BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76262)
(Xem: 62980)
(Xem: 40385)
(Xem: 31984)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xin lỗi, tôi không tìm thấy 'Độc lập - Tự do - Hạnh phúc'

07 Tháng Ba 201612:00 SA(Xem: 1493)
Xin lỗi, tôi không tìm thấy 'Độc lập - Tự do - Hạnh phúc'
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Một buổi sáng nọ, tôi nhâm nhi ly cà phê vỉa hè và lướt Facebook đọc newsfeed (tôi có thói quen hay cập nhật tin tức qua Facebook hơn là qua những trang thông tin “chính chủ” của nhà nước). Bỗng dưng dừng lại ở một status của anh bạn đồng nghiệp viết rằng: “Xã hội Việt Nam hiện nay là một trong những xã hội nguy hiểm nhất trên thế giới. Bạn có quyền phản biện, nhưng tôi cho là vô ích.” Tôi cảm thấy tò mò và vào gửi một tin nhắn cho anh bạn. Nhanh chóng sau đó chúng tôi có một cuộc trao đổi thật sự thú vị xoay quanh cái status của anh bạn trên trang mạng xã hội quyền lực này. Kết thúc cuộc trò chuyện, anh bạn tôi cho rằng: nền chính trị Việt Nam hiện nay không mang lại lợi ích cho quốc gia, xã hội loạn lạc và hệ thống pháp luật rối ren nhưng lỏng lẻo.

Ảnh chụp tại Sài Gòn ngày 15/05/1975. AFP PHOTO / PRESSENSBILD


Chính trị mà không nhắm tới cái lợi thì không phải là chính trị

Lợi ích không chỉ về vật chất mà còn cả về tinh thần như nâng cao dân trí, củng cố đạo đức, tạo ra xã hội văn minh, và phải luôn nhằm tới lợi ích chung, không thiên vị cho nhóm này gây thiệt hại cho nhóm kia. Lợi ích cộng đồng luôn là đích hướng tới của các quyết định chính trị.

Nước Mỹ luôn đặt lợi ích của đất nước họ lên trên mọi lợi ích, họ sẵn sàng làm mọi chuyện để đảm bảo lợi ích đó không bị tổn hại ở hiện tại và tương lai. Bởi thế khi Trung Quốc đang đe dọa lợi ích của Mỹ ở khu vực Biển Đông thì lập tức Mỹ chuyển trục ngay sang khu vực này. Nước Nhật sau Thế chiến thứ hai đã có một hiến pháp với những điều luật cấm chiến tranh, thế mà thời gian gần đây họ đang cố gắng phá bỏ sự ràng buộc đó với hy vọng quân đội được tham chiến bên ngoài lãnh thổ Nhật. Âu cũng vì lợi ích của chính nước Nhật mà ra.

Thế nhưng chính trị Việt Nam ngày hôm nay lại đi ngược với lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng. Nền chính trị này trớ trêu thay lại chỉ có lợi cho một nhóm người mang tên "cộng sản", một giai cấp mang tên "chính quyền", và những thành phần tung hê chúng. Trớ trêu, nhiều người không hiểu hay cố tình không hiểu thực trạng này trong xã hội Việt Nam, nên thường tỏ ra cố chấp khi không tin những nhà cai trị Việt Nam tham quyền cố vị. Họ vẫn tin rằng nhà nước đang làm việc vì họ, các chính sách, các dự án, các quyết định được ban hành là vì nước, vì dân chứ không phải vì lợi ích phe nhóm.

Một xã hội loạn lạc

Tất cả mọi bất công trong xã hội có thể không phải do chính trị tạo ra nhưng chắc chắn rằng mọi quyết định chính trị đều có thể tạo ra bất công. Và sự thật thì xã hội Việt Nam đang đầy rẫy bất công vì những quyết định chính trị.

Sự loạn lạc của xã hội chính là do mâu thuẫn lợi ích hay còn gọi là bất công. Giai cấp lãnh đạo xâm phạm lợi ích chính đáng của dân đen, và lợi ích của dân tộc. Chính cách hành xử bất công này của chính quyền cũng tạo ta một bộ phận không nhỏ trong xã hội Việt Nam sẵn sàng làm mọi chuyện vì những món lợi cỏn con, bất chấp tính mạng người khác, bất chấp luân thường đạo lý.

Trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, buôn bán phụ nữ và trẻ em, làm ăn bất chính như cung cấp thực phẩm độc hại ra thị trường... đó chính là những mặt tiêu cực mà xã hội Việt Nam đang gánh chịu suốt mấy chục năm qua. Nó đang dần dần biến thành nét đặc thù của xã hội Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới. Vì sao họ làm như vậy? Vì chính quyền lấy mất lợi ích chính đáng của họ.

Việt Nam trở thành một đất nước mà chính quyền mâu thuẫn với người dân. Chính quyền mất uy tín, mất lòng tin nơi nhân dân. Còn với nhân dân, họ thờ ơ với những vấn đề của đất nước, họ quay lưng với những quyết định của chính quyền. Mâu thuẫn lớn như vậy là cơ hội lớn để giặc ngoại xâm tấn công bất cứ lúc nào.

Hệ thống pháp luật rối ren nhưng lỏng lẻo

Chẳng có đất nước nào nhiều luật lệ như Việt Nam, luật chồng luật, luật nhiều tới mức khiến người ta như bị lạc lối không tìm thấy lối ra cho vấn đề kiện tụng. Hệ thống luật pháp Việt Nam nếu so sánh với Mỹ và Phương Tây xem ra cũng hợp lý và công bằng đấy chứ, nhưng chỉ là trên lý thuyết. Vì cơ chế chính trị độc đảng nên hầu như hệ thống này nhìn thì công bằng nhưng thực tế thì là mầm mống của những bất công. Hệ thống chỉ là cái vỏ bên ngoài còn cái ruột bên trong mới quyết định chất lượng của luật pháp. Từ cơ quan tư pháp đến hành pháp và lập pháp đều chỉ là một cánh tay nối dài của đảng cộng sản.

Thử tìm xem có ai từng là thủ tưởng, chủ tịch quốc hội, thành viên quốc hội và là thẩm phán trong hệ thống luật pháp này không phải là người của đảng cộng sản không? Quốc hội có thể có nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ thì tiếng nói khác nào muối bỏ biển, chỉ làm cho biển mặn thêm thôi. Một hệ thống từ trên xuống dưới đều là người của một nhóm nào đó thì lấy đâu ra công bằng cho những thành phần khác trong xã hội? Sự lỏng lẻo tức là thiếu nghiêm minh và công bằng nằm ở chỗ đó. Âu cũng từ cái lợi phe nhóm, đảng phái mà ra.

Với 3 khía cạnh trên, xã hội Việt Nam ngày hôm nay đang trở thành một xã hội nguy hiểm. Nguy hiểm cho dân tộc, nguy hiểm cho chính quyền và nguy hiểm cho lợi ích quốc gia. “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, có ai chứng minh được xem 3 cụm từ này có nằm trong tính chất của xã hội Việt Nam hiện nay hay không? Riêng tôi, một kẻ sinh ra và lớn lên trong lòng một quốc gia cộng sản, tôi không tìm thấy những điều đó.

Cao Huy Huân

Nguồn Blog Cao Huy Huân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn