BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72827)
(Xem: 62104)
(Xem: 39204)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Biển báo người khuyết tật

18 Tháng Ba 201612:00 SA(Xem: 1221)
Biển báo người khuyết tật
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
ìm được chỗ đậu xe ở một nơi công cộng tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ là cực kỳ nhọc công. Có khi người lái xe phải vòng vèo đến cả tiếng đồng hồ mới mò ra được một chỗ đậu bé tí xíu nơi góc đường, cách địa điểm cần đến cả cây số đi bộ. Trong khi đó, khu vực đỗ xe dành cho người khuyết tật thì lúc nào cũng rộng mênh mông. Câu hỏi được đặt ra là: Sao không ai đỗ quách vào chỗ đó cho nhanh? Việc tài xế sợ bị phạt một khoản tiền lớn là một nguyên do, tuy nhiên kể cả những nơi mà cảnh sát thường không ngó tới như trường học, bệnh viện, cũng hiếm khi thấy chiếc xe nào đậu ở khu vực dành cho người khuyết tật dù chỗ đó cách cửa ra vào của tòa nhà có vài bước.

Hình minh họa.


Câu trả lời hiển nhiên là do thói quen và ý thức. Những thói quen và ý thức đó được giáo dục hình thành một cách rất tự nhiên bằng việc nhìn thấy những ký hiệu ưu tiên cho người khuyết tật hàng ngày hàng giờ. Từ chỗ đậu xe như tôi đã nói, đến lối đi trong các tòa nhà (một hàng gạch được lát một lớp nhựa gồ lên để người mù dễ định hướng) hay ký hiệu chữ cái cho họ tại các bảng biển ở cửa ra vào thang máy, thậm chí cả khu vực vệ sinh riêng biệt. Trong lễ tốt nghiệp của mình, tôi để ý thấy đứng cạnh người host (người dẫn) thì luôn có một người khác đứng cạnh sử dụng sign language (ngôn ngữ biểu tượng) dành cho người câm, điếc…

Cũng kỳ lạ, từ trước khi đi du học, khái niệm về người khuyết tật trong tôi chỉ loanh quanh những hình ảnh như như thầy Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân, hay là những người mù hay lang thang trên đường bán tăm. Lên đại học tôi cũng có đi tình nguyện tại một làng trẻ khuyết tật mà các em hay làm hương, nhang để bán. Gần đây tôi vô tình đọc được một bài viết về một người khuyết tật tại Hà Nội khi đi làm giấy tờ hành chính thì gặp rất nhiều khó khăn vì văn phòng ở trên tầng 2, mà tòa nhà thì không có thang máy.

Lúc đó tôi chợt nhận ra là trong thế giới hàng ngày của mình, người khuyết tật không hiện hữu. Họ không hòa nhập với cuộc sống và không được tạo điều kiện để làm điều đó. Hầu như các tòa nhà được xây lên ở thủ đô dù mới, đều không có khu vực tiện lợi cho người khuyết tật. Ví dụ ngay từ cổng ra vào, muốn bước vào trong là phải đi lên bậc thang, chứ hoàn toàn không có lối dốc phẳng cho xe lăn có thể đi qua.

Năm 2014, bộ phim The Theory of Everything được công chiếu toàn quốc. Bộ phim dựa trên một câu truyện có thật về nhà vật lý và vũ trụ học nổi tiếng Stephen Hawking, bị mắc một chứng bệnh hiểm nghèo khiến ông gần như mất hết khả năng cử động, ngay cả việc nói năng. Cuộc đời ông gắn liền với chiếc xe lăn. Tuy nhiên hầu hết khán giả có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ câu chuyện tình yêu của Hawking và người vợ đầu Jane Wilde của ông hơn là cảm thấy kinh ngạc về việc làm sao ông, với một điều kiện thân thể như vậy, vẫn có thể tiếp tục phát triển và cống hiến những kiến thức khoa học vĩ đại đến như vậy?

Gần gũi hơn có thể kể đến trường hợp của Nick Vujicic, với một cơ thể chưa cao đầy 1m, đã trở thành một nhà diễn thuyết, người đi truyền cảm hứng, truyền tải những thông điệp tràn đầy ý nghĩa và sức sống cho rất nhiều người, bằng việc viết và kể lại câu chuyện của chính cuộc đời mình. Thầy Nguyễn Ngọc Ký, với một nội lực tôi dám chắc không hề thua kém bất cứ nhân vật nào tôi kể trên, nhưng không thể làm được những điều như thế. Thầy có lẽ chỉ là một nhân vật nổi bật hơn những người khuyết tật Việt Nam khác khi được kể đến trong một trang sách hay một show truyền hình chưa dài bằng một tập phim truyện. Và chỉ dừng lại ở đó.

Không biết vì sao đa số chúng ta lại mang một tâm lý thương hại rất lạ lùng dành cho “người không bình thường.” Tôi nói chỉ một việc nhỏ như có những bậc phụ huynh liên tục ép con phải viết bằng tay phải. Giáo viên cũng “uốn nắn” từng em học sinh phải thuận tay phải từ lúc ngơ ngác trên ghế nhà trường. Hành động đó tưởng như bình thường nhưng tôi vẫn cảm thấy nó sai một cách khó lý giải. Hầu như các quỹ lớp, trường học luôn được quyên góp đều đặn hằng tháng cho việc mua tăm của hội người mù Việt Nam hay thường xuyên tổ chức đi tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật để chứng kiến khen ngợi các em đang làm những công việc thủ công đan lát, may vá một cách phi thường. Cái cách những người (được cho là) bình thường vỗ nhẹ tay lên vai các em hay một cái lắc đầu tội nghiệp thực chất không mang lại một ý nghĩa tốt đẹp nào ngoài việc khiến bản thân họ cảm thấy tự hài lòng với lòng bao dung độ lượng của mình.

Người khuyết tật, rõ ràng họ đang bị tách biệt hẳn ra khỏi xã hội. Thay vì tạo điều kiện thuận tiện cho công dân khuyết tật trong cuộc sống thường nhật, để giúp họ hòa nhập thuận lợi, dễ dàng và phát huy đầy đủ tiềm năng, chính phủ lại tạo lên một hội, một tổ chức, một khu nhà dành riêng cho họ. Tại sao cho đến giờ vẫn không tìm thấy một lớp học chữ cho người mù, hay khóa học ngôn ngữ biểu tượng để cả người khuyết tật lẫn người bình thường đều có thể tham gia để giao tiếp với nhau? Những tòa nhà hành chính nguy nga tráng lệ với đủ mọi phong cách tây tàu nhan nhản mọc lên nhưng không có ý nghĩa thực tiễn đối với tất cả mọi người. Khái niệm khuyết tật đến từ đâu nếu không phải từ chính cách nhìn nhận, ứng xử vô thức vô ý của mỗi người?

Hoàng Giang

Nguồn Blog Trong Lòng Hà Nội
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn