BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73389)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tôi không đi bầu khi còn cộng sản

30 Tháng Ba 201612:00 SA(Xem: 1239)
Tôi không đi bầu khi còn cộng sản
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Tôi không đi bầu vì thực sự mọi thứ đã được sắp xếp dưới chế độ độc tài, toàn trị cả rồi, lá phiếu của các công dân chỉ là hình thức của thứ trò chơi dân chủ giả hiệu.


Trước khi diễn ra Đại Hội Đảng CSVN XI một năm, dù không phải là tiên tri nhưng tôi đã có bài viết Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ vào chức Tổng Bí Thư vì trên ‘tiêu chuẩn’ thực tế tình hình chính trị Việt Nam - ai thân Tàu cộng nhất sẽ được Đại Hán chọn và điều đó đã không sai.[1] Nay mọi người dân bình thường cũng đều đoán biết ai sẽ về hưu sau đại hội XII và kẻ nào nắm giữ chức vụ gì, hết thảy đều biết rõ, như vậy một người dân tôn trọng sự thật không thể tuân theo những gì như một vở kịch hệ lụy khôn lường cho tương lai dân tộc.


Từ khi Cộng sản thôn tính miền Nam Tự Do, những năm đầu sau 1975, và cứ đến hẹn lại lên, những cuộc bầu cử quốc hội bù nhìn diễn ra, tôi đã chứng kiến với những gì xảy ra cho đến 20 mươi năm sau khi đã rời khỏi các trại tập trung, những cuộc bầu cử mang tính trá hình vẫn vậy dưới sự thống trị của tập đoàn CS. (ở tù 20 năm, vị chi là 40 năm).


Các công dân không có quyền tự do ứng cử, tất cả dưới sự chỉ đạo của Đảng CS qua cái gọi Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu và sắp xếp người trúng cử qua chỉ đạo của các Bí thư CS, các Đảng ủy.


Và để phát biểu một cách công bình, chế độ miền Nam Tự Do trước đây đã có những cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý, cho dù chưa phải là hoàn toàn dân chủ nhưng vẫn có thể gọi là Dân chủ hạn chế vì thực chất đó là những cuộc bầu chọn được xây dựng trên nền tảng thể chế tôn trọng lá phiếu của các công dân thật sự. Người dân được tự do quyết định ứng cử và bầu cử hay không đi bầu.


Tất nhiên ai có tiền nhiều sẽ vận dụng được nhiều phương tiện quảng bá hơn cho dù có thể đó là những trường hợp mỵ dân thật sự của tầng lớp phú hào theo quan niệm của Aristote, nhưng cốt lõi bản chất của hệ thống lãnh đạo quốc gia đó là tiến đến nền dân chủ phổ quát. Trái lại với chế độ toàn trị CS là bằng mọi phương tiện phải nắm quyền để bảo vệ quyền lợi của một tầng lớp gọi là vô sản, ngày nay trở thành thứ 'Tư bản đỏ'. Trong mục tiêu triệt hạ mọi tầng lớp không cùng hùa theo phe với tập đoàn thống trị.


Trong khi đó yếu tính của chế độ tự do là mang tính phổ thông đến phổ quát nhằm phục vụ cho con người vì đã là con người thì đều được hưởng những quyền cơ bản như nhau, nó nhằm chữa trị và cứu vớt con người, hà tất không triệt tiêu những ai không cùng đồng đảng để bè phái của tôi tồn tại!


Trên phạm vi cá nhân nhưng cũng là nét chung của bất cứ chế độ độc tài đều không tôn trọng các quyền tự do cá nhân, luôn xâm phạm những quyền cơ bản của công dân, cụ thể như các hộp thư email của các nhà dân chủ, đấu tranh cho nhân quyền bị công an Việt Nam tiếm đoạt, bị thâm nhập và không thể truy cập cho dù khi làm việc họ luôn khẳng định ‘Không ai xâm phạm thư tín cá nhân…’ cũng như câu ‘để chúng tôi bảo bộ phận chuyên môn trả lại sự liên lạc bình thường cho các anh…’ Ngoài ra, các buổi làm việc với Công an kéo dài nhiều ngày làm cản trở công việc của công dân theo kiểu ‘Trường kỳ mai phục’, rồi dùng đủ trò để trấn áp hù dọa áp lực đến gia đình, người thân, vợ con…luôn tạo nên sự bất an trong dân để cai trị!


Nhất là sau những lần làm việc bằng mọi cách buộc người dân phải ký cam kết, riêng kinh nghiệm của tôi luôn xác định một cách rõ ràng ‘Những gì tôi viết là sự thật, tôi không có tội gì hết’, tôi ghi câu đó rồi mới ký vì tôi biết rõ ‘CS rất giỏi tài ăn gian mà nói chung trong chính trị vẫn thường ngả theo con đường bá đạo’.


Người dân trong áp lực sợ hãi nên tôi không đi bầu! Và không đi bầu trong chế độ cộng sản là một sự can đảm trước bao áp lực, răn đe, đầy bạo lực. Bao giờ người dân được trả lại thẩm quyền, một xã hội tôn trọng các quyền cơ bản của con người cho dù chống gậy tôi cũng đến phòng phiếu!


Các loa tuyên truyền đang rỉ rả ‘ngày bầu cử là ngày hội của nhân dân…’ Đúng vậy, người dân Việt Nam trong và ngoài nước ngày nay đều nhận thức thế giới này là một mái nhà chung, qua công nghệ thông tin con người cảm thấy gần gũi nhau hơn, ai cũng nhận ra những trò bịp bợm của các chế độ độc tài nhất là với vài ba nước Cộng sản lạc loài còn sót lại trên hành tinh này. Niềm mong ước của người Việt nói riêng và kỳ vọng chung của nhân loại: con người được tôn trọng qua lá phiếu của mình để thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân với Cộng Đồng. Bao giờ được như vậy, đó chính là ngày hội của nhân dân!


-Hiện nay tại Việt Nam người dân không được hưởng những quyền dân chủ nào hết! –Đó là sự thật!


- Cái thảm hại của dân tộc Việt Nam hiện nay là cái gì người ta có, tôi cũng có, nhưng thật sự cái có là không có gì hết! Kể cả chủ quyền quốc gia, lãnh thổ! Có nước nhưng đã mất nước!


Cụ thể, từ 1946, Hồ Chí Minh chỉ đạo soạn thảo một "Hiến Pháp Dân chủ" và bản Tuyên ngôn độc lập của ông sao chép từ Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791. Nhưng hơn nửa thế kỷ trôi qua nếu đó thật sự từ tấm lòng yêu nước của họ Hồ cùng quyết tâm của lớp hậu duệ, có lẽ dân tộc Việt Nam ngày nay đã tiến bộ rất xa về mặt nhân văn, song thực tế thước đo về minh bạch công khai như nền tảng của Dân Chủ, chúng ta đã thấy rõ Tổ chức minh bạch thế giới đã nói gì về Công an Việt Nam…là tổ chức hối lộ tham nhũng hàng đầu sau đó là bộ phận Giáo Dục!


-Hãy minh bạch công khai! Sau đó không chỉ một người nhưng nhiều người đến toàn dân sẽ hân hoan khi mình đi chọn lựa những người phẩm chất thanh sạch để lãnh đạo quốc gia!


Trong "Việt Nam yêu cầu ca" thời Pháp thuộc có câu : "Bảy xin hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền". [2] Nhưng ‘thần linh pháp quyền’ cũng dưới chế độ do Nguyễn Ái Quốc dựng lên chỉ là công cụ cho các nghị quyết của Đảng Cộng sản Quốc tế!


Ngày nay nhìn lại quả là một sự quá xa lạ với dân tộc tộc này cho dù cái ‘tinh thần pháp luật’ ngày càng được nhân rộng trong thế giới văn minh. Thế nhưng nó trở thành lạc điệu bởi vì các ca sĩ ở đây hiểu là những nhà lãnh đạo quốc gia chỉ hát nhép! Do đó một nền nghệ thuật hoặc ở đây với cả nền văn hóa của dân tộc rơi vào lạc hậu đến vong thân!


“Thà chết tự do hơn sống nô lệ” ! [3]


Quả đúng vậy, hôm nay chúng ta thà chết chứ không làm nô lệ cho tập đoàn thống trị với cả ‘một nồi sâu’[4] vì: MẤT PHƯƠNG HƯỚNG, KHÔNG CÓ ĐƯỜNG LỐI! Tôi không đi bầu vì không muốn trở thành trò hề cho những kẻ quờ quạng dẫn đường!


Không có mô hình dân chủ nào là tuyệt đối cũng không có cuộc bầu cử nào toàn hảo nhưng bước đầu tiên để đi đến sự viên mãn chung bước đầu thật nền tảng phải thực hiện, đó là tính chất công khai và trung thực. Không có sự giám sát của các Cơ Quan Nhân Quyền LHQ, các Cơ quan truyền thông trong ngoài nước, chính yếu vẫn là sự quyết tâm một cách khôn ngoan của các tổ chức xã hội công dân và trên hết vẫn là sự minh triết nơi các nhà lãnh đạo, bằng không mọi sự xem như chỉ là công việc xây nhà dân chủ trên cát!


Nhân dân sẽ là người quyết định sự nghiệp của dân tộc như Nguyễn Trãi nói “chèo thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, đất nước có lúc thịnh lúc suy, hào kiệt thời nào cũng có. Tôi không đi bầu cho đến bao giờ đất nước này vứt hẳn cái thứ chủ nghĩa cộng sản rác rưởi làm tổn hại băng hoại Dân tộc trong đó có Giáo hội tôi và các Giáo hội cùng Hội Thánh anh em tôi, một thứ học thuyết lỗi thời mà nhân loại đã vứt vào sọt rác với sự phỉ nhổ của chính nước Nga, Đông Âu đã sản sinh ra nó!


Điều này tôi đã nói rõ với phái đoàn Công an trong những lần làm việc nhiều ngày với tôi ‘Các Anh hãy về trình lại với Trung ương, các Anh không có cây gậy dẫn đường, hãy vứt ngay cái thứ chủ nghĩa Mác Lê lạc hậu lỗi thời đó đi, hãy trở về với xây dựng Đường Lối trên nền tảng dân tộc!’.


Hãy đến với Đường Lối Mới Nhân Quyền, qua Viện Nhân Quyền Việt Nam, một trong các diễn đàn của những người Việt Nam dấn thân cho quê hương dân tộc trên Tinh Thần « Ngày nay, nhân quyền được tuyên dương như một ‘đạo lý mới’ của thế giới». Walter Kasper


Xin trích dẫn mấy câu thơ lưu truyền của Hòa Thượng Huyền Quang như hình ảnh hy sinh cao cả này: :


“Cuộc đời tôi
Ở không nhà
Sống không đất
Tù không tội
Chết không mồ” [5]


-Hành trình nhân quyền không phải là làm những chuyện ‘dao to búa lớn’, hoặc toan cướp chính quyền nhưng bảo vệ nhân quyền chính là làm những việc nhỏ nhất và rất bé nhỏ nhưng là sự đấu tranh đến kỳ cùng cho chân lý, cho mục tiêu chính đáng mà người ta cần phải đạt tới, đến hiệu quả cuối cùng hầu mang lại hạnh phúc cho đồng loại.[6]


Nguyễn Quang


Chú thích:


[1] Bài viết nhan đề: Ai đang lãnh đạo Việt Nam


[2] Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 1. NXBCTQG Hà Nội 1995, tr.5 và tr.10


[3] http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Marathon


[4]. Lời phát biểu của Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước.


[5]. Lời của chính Đức Tăng Thống Hòa Thượng Thích Huyền Quang


[6] Bài này viết năm 2011, cập nhật ngày 30/3/2016

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn