Google Hangout với BBC hôm 20/3.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh được nhiều bạn trẻ yêu nhạc biết đến với các ca khúc "Áo xanh", "Rêu phong", "Trả nợ tình xa" và các ca khúc khác.
Đặc biệt, thời gian gần đây, ông được nhiều cư dân mạng xã hội biết đến như là tác giả viết những bài chính sự sắc bén về thời cuộc, chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông và những người yếu thế như ngư dân và người nghèo.
Nói về bước chuyển này, nhạc sĩ cho hay: “Trước đây, tôi xuất hiện trên truyền hình như một giám khảo của các chương trình giải trí.
Nhưng từ một lần chứng kiến người dân đi đòi đất cầm những lá đơn mà không được giải quyết và còn bị an ninh trấn án, khi trở về tôi quyết định không thể tiếp tục là một người nghệ sĩ bàng quan về thời cuộc.
“Nếu tiếp tục im lặng, tôi thấy mình mắc sai lầm là mình đã lớn lên trên đất nước này mà không quan tâm đến người khác”.
“Tôi muốn dấn thân về những vấn đề xã hội để chuyển tải suy nghĩ của mình về những vấn đề của đất nước.
"May mắn là blog và mạng xã hội xuất hiện giúp tôi có công cụ đem tiếng nói của mình đến với nhiều người, cho dù những bài viết này có thể khiến tôi gặp rắc rối”, nhạc sĩ nói.
Đề cập về chuyện những ứng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14, ông Khanh nhận định: “Chưa bao giờ thấy xã hội dân sự sôi động như vậy, đây là niềm hạnh phúc của đất nước, chứ không phải là một phong trào của một nhóm người”.
“Đây là giai đoạn người dân thật sự quan tâm đến chính trị và chính trị không phải là đặc quyền của giới lãnh đạo, mỗi người dân đều có tiếng nói và họ muốn góp tiếng nói tại nghị trường”.
“Nếu những ứng viên tự đề cử này được đối xử trân trọng và họ có đủ năng lực để thành những đại diện thật sự của người dân, tôi tin này đất nước này sẽ phát triển. Hơn bao giờ hết, nghị trường đang cần những đại biểu thấu hiểu được những nỗi đau, vấn đề cấp bách của đất nước như quyền im lặng của phạm nhân, ứng xử khôn khéo với Trung Quốc…
“Ngược lại, nếu những ứng viên tự do không được tạo điều kiện, rõ ràng đang có những trở ngại cho việc phát triển xã hội mà chưa được giải quyết”, nhạc sĩ nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Ben Ngô, BBC Việt ngữ về chuyện một số ứng viên tự do là nghệ sĩ như ca sĩ Mai Khôi và diễn viên Vượng Râu đang bị các báo trong nước chỉ trích, nhạc sĩ cho hay: “Họ ứng cử theo đúng luật với sự khuyến khích của chính phủ chứ không tự ý làm càn. Nhưng bước đầu các ứng viên này đã bị khích bác trên mặt báo trong nước, và tôi nghĩ chính những người bêu riếu ứng viên tự do mới không đủ tư cách và đáng bị khởi tố theo luật 258”.
“Tôi có tìm hiểu về các ứng viên là nghệ sĩ và biết họ có ước muốn cũng như khát vọng đáng quý. Anh Vượng Râu muốn xây dựng nền văn hóa truyền thống đặc sắc, còn chị Mai Khôi muốn lên tiếng về nữ quyền và xử lý nạn bạo lực xã hội đang gia tăng. Có thể họ không phải là đại biểu xuất sắc như chúng ta kỳ vọng, nhưng họ thành tâm và đáng được ủng hộ. Vì họ đang là những tiếng nói trong tiến trình dân chủ ở Việt Nam”.
Ông Khanh cũng nói thêm: “Hiện tôi đang quá đa mang nên chưa tham gia tự đề cử nhưng bốn hoặc tám năm nữa, nếu có cơ hội thì tôi nghĩ vẫn còn kịp. Dù không tự ứng cử nhưng tôi vẫn góp tiếng nói ở góc độ trung lập để giúp được nhiều người hơn”.
20-03-2016
Nguồn BBC
‘Việc có nhiều người tham gia tự ứng cử đại biểu quốc hội và xã hội dân sự phát triển là niềm hạnh phúc của đất nước’, Nhạc sĩ Tuấn Khanh nói trong cuộc trao đổi qua Nhạc sĩ Tuấn Khanh được nhiều bạn trẻ yêu nhạc biết đến với các ca khúc "Áo xanh", "Rêu phong", "Trả nợ tình xa" và các ca khúc khác.
Đặc biệt, thời gian gần đây, ông được nhiều cư dân mạng xã hội biết đến như là tác giả viết những bài chính sự sắc bén về thời cuộc, chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông và những người yếu thế như ngư dân và người nghèo.
Nói về bước chuyển này, nhạc sĩ cho hay: “Trước đây, tôi xuất hiện trên truyền hình như một giám khảo của các chương trình giải trí.
Nhưng từ một lần chứng kiến người dân đi đòi đất cầm những lá đơn mà không được giải quyết và còn bị an ninh trấn án, khi trở về tôi quyết định không thể tiếp tục là một người nghệ sĩ bàng quan về thời cuộc.
“Nếu tiếp tục im lặng, tôi thấy mình mắc sai lầm là mình đã lớn lên trên đất nước này mà không quan tâm đến người khác”.
“Tôi muốn dấn thân về những vấn đề xã hội để chuyển tải suy nghĩ của mình về những vấn đề của đất nước.
"May mắn là blog và mạng xã hội xuất hiện giúp tôi có công cụ đem tiếng nói của mình đến với nhiều người, cho dù những bài viết này có thể khiến tôi gặp rắc rối”, nhạc sĩ nói.
‘Không là đặc quyền của giới lãnh đạo’
Đề cập về chuyện những ứng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14, ông Khanh nhận định: “Chưa bao giờ thấy xã hội dân sự sôi động như vậy, đây là niềm hạnh phúc của đất nước, chứ không phải là một phong trào của một nhóm người”.
“Đây là giai đoạn người dân thật sự quan tâm đến chính trị và chính trị không phải là đặc quyền của giới lãnh đạo, mỗi người dân đều có tiếng nói và họ muốn góp tiếng nói tại nghị trường”.
“Nếu những ứng viên tự đề cử này được đối xử trân trọng và họ có đủ năng lực để thành những đại diện thật sự của người dân, tôi tin này đất nước này sẽ phát triển. Hơn bao giờ hết, nghị trường đang cần những đại biểu thấu hiểu được những nỗi đau, vấn đề cấp bách của đất nước như quyền im lặng của phạm nhân, ứng xử khôn khéo với Trung Quốc…
“Ngược lại, nếu những ứng viên tự do không được tạo điều kiện, rõ ràng đang có những trở ngại cho việc phát triển xã hội mà chưa được giải quyết”, nhạc sĩ nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Ben Ngô, BBC Việt ngữ về chuyện một số ứng viên tự do là nghệ sĩ như ca sĩ Mai Khôi và diễn viên Vượng Râu đang bị các báo trong nước chỉ trích, nhạc sĩ cho hay: “Họ ứng cử theo đúng luật với sự khuyến khích của chính phủ chứ không tự ý làm càn. Nhưng bước đầu các ứng viên này đã bị khích bác trên mặt báo trong nước, và tôi nghĩ chính những người bêu riếu ứng viên tự do mới không đủ tư cách và đáng bị khởi tố theo luật 258”.
“Tôi có tìm hiểu về các ứng viên là nghệ sĩ và biết họ có ước muốn cũng như khát vọng đáng quý. Anh Vượng Râu muốn xây dựng nền văn hóa truyền thống đặc sắc, còn chị Mai Khôi muốn lên tiếng về nữ quyền và xử lý nạn bạo lực xã hội đang gia tăng. Có thể họ không phải là đại biểu xuất sắc như chúng ta kỳ vọng, nhưng họ thành tâm và đáng được ủng hộ. Vì họ đang là những tiếng nói trong tiến trình dân chủ ở Việt Nam”.
Ông Khanh cũng nói thêm: “Hiện tôi đang quá đa mang nên chưa tham gia tự đề cử nhưng bốn hoặc tám năm nữa, nếu có cơ hội thì tôi nghĩ vẫn còn kịp. Dù không tự ứng cử nhưng tôi vẫn góp tiếng nói ở góc độ trung lập để giúp được nhiều người hơn”.
20-03-2016
Nguồn BBC
Gửi ý kiến của bạn