thu" mà thôi.

Qua lời kể trên đây thì tình cảm của "chú Thu" dành cho "cháu Trưng" rất đậm đà thắm thiết "mỗi ngày một giờ liên tục như thế gần một năm trời từ tháng 9-1941 cho đến 13-8-1942 thì lớp dạy kèm chấm dứt". "Chú Thu" qua Trung Quốc bị bắt, ra tù trở về lại Cao bằng, tìm lại cô học trò xưa, tặng nàng một bài thơ bằng cách viết vài dòng trên quyển "binh thư" và kể từ đó xa nhau nhưng "chú Thu" vẫn theo dõi và tận tình giúp đỡ cho "cô học trò nhỏ" của mình.

Tin từ nhóm "Câu lạc bộ sinh viên" cho biết thì "Kể từ đó Nông thị Ngát đã vắng mặt khá lâu tại vùng biên giới này. Mười năm sau Nông thị Ngát bỗng nhiên được ưu đãi đặc biệt để trở thành chánh án tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng. Người ta đặt câu hỏi việc gì đã xảy ra trong những năm tháng đó, Nông thị Ngát đã đóng góp gì mà chỉ sau 10 năm trở thành tỉnh ủy viên, ủy viên ban chấp hành trung ương và là người đứng đầu ngành hành pháp tại một tình xung yếu phía Bắc?"

Như đã biết, tại Việt Nam không có tự do báo chí, tất cả nằm trong tay Đảng. Nhà báo Kim Hạnh, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, đã bị mất chức chỉ vì đăng tin Hồ chí Minh khi còn trẻ đã có một người vợ, kèm theo đăng lá thư bằng tiếng Hán Hồ chí Minh gửi cho người vợ này. Vì sự thật đã không được phơi bày nên người dân chỉ còn biết đặt nghi vấn là tại sao Nông thị Ngát lại được ưu đãi như thế? Tại sao tiểu sử Nông đức Mạnh chỉ ghi "con một nhà cách mạng lão thành"? Còn cô học trò nhỏ của Bác thì chỉ hé mở chồng cô là "một cán bộ Việt Minh cùng hoạt động trong những năm 1930? Tại sao phải dấu tên tuổi như vậy?

Gần đây hơn và đáng tin cậy nhất là tác giả William Duiker tưởng thuật lại trong cuốn sách viết về Hồ chí Minh (tái bản lần thứ hai) về chuyện Nông đức Mạnh nói với ông rằng, " Mẹ tôi, thành viên của dân tộc thiểu số, đã phục dịch cho ông Hồ vào những năm đầu tiên của thập niên 1940.."..

..Xem như thế thì câu chuyện Nông thị Ngát là một nghi vấn có nhiều khả năng xác thật để trả lời cho câu hỏi: " Ai là mẹ của Nông đức Mạnh vậy?

Bà Nhàn (San Francisco)
Bắc Cali tháng 5 - 2004

Kể từ khi lên nắm chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nông đức Mạnh thường bị các nhà báo ngoại quốc hỏi ông có phải là con của Hồ chí Minh hay không?.. Báo chí trong nước thì đuong nhiên không dám phạm thượng hỏi câu hỏi này! Mạnh chối bai bải và nói rằng cha ông có lên là Nông văn Lai và mẹ là Hoàng thị Nhị. Ông khôn khéo giả lả cho là " dân Việt Nam thì ai cũng là con cháu Bác Hồ". Dĩ nhiên đứng trong vị thế của ông thì ông phải chối bằng mọi giá vì trong mấy mươi năm qua, guồng máy tuyên truyền của Đảng đã tô vẽ Hồ chí Minh cả cuộc đời hy sinh cho nước cho dân nên không có vợ con.. Chẳng lẽ giờ phút này lại khai ra Hồ chí Minh có con rơi là Nông đức Mạnh! Tiếc rằng Mạnh không đưa ra nổi một tờ giấy khai sinh và một tấm hình chụp chung với mẹ và cha của Mạnh. Dấu diếm bao giờ cũng là nghề ruột của bọn Cộng sản nên Nông đức Mạnh không dám nhận Hồ chí Minh là cha cũng như cha của Hổ chí Minh là Nguyễn sinh Sắc không dám nhận Hồ sĩ Tạo là cha. Đúng là cái dòng gian dâm nên cứ gian dối dấu diếm mọi ngươi chung quanh về cha mẹ ruột của mình. 

Theo Bùi Tín, trong một bài viết nhan đề " Không thể để bất công kéo dài đến vậy " cho biết rằng " Chính ông Hồ sĩ Tạo mới là người cha huyết thống của ông Nguyễn sinh Sắc, là ông nội thật sự của ông Hồ chí Minh. ông Hồ sĩ Tạo sinh năm 1834 và mất năm 1907, quê làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, đỗ Giải Nguyên khoa Mậu Thìn (1868), làm quan, dạy học, có tiếng văn hay chữ tốt cả một vùng Nghệ Tĩnh, tiếng vang trong Kinh, ngoài Bắc, quan hệ xã hội rất rộng. Ông lại hào hoa phong nhã, thích ngâm thơ vịnh nguyệt, mê ca trù, nhiều vợ, đông con. ông yêu mến cô Hà thị Hy quê làng Sài huyện Nam Đàn, xinh đẹp hát hay. Ông lại dạy học ngay trong nhà cô. Hồng nhan bạc mệnh, người tình của cô Hy là oHồ sĩ Tạo tài hoa bao nhiêu thì chồng trên danh nghĩa của cô là ông Nguyễn sinh Nhậm yếu kém nhạt nhẽo bấy nhiêu. Ông Nhậm chết sau khi lấy bà Hy chừng 3 năm. Phận làm mọn thời ấy thật cực nhục, cả họ Nguyễn Sinh khinh thị hất hủi hai mẹ con bà. Bà phải bỏ nhà, bỏ con ra đi. May là khi bà chết, có người thương xót mang xác bà về quê và chính ông Hồ sĩ Tạo lại tổ chức chôn cất và đọc điếu văn cho bà.

Chính ông Hồ sĩ Tạo đã chăm lo bồi dưỡng cho " đứa con hoang Nguyễn sinh Sắc " của mình thành danh, qua sự gửi gắm ở những học trò cũ của mình đã thành thầy giỏi và quan chức có thanh thế trong triều đình như ông Cao xuân Dục. Ông Nguyễn sinh Sắc đỗ Phó Bảng năm Tân Sửu (1901) và sau đó vào Huế nhận chức Thừa biện bộ Lễ. "

Bùi Tín có lẽ cũng lấy những dữ kiện về Nguyễn sinh Sắc từ bài viết " Lời truyền miệng dân gian.." trong cuốn sách xuất bản ở hải ngoại " Trong cõi "của sử gia Trần quốc Vượng nói rõ chi tiết chuyện gian dâm của ông nội thật của Hồ chí Minh là Hồ sĩ Tạo (1).. Phải nhận sử gia Trần quốc Vượng là một người rất can đảm vì trong khi bộ máy nhà nước Việt Cộng vinh danh Hồ chí Minh như một ông thánh sống mà Trần quốc Vượng dám khui bí ẩn thâm cung bí sử không được đẹp đẽ lắm của dòng họ Hồ chí Minh. Nghe nói sau bài viết này, sử gia Trần quốc Vượng bị chế tài khá nhiều ở trưởng đại học nơi ông giảng dạy.

Hồ chí Minh có mặt trên cõi đời này từ sự gian dâm của ông nội Hồ sĩ Tạo. Có lẽ vì là sản phẩm của một vụ gian dâm nên suốt đời ông Hồ lúc nào cũng gian trá, gian ác, gian dối và gian dâm. Ông đúng là một loại gian hùng của thời đại. Thường thường những đứa con rơi từ những vụ gian dâm bao giờ tính tình cũng láu cá, thiếu thành thật. Ông Hồ chí Minh cũng không ngoài ngoại lệ đó. Phải nói là ông giỏi tài đóng kịch. Lúc cần cười thì cười, cần khóc là ông có thể khóc ngay như một diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp. Vì có tánh gian dối như vậy nên những người phụ nữ đến với ông nói chung đều chịu cảnh bất hạnh, không hưởng được hạnh phúc dài lâu với con cáo già chuyên nghề gian dối này. Từ Nguyễn thị Minh Khai cho đến người vợ Tàu Tăng tuyết Minh và sau đó đến hai phụ nữ thiểu số Nông thị Ngát và Nông thị Xuân. Ông không có tính lương thiện và chung thủy trong tình yêu nên những người đàn bà đi qua đời ông đều gặp phải chuyện tình " không đoạn kết". Ông rõ ràng đã gây nhiều đau khổ cho những phụ nữ đi qua đời ông.

Chuyện tình của ông Hồ với Nông thị Ngát (Trưng) là một chuyện tình dấu diếm, không đẹp đẽ những cũng không đến nỗi xấu xa. Kết quả của cuộc tình này là sự ra đời của Nông đức Mạnh, hiện đang nắm chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Nông đức Mạnh coi như cũng có một nửa dòng máu thiểu số Tày trong người như cha Mạnh là Hồ chí Minh có một nủa dòng máu Mường trong người. Hồ chí Minh từng tuyên bố " Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ra phải cố công giữ nước ". Nhưng mỉa mai thay đứa con rơi Nông đức Mạnh hiện nay cùng chung với bọn phản quốc Lê khả Phiêu, Lê đức Anh, Đỗ Mười.. vv lại cam tâm bán nước cho Trung Cộng để mong Trung Cộng bảo hiểm cho ngôi vị quyền lực của chúng. Đúng là Hổ phụ sinh cẩu tử! Triều đại hồ chí Minh chắc rồi sẽ chấm dứt bằng chế độ của đứa con rơi tài hèn trí đoản Nông đức Mạnh.

nongthixuanSau người con gái thiểu số Nông thị Ngát là đến phiên một người con gái thiểu số khác là Nông thị Xuân. Số phận của Nông thị Xuân thê thảm hơn Nông thị Ngát rất nhiều. Nông thị Xuân là một cô gái Tày ở làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Cô Xuân được Trần đăng Ninh, đưa về Hà nội nhằm làm công việc "hộ lý" cho ông Hồ. Bây giờ người ta mới hiểu chữ Hộ lý ngoài nghĩa chăm sóc sức khỏe còn lo luôn chuyện phục vụ sinh lý! Cô được giao cho Bộ trưởng Công an Trần quốc Hoàn quản lý và cư ngụ tại số 66 phố Hàng Bông thợ nhuộm. Hàng tuần cô Xuân được đưa vào phục vụ cho ông Hồ chừng 1, 2 lần. Kết quả của sự phục vụ sinh lý này là cô Xuân sinh hạ một bé trai năm 1956. Bé được đặt tên là Nguyễn tất Trung.

Sau khi có con cô Xuân đòi ông Hồ nên công bố công khai mọi chuyện. Ông Hồ trả lời cô Xuân rằng ông không thể tự mình quyết định việc này mà còn phải chờ sự chấp thuận của bộ chính trị, mà theo lời của anh thương binh người yêu của cô Vàng, em cô Xuân, là những ông Trường Chinh, Lê đức Thọ, Hoàng quốc Việt.

Có hai cách giải thích về lối trả lời không chịu công khai hóa chuyện tình cảm của ông và cô Xuân.

Có thể ông là một tên sở khanh, sau khi hưởng thú vui xác thịt với cô Xuân rồi bây giờ tính chuyện "quất ngựa truy phong" nên tìm đủ mọi lý do để không chịu công khai hóa chuyện tình cảm theo lời yêu cầu của cô Xuân. Lý do ông nại ra chờ sự chấp thuận của Bộ chính trị chỉ là một cái cớ, một phương cách chống chế và hòa hoãn mà thôi.

Có thể sự thật là ông có bị bộ chính trị khống chế và không có quyền hành để quyết định chuyện tình cảm riêng tư của mình. Ai đã sống ở Việt Nam thì cũng thấy chế độ Cộng sản vinh danh ca tụng ông như ông thánh. Người ta nghĩ ông tập trung mọi quyền hành trong tay. Sự thật không phải vậy. Ông đã bị nhóm Lê Duẩn và Lê đức Thọ khống chế trong những năm cuối đời.

Sử gia pháp Pierre Brocheux trong cuộc phỏng vấn với đài BBC ngày 28 tháng 10 năm 2003 đã nhận định về sự thất thế của Hồ chí Minh vào lúc cuối đời như sau:

" Hồ chí Minh đã đưa chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam nhưng con người và tính cách của ông ấy phức tạp hơn vậy. theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách ly khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy bị biến thành một biểu tượng. Vì thế cuốn sách của tôi còn có một tựa đề nữa là, "Hồ chí Minh, một nhà cách mạng biến thành một biểu tượng". Ý tôi muốn nói ông bị người ta biến thành một biểu tượng không có quyền, một biểu tượng yếu về quyền lực."

Bà Judith Stowe, trong bài viết "Chủ nghĩa xét lại ở Việt Nam" đọc ở hội nghị ÂS ở Washington DC vào tháng 3 năm 2008 có nói đến cuộc phỏng vấn của bà với ông Hoàng minh Chính vào tháng 2 năm 1995, trong đó ông Chính có nói đến chuyện Trường Chinh thú nhận năm 1963, ông Hồ chí Minh đã bị "vô hiệu hóa".

Đó là cái nhìn của các sử gia nước ngoài về sự mất quyền lực của Hồ chí Minh, Còn dư luận trong nước cũng không có gì khác hơn. Hoàng văn Hoan sau khi trốn chạy sang Trung Cộng cũng đã ra thư ngỏ tố cáo lê Duẩn lấn quyền và sửa di chúc Hồ chí Minh vào những năm cuối đời. Nguyễn văn Trấn thì trong cuốn sách "Viết cho mẹ, quốc hội" cũng có kể chuyện Bùi công Trừng kể cho ông Trấn nghe trong một buồi họp, Lê đức Thọ đã "xài xể" Hồ chí Minh như thế nào. Và Vũ Kỳ trong một bài phỏng vấn với báo Xuân Nghệ An năm 1998 đã khéo léo tố cáo âm mưu giết Hồ chí Minh bằng tai nạn phi cơ của lê Duẩn và Lê đức Thọ ra sao (Xin đọc hai bài "Bí ẩn chung quanh chuyện Hồ chí Minh bị thất sũng lúc cuối đời" và bài "Một cách lý giải về chuyện Hồ chí Minh bị mất quyền lực trong những năm cuối đời." thì sẽ hiểu rõ thêm chi tiết mọi chuyện.")

Cho nên chuyện Hồ chí Minh nói với cô Xuân ông phải chờ sự chấp thuận của Bộ chính trị về chuyện công khai hóa vấn đề tình cảm của ông với cô Xuân có thể là có thật.

Hồ chí Minh rõ ràng không có được quyền uy tuyệt đối như Fidel Castro ở Cuba hay Kim nhật Thành ở Bắc Hàn. Nhưng có điều là chuyện ông mất quyền lực có xảy ra trong thời gian cô Xuân có đứa con trai với ông? Hay ông chỉ viện cớ mất quyền lực cho nên không công khai hóa được chuyện tình cảm để chạy trốn trách nhiệm làm chồng, làm cha?

Nhóm Lê Duẩn, Lê đức Thọ không muốn ông Hồ lấy vợ vì họ muốn ông thành một biểu tượng đấu tranh, suốt đời hy sinh cho nước, cho dân nên không lập gia đình. Có điều mỉa mai là trong khi Lê Duẩn không cho ông lấy vợ thì bản thân Lê Duẩn có tới 3 vợ. Ôi! đạo đức xã hội chủ nghĩa là một thứ đạo đức quái đản mà con người khó lòng hiểu thấu!

Vào giai đoạn cuối, Bộ trưởng Công An đã tới nơi cô Xuân ở và công khai hiếp dâm cô Xuân theo lời kể của anh thương binh người yêu của cô Vàng, em cô Xuân trong một lá thư gừi cho Nguyễn hữu Thọ. Đây là một chuyện khó hiểu vì khi làm như thế thì một là Trần quốc Hoàn coi ông Hồ không ra gì nên mới thẳng tay "vùi hoa dập liễu" người yêu của ông Hồ, hai là ông Hồ cho phép Trần quốc Hoàn làm chuyện tồi bại đó với cô Xuân vì ông đã hưởng xong thú vui xác thịt. Hoàn toàn chưa có câu trả lời rõ ràng trong chuyện khó hiểu này.

Sau những trò hiếp dâm tồi bại thì vào ngày 11 tháng 2 năm 1957, Trần quốc Hoàn sai Tạ quang Chiến đến rước cô Xuân, nói là đi gặp ông Hồ và sau đó là án mạng thảm khốc xảy ra. Cô Xuân bị giết bằng búa đánh vào đầu và cái chết được ngụy trang bằng một tai nạn xe cộ.

Cho đến bây giờ người ta vẫn không hiểu được Trần quốc Hoàn tự ý ra lệnh giết cô Xuân hay nhận lệnh giết cô Xuân từ Hồ chí Minh? Hồ chí Minh có phải ra lệnh thủ tiêu cô Xuân để đóng vai một người lãnh đạo cả cuộc đời vì nước vì dân không gần gũi đàn bà? Liệu Hồ chí Minh quá bất lực vì yếu thế đến nỗi nhìn đàn em giết vợ mình mà không đưa ra nổi một lời phản kháng? Cần có thêm nhiều nhân chứng lên tiếng thì nguyên nhân vụ án giết người kinh tởm này mới được sáng tỏ.

Ông Nguyễn minh Cần (hiện ở Nga) lúc đó là Phó bí thư thành ủy Hà Nội đã biết đến vụ án giết người này và có viết bài sau này để nói rõ những điều ông biết về vụ án. Nhà văn Vũ thư Hiên trong cuốn hồi ký "Đêm giữa ban ngày" cho biết thân phụ ông là cụ Vũ đình Huỳnh (nguyên bí thư của Hồ chí Minh) có dẫn ông ra hiện trường và kể rõ vụ án giết người được che giấu cho ông nghe. Vũ thư Hiên đưa ra nhận xét "Nông thị Xuân là một bà hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử Việt Nam". Đó là một nhận xét chí lý. Nông thị Xuân bất hạnh vì lấy phải quỷ vương Hồ chí Minh, một người luôn gian dối và tàn bạo trong chính trị và luôn cả trong đời sống tình cảm.

nguyentattrung
Cô Vàng, người em ở chung với cô Xuân, bị thủ tiêu để bịt miệng khi về nguyên quán. Riêng cậu bé Nguyễn tất Trung thì sau khi mẹ là Nông thị Xuân bị thủ tiêu, bé được giao cho một ông tướng gốc thiểu số Nùng là Chu văn Tấn nuôi. Sau lại giao lại cho ông Vũ Kỳ (nguyên là người hầu cận của Hồ chí Minh) chăm sóc. Trung được lấy họ Vũ gọi là Vũ Trung. Trung năm nay 53 tuổi, đã lập gia đình và đang sống ở Hà Nội.

Khi về nước vào đầu thập niên 1940, ông Hồ là chủ tịch Đảng Cộng sản, sau chiến thắng Điện biên Phủ và chia đôi đất nước, ông làm chủ tịch miền Bắc, ông dư điều kiện để chọn một cô gái người Kinh để làm bạn tình, làm vợ. Nhưng ông toàn chọn con gai thiểu số làm người yêu như Nông thị Ngát và Nông thị Xuân. Chắc chắn nửa dòng máu Mường thiểu số trong con người ông khiến ông chỉ thích con gái người dân tộc thiểu số. Cái tạng con người ông như thế thì ông phải có ý thích như thế thôi.

Năm 1954 về tiếp thu Hà Nội. những đàn em trong Bộ chính trị của Hồ chí Minh đều kiếm những villa rộng rãi do Pháp để lại làm nơi cư trú. Riêng Hồ chí Minh thì cho xây dựng một cái...nhà sàn để ở. Ai cũng biết nhà sàn là một loại nhà của dân tộc thiểu số miền núi như Thượng, Thái, Mường..v.v..Vì có dòng máu thiểu số trong người nên ông cảm thấy thoải mái khi ở trong nhà sàn mà không thích ở villa, biệt thự to lớn. Riêng điều này cũng đã khẳng định thêm yếu tố có dòng máu dân tộc thiểu số trong con người Hồ chí Minh.

Tóm lại những ý muốn thích ở hang, động, thích gần gũi đàn bà con gái thiểu số, muốn ở nhà sàn đã là những yếu tố cho thấy nửa dòng máu thiểu số đã có tác động đến khuynh hướng chọn nơi cư trú cũng như loại người phụ nữ ông giao du. Muốn nghiên cứu và hiểu rõ con người Hồ chí Minh, đừng bao giờ quên yếu tố dòng máu dân tộc thiểu số lúc nào cũng tiềm tàng trong con người của ông.

Hồ chí Minh qua đời ở Hà Nội năm 1969, đến nay vừa tròn 40 năm. Trước khi qua đời ông có viết rõ trong di chúc để lại yêu cầu thân xác ông được hỏa táng. Nhưng bọn đồ đệ đàn em trong Chính trị bộ quyết định xây lăng và ướp xác cho ông. Ngày ông còn sống chúng đã không coi ông ra gì thì khi ông chết chúng cũng không tôn trọng nguyện ước hỏa táng ông ghi rõ ràng trong di chúc. Đối với người Cộng sản, chuyện ướp xác nằm cho thiên hạ chiêm ngưỡng là một vinh dự tối cao, nhưng nếu nhìn dưới khía cạnh luật Nhân Quả của nhà Phật thì ông đang bị quả báo, chết rồi mà không được chôn, nằm mổ bụng ở trong lăng đã 40 năm rồi. Ông phải trả giá cho những hành động tàn ác giết người của ông lúc ông còn sinh thời.

Mong sao rồi cũng đến ngày Cộng sản sụp đổ ở Việt Nam.. Xác thân Hồ chí Minh sẽ được hỏa táng đúng như lời nguyện ước. Ngày xác thân ông được đốt thành tro bụi cũng là ngày đánh dấu mọi đau thương trên đất nước Việt Nam từ đây chấm dứt và khắp nơi trên nước Việt Nam sẽ sống chan hòa trong sự yêu thương và trù phú.

Triều đại Hồ chí Minh sẽ thực sự trôi qua và trôi qua vĩnh viễn...Một nước Việt Nam độc lập tự do sẽ được thành lập trong đó mọi người dân đều được quyền sống, quyền được hưởng tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
 

Los angeles, một trưa mùa Đông man mác đầu tháng 12 năm 2008
TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo.com

(Muốn đọc tất cả những bài viết của Trần viết Đại Hưng thì vào www.nsvietnam.com rồi bấm tên Trần viết Đại Hưng nằm bên trái).

(1) Sử gia Trần quốc Vượng đã kể về dòng họ của Hồ chí minh như sau:

"....Đó là câu chuyện về cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ chí Minh, cụ Phó bảng Nguyễn sinh Sắc hay Nguyễn sinh Huy.

Phó Bảng là một học vị dưới tiến sĩ, chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1830- 1831).

Trong một lá đơn bằng tiếng Pháp gửi Bộ Thuộc Địa Pháp, Nguyễn tất Thành (sau này là Hồ chí Minh) đã khéo dịch học vị của phụ thân mình là "sous docteur "như ngày nay ta gọi là phó tiến sĩ.

Quê hương cụ, là làng Kim Liên, tên Nôm là làng Sen huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Nhưng đậu Phó Bảng rồi cụ đã làm Thừa biện bộ Lễ ở Huế rồi tri huyện Bình Khê (Bình Định). Rồi bỏ quan(hay bị mất chức quan) cụ phiêu dạt về Sài Gòn, ngồi bắt mạch kê đơn ở tiệm thuốc bắc Hoa kiều để có chút cơm rượu..Lại phiêu lãng nữa, tới miền Tây Nam bộ, và cuối cùng mất ở Cao Lãnh (Sa Đéc nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Mộ cụ phó bảng được xây lại cuối năm 1954 sau sự kiện Geneve tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam.

Người ta làm như thế vì cụ Hồ. Cũng như mộ bà Hoàng thị Loan vợ cụ và là thân mẫu Hồ chí Minh mới được dời xây lại vài năm nay ở Nam Đàn, Nghệ An. Người ta làm thế cũng vì cụ Hồ. Hai ngôi mộ này, cũng như bản thân lăng Chủ tịch Hồ chí Minh giữa lòng Ba Đình, Hà Nội đều hiện hữu ngoài ý thức Chủ tịch Hồ chí Minh. Ông Hồ vốn được xem là người giản dị, khiêm nhường...

Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ chí Minh. Nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết.

Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống ở Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là lan truyền thì từ lâu câu chuyện này cũng đã lan truyền từ làng Kim Liên ra khăp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ An rồi rộng ra hơn nữa..Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này thì phải nói là hạn hẹp. Vì người ta SỢ.

Sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa nhưng người ta cứ gán cho nó cái ý nghĩa chính trị giả tạo. Vì như bà Trịnh khắc Niệm viết trong cuốn truyện bằng tiếng Anh " Life and death in Shanghai " (Sống và chết ỡ Thượng Hải) đã được dịch ra tiếng Việt: ở xã hội chủ nghĩa, cuộc đời của các lãnh tụ Cộng sản được coi là " bí mật quốc gia".

Nhưng đây không phải là chuyện cụ Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cụ Hồ. Mà vì đây là chuyện cụ thân sinh ra cụ Hồ. Cụ Nguyễn sinh Huy. Mà cũng là truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đã nói từ đầu bài này.

Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của dòng họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho, Cử nhân Hồ sĩ Tạo.

Cử nhân Hồ sĩ Tạo thuộc dòng Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, đây là quê gốc của anh em Tây Sơn tế kỷ 18. vốn họ Hồ ở xứ Nghệ). Đây cũng là quê hương Hoàng văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu về lịch sử làng Quỳnh Đôi quê ông, Bà vợ nhà văn lớn Đặng thai Mai, người một thời làm bộ trưởng giáo dục trong chính phủ của cụ Hồ năm 1945 - 1946 rồi làm viện trưởng viện văn học, là Hồ thị Loan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi).Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ 19), cử nhân Hồ sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nghệ nhân dân gian, trong nhà có phường hát ả đào.

Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà thị Hy, tài hoa nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thị mệnh bạc. Như Đặng trần Côn viết mở đầu khúc ngâm chinh phụ: " Hồng nhan đa truân " (Gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên). Hay như Nguyễn Du than thở dùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều: " Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau",,," Rằng hồng nhan tự thuờ xưa. Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.."

Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo lấy tứ dân (sĩ, nông, công, thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng " Xướng ca vô loài".

Cô Đèn Hà thị Hy tài hoa nhan sắc thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà lại luôn luôn có bậc văn nhân là ông Hồ sĩ Tạo. " Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén " là lẽ thường theo tâm lý nhân gian, huống chi là giữa văn nhân, tài tử, giai nhân. " Trai tài gái sắc mà "! Và cô Hà thị Hy bỗng dưng " không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo thì đã có vợ con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang", hạng " gian phu dâm phụ ". Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm " thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà mình, nhà họ Hà phải bù đầu suy tính...

Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai là Nguyễn sinh Thuyết, và người con trai này cũng đã có vợ).

Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn sinh Nhậm đến điều đình, " cho không" cô Hy làm vợ kế ông này, như một người con gái xướng xa, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ, mong ém nhẹm việc cô gái đã " to bụng".

Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn " của thừa " của người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm). Miệng tiếng thế gian xầm xì, ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời " nói ra nói vào", lời chì chiết của nàng dâu vợ anh Thuyết, vốn vẫn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.

Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn sinh Sắc, lấy họ ông, mặc dù ông biết hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn sinh này. Nàng dâu ông càng " tiếng bấc tiếng chì" hơn trước vì ngoài việc bố chồng " rước của tội của nợ", " lấy đĩ làm vợ" thì nay còn nỗi lo: người con trai này - được ông nhận là con, lớn lên sẽ được quyền chia sẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Qúi Hợi đời vua Tự Đức thứ 16 (1863).

Vì trọng tuổi, lại vì lo nhiều, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất, Nguyễn sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Khi lên bốn, về ở với người anh gọi là " cùng cha khác mẹ " mà thật ra là " khác cả cha lẫn mẹ" cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng " em hờ" của chồng đi cho " rảnh nợ".

Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều mất, họ hàng chẳng ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.

May có ông Tú đồ nho Hoàng xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rời của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi cho ăn học. Và đến khi Nguyễn sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cô con gái đầu lòng là Hoàng thị Loan mới 13 tuổi đầu cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh 3 gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn sinh Sắc ăn ở riêng.

Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là làng Sen " quê nội" " quê cha hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn thị Thanh qua người con trai đầu Nguyễn sinh Khiêm (tục gọi là ông Cả Đạt) đến người trai thứ là Nguyễn sinh Côn (hay Nguyễn tất Thành sau này là Nguyễn ái Quốc rồi Hồ chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê mẹ hay là quê ngoại. Khi ông Tú Hoàng mất, vợ chồng con cái Nguyễn sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ Hoàng. Các cháu đều quấn quít bên bà ngoại.

Qua giỗ đầu cụ Tú Hoàng, Nguyễn sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng học điền ruộng công của làng Chùa cho những người có học (để khuyến khích việc học) để học thêm, chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mủi (1895) ông thi trượt.

Nhờ sự vận động gửi gắm của ông Hồ sĩ Tạo, người cha thực của Nguyễn sinh Sắc với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô. (Ai cũng biết là để được nhận vào học ở Quốc Tử Giám và làm giám sinh thì phải là con cháu của những gia đình có thế lực gọi là " danh gia tử đệ". Nếu không có sự can thiệp của ông Hồ sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ sĩ Tạo vẫn còn có ‘ một cử chỉ đẹp" với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn sinh Sắc, đổi tên thành Ngueyn sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1889) ông lại trượt.

Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tý (10-2 - 1901) bà Hoàng thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai út này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn sinh Côn (Nguyễn tất Thành - Nguyễn ái Quốc - Hồ chí Minh ngày sau) trở thành con trai út.

Nguyễn sinh Huy đem 2 con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc dùm, rồi trở vào kinh thi Hội khoa Tân Sửu (1901) này. Ông đậu Phó Bảng và được vinh quy bái tổ về làng. Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội, dù là quê nội danh nghĩa, tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng hương lý và dân xã dựng nhà tranh năm gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen để đón quan Phó Bảng tân khoa Nguyễn sinh Huy về làng.

Thế là buộc lòng ông phải về " quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn sinh Côn (Hồ chí Minh ngày sau) về ở quê nội, nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì " đích thực" và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông Phó Bảng có đến thăm cụ Hồ sĩ Tạo.

Nhưng gia đình ông Phó Bảng và hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy ba năm. Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô nhậm chức quan (1904) ở bộ Lễ, đem theo hai con trai vô Huế học. Năm 1907 ông bị đổi đi làm tri huyện Bình khê.. Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan, khoảng 1910) ông phiêu bạt vô Sài gòn rồi Lục tỉnh Nam kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa..

Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm). Cả hai đều không lập gia đình riêng.

Người ta bảo lúc sau, khi cụ Hồ sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ sĩ Tạo. Thế là cái bí mật về " cội nguồn " của cụ Phó Bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất là có bà con gái đầu biết. Người ta bảo ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.

Còn Nguyễn sinh Côn (Nguyễn tất Thành) có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gũi làng Sen. hay là sau đó nữa chẳng lẽ không khi nào cụ Phó Bảng Huy hay bà Thanh hoặc ông Cả Đạt lại không kể với ông về " bí mật "của gốc tích thân phụ mình?

Không có chứng cứ gì về việc ông Nguyễn tất Thành (Nguyễn ái Quốc) biết hay không biết về chuyện này..Sau này khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa..

Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ chí Minh.

Sau Cách Mạng tháng tám 1945, khi tên tuổi Hồ chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam, từ trí thức đến người dân quê,lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn ái Quốc lại đổi tên là Hồ chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho đến khi về với " Các mác, Lê nin" năm 1969.

Cuộc đời thực của Nguyễn ái Quốc (Hồ chí Minh) còn có quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ, tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ, đã trở thành một huyền thoại. Huyền thoại Hồ chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần gụi cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ được huyền thoại hóa.

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, người t còn in cả một cuốn sách (mỏng thôi) về sấm Trạng Trình có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp Cách Mạng tháng Tám. Và sấm Trạng Trình vẫn được vận vào cụ Hồ còn lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ý không ưa gì cụ Hồ...Nhưng đó lại không phải chủ đề của bài viết này.

Trở lại với cái tên Hồ chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn sinh Nhậm.

Và dân gian làng Sen cũng bảo: thì cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương sau cách mạng sau mấy chục năm xa quê hương(15 - 6 - 1957) từ thị xã Vinh, tỉnh lỵ Nghệ An, cụ Hồ đã về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen " quê nội".

Riêng tôi nghĩ, thì cũng phải thôi. Vì như ở trên đã thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi bắt đầu khôn lớn?

Tôi không muốn có một bất cứ kết luận "khoa học" nào gì về bài viết này. Vì nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm, hoặc là cái "mặc cảm" của một số nhà trí thức nho gia từ đầu thế kỷ 14 (Trương hán Siêu, Chu văn An) đến đầu thế kỷ 20 (Nguyễn sinh Huy) đối với làng quê.

Còn viết lách bao giờ chẳng là chuyện:

" Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý "
(Viết không (bao giờ) hết lời nói
Lời nói (không bao giờ) hết ý!)

Tháng 1 - 1991
TRẤN QUỐC VƯỢNG

(Trích trong bài "Lời truyền miệng dân gian.." trong sách "Trong cõi" (trang 252 - 259) do nhà xuất bản Trăm Hoa xuất bản ở hải ngoại)

Sử gia Trần quốc Vượng nay đã qua đời. sau này người ta còn khám phá thêm nhiều chi tiết về cuộc đời tình cảm của cụ Nguyển sinh Sắc. Sau khi vào Nam cụ tự xưng là cụ Vương, làm nghề lang bắt mạch hốt thuốc. Một lão nông dân tên là Mai Nhuận, có mang ơn nghĩa cụ Vương cứu mạng gia đình trong một trận dịch lớn nên tự nguyện gả cô con gái út trong nhà cho cụ Vương. Sau đó thì một đứa con trai sinh ra đời năm 1927 mang tên Vương chí Nghĩa, tức là người em cùng cha khác mẹ với Hồ chí Minh

Vương chí Việt có hai con trai là Vương chí Hùng và Vương chí Việt (sinh tháng 12 - 1959). Vương chí Việt sau này xuất gia đi tu năm 1980 và mang pháp danh là Thích Chân Quang. Thích Chân Quang có về quê Nghệ An để nhận họ hàng với những người thân thích còn sót lại của dòng họ Hồ chí Minh. Thích Chân Quang hiện cư trú ở Bà rịa - Vũng tàu, Ông mở ra một trường phái đạo Phật mới của riêng ông. Thỉnh thoảng trong những bài thuyết giảng ông hay kín đáo ca ngợi đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư của ông bác ông là Hồ chí Minh. Nói chung trường phái đạo Phật mới của Thích Chân Quang thuộc loại lập dị, nhảm nhí và quái đản như trường phái "tức khắc khai ngộ" của tài tử Thanh Hải "vô thượng sư" ở hải ngoại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn