BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ngụy biện

30 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 919)
Ngụy biện
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Câu chuyện thứ nhất

Ở xứ nọ có một cô gái xinh đẹp đã làm biết bao nhiều chàng trai thầm yêu trộm nhớ và mơ ước được trọn đời bên nàng. Không may năm 17 tuổi cô bị mù do mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Gia đình không tiếc bất cứ cái gì để thuốc thang chạy chữa cho cô nhưng vô hiệu. Cuối cùng các danh y kết luận: hết cách, may ra có ai hiến đôi mắt lành mới có thể giúp cô có lại được ánh sáng mà thôi.

Rất đau khổ về nỗi thiệt thòi của mình, cô nguyện ước nếu ai chữa được cho cô đôi mắt cô sẽ suốt đời hi sinh và lấy người đó làm chồng.

Đến một ngày, các thầy thuốc cho mời cô đến để làm phẫu thuật và sau vài ngày cô đã nhìn lại được ánh sáng trong thế giới huyền diệu tươi đẹp muôn mầu của cuộc sống. Cô cảm thấy mình hạnh phúc vô bờ bến như được sinh ra lần thứ hai.

Khi hỏi nguyên nhân nào đem lại cho cô đôi mắt sáng, các thầy thuốc chỉ cho cô thấy một chàng trai bẽn lẽn đeo cặp kính đen đang ngồi trong góc phòng vẻ mặt đầy rạng rỡ.

Nhưng khi chàng trai bỏ cặp kính đen xuống thì cô thấy nơi đôi mắt của chàng chỉ là hai cái lỗ sâu hoắm ghê rợn làm cô rùng mình hoảng hốt. Đôi mắt ấy đã được chàng trai tha thiết tình nguyện để các thầy thuốc khoét ra thay mắt cho cô.

Tuy vô cùng cảm động nhưng cô gái từ bỏ lời nguyện ước của mình vì không thể lấy một người chồng mù xấu xí, gớm ghiếc như thế.

Câu chuyện thứ hai

Một nhà sinh học vĩ đại đã cho thấy việc nhân bản cừu Dolly là chuyện nhỏ vì ông đã nhân bản thành công một con người bằng xương bằng thịt có tư duy. Ông đặt tên sản phẩm trí tuệ của mình là Mecgi. Sau 16 năm Macgi trở thành một thanh niên có phẩm chất tuyệt vời về năng lực thể chất, nó bất tử với các tác động vật lý thông thường. Nó còn có phẩm chất trên cả tuyệt vời nhưng theo một chiều kích xa lạ về tư tưởng. Những dự định tốt đẹp của nó đem đến cho mọi người xung quanh sự khiếp đảm và đau khổ. Khi Macgi nhìn một cô gái với vẻ âu yếm thì từ ánh mắt tỏa ra một năng lượng xung kích làm cô gái tê liệt và mất hết khả năng chống cự lại hành động bản năng của nó. Nó có những biểu hiện điên khùng, bẻ gãy tay chân một người bất kì để làm vui cho người nó yêu quý, vì trong lối tư duy của Macgi, đó là cách thức tốt đem đến niềm vui.

Macgi hãm hiếp vợ của một người hàng xóm để trả thù cho việc ông này mắng nhiếc vợ. Đỉnh cao trí tuệ là việc Macgi đốt cả làng với suy nghĩ không muốn cho những người trong đó chịu những nỗi cơ cực vì sống trong những túp lều rách nát ẩm thấp tối tăm. Nhưng việc đó đã gây ra cái chết thê thảm cho rất nhiều con người sống trong đó và tàn phá tất cả những gì mọi người vắt sức làm ra. Macgi tàn phá rất hiệu quả nhưng hoàn toàn không thể làm nổi lấy một chiếc bánh mì để ăn.

Tóm lại, xuất phát từ những ý tưởng tốt nhưng Macgi đã gây ra toàn những thống khổ cho con người vì những ý tưởng cao siêu nhưng điên rồ. Hơn nữa Macgi không có khả năng hiện thực hóa hay nói cho đúng nghĩa, nó không có năng lực làm bất cứ điều gì là tốt đẹp đúng nghĩa.

Những người khốn khổ vì Macgi đã tìm cách giết nhà sinh học vĩ đại kia để cứu thế giới. Nhưng nhà sinh học đã biết sai lầm của mình và tự tìm cách điều chỉnh bằng cách hủy diệt Macgi. Cuối cùng trong nỗ lực dùng hóa chất phân hủy Macgi, nhà sinh hóa đã nhiễm độc và chết cùng ngày với nó.

Câu chuyện thứ ba

Chuyện này thì ai cũng biết nhưng nó nằm trong cấu tứ của Tam giáo luận nên vẫn phải kể lại.

Nhan Hồi là trò yêu của Khổng tử. Một lần từ xa chứng kiến Nhan Hồi mở vung nồi cơm, bốc vài nắm giấu vào tay áo rồi cho vào miệng ăn, Khổng Tử cay đắng nghĩ: “Ta thật lầm to khi cho rằng Nhan Hồi là một trò ngoan có trí lực hơn người, than ôi cũng là đứa giá áo túi cơm gian ngụy mà thôi”.

Khi các môn sinh khác về lều, Khổng Tử bẫy Nhan Hồi: “Ta từ Lỗ sang Tề muôn nguy nghìn cực. Nay có nồi cơm ngon há sao không xới lấy một bát, thắp nhang dâng kính tiên tổ, mẹ cha là các đấng sinh thành, các con thấy có nên chăng?”

Nhan Hồi vội thưa: “Bẩm thầy, nồi cơm này không còn sạch để dâng tế”.

Khổng Từ vờ không biết hỏi lại: “ Cớ sao không sạch?”

Nhan Hồi thưa: “Bẩm không sạch, vì trong khi thổi nấu, con có mở vung ghế cơm, bị cơn gió thổi tới làm bay gio bụi vào nồi. Con đã hớt lấy chỗ cơm dính gio để ăn”.

Không tử than rằng: “Than ôi, suýt nữa ta ngờ oan cho Nhan Hồi. Thế ra trên đời có những sự chính mắt trông thấy còn không hiểu được sự thật thì thử hỏi những sự không thấy còn đáng ngờ vực biết bao nhiêu?”.

Lời bàn:

Nhị nguyên luận là triết thuyết thừa nhận sự tồn tại của hai thực thể là Vật chất và Tinh thần nhằm giải thích nguồn gốc thế giới. Việc đó từ thời cổ đại cho đến nay vẫn không có sự lý giải khúc chiết, thuyết phục nhất. Nó vẫn giống như chuyện tranh cãi quả trứng có trước con gà hay con gà có trước quả trứng.

Sinh viên bị tra tấn bằng Triết học Marx – Lénin rất ngán môn này . Lý do: người ta cố tình giải thích vấn đề đơn giản nhất bằng cách thức phức tạp nhất để làm bù đầu sinh viên giỏi và đánh thuốc ngủ cho các sinh viên lười suy nghĩ. Để giải thích “cơm” là gì thì triết học Marx – Lénin đem ông Thần nông ra kể lể rồng rắn lên mây để học sinh không biết “cơm” đơn giản chỉ là thực phẩm được chế biến từ hạt lúa do nông dân đổ công sức cấy trồng.

Ba câu chuyện trên có người bảo đấy là cách giải thích nôm na cho câu hỏi chủ nghĩa Marx – Lénin là gì và tương lai của nó ra sao.

30-09-2010

Mai Xuân Dũng

Theo Blog Mai Xuân Dũng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn