BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73241)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

"Cứ Tưởng Là Hòa Bình" - Bình Giã, Xà Bang sau Hiệp Định Ba Lê 1973

04 Tháng Hai 201612:00 SA(Xem: 3754)
"Cứ Tưởng Là Hòa Bình" - Bình Giã, Xà Bang sau Hiệp Định Ba Lê 1973
511Vote
42Vote
30Vote
20Vote
12Vote
4.315
Lời Giới Thiệu:

Hòa Bình đã đến sau hơn 5 năm trời bàn cải , cò kè bớt một thêm hai. Hòa Bình đã được các phe phái trân trọng đặt bút ký. 

 Cả thế giới hoan hô chào mừng Hòa Bình. Chiến tranh sẽ chấm dứt trên miền đất quê hương đau khổ đọa đày. Những người lính chiến QLVNCH và gia đình họ là những người hân hoan nhất. Những người chờ mong Hòa Bình đến nhất. Những người tha thiết Hòa Bình nhất. Họ không muốn chiến tranh. Đơn giản vì họ không chiến đấu cho bất cứ một thế lực nào trên thế giới. Họ không xâm lăng ai. Họ chiến đấu chỉ để tự vệ chống lại quân xâm lược phương Bắc. Một bọn cộng sản vô thần cuồng tín tay sai của thế lực đỏ trên thế giới. Một lũ người khát máu nhảy múa trên những ni đau khổ chết chóc của đồng bào Miền Nam. Dùng hội nghị để đả đả đàm đàm. Để lừa bịp cả thế giới. Để chuẩn bị chiếm trọn Miền Nam khi có cơ hội.

Đại úy Vũ Đình Lưu , một Chi Đoàn Trưởng danh tiếng, mt chiến sĩ quả cảm, một người con yêu của Tổ Quốc đã dâng cả đời trai cho sa trường. Ngày xưa dũng cảm trên chiến trường. Ngày nay ngồi nhớ lại chiến trường xưa. Không còn bầu nhiệt huyết của một chiến sĩ bước vào chiến trường khi tuổi đời còn quá trẻ. Không còn ni hận thù triền miên trong những nhà tù tại Miền Bắc khắc nghiệt dưới đòn thù của Cộng Quân. Mà bằng tinh thần trung thực ngồi nhớ lại chiến trường xưa. Nhớ những đồng đội đã an nghĩ nghìn thu. Nhớ đồng đội thương binh đang sống lây lất nơi quê nhà. Đại úy Lưu, chỉ có một ước muốn ghi lại những trận đánh tiêu biểu của Chi Đoàn 2/5 Thiết Kỵ nói riêng và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh nói chung. Những trận đánh lưu danh chiến s những trận đánh thắp sáng chính nghĩa Quốc Gia của QLVNCH , một quân lực vì dân chiến đấu , vì dân hy sinh. 

Cũng giống như những trận đánh đẩm máu trên Quốc lộ 20, Tại Ngã Ba Dầu Giây , tại An Điền Rạch Bắp và trên các chiến trường Long Khánh Bình Dương Bình Long... Trận đánh tại đồn Xà Bang, một tiền đồn heo hút đã bị bao vây cả tuần l khi Hiệp Định Đình chiến được ký chưa ráo mực. Những người lính chiến đang hân hoan đón chào Hòa Bình cùng vợ con với nổi mừng vui khôn xiết. Nhưng đó là một nền Hòa bình giả hiệu. Một nền Hòa Binh vang tiếng súng. Một nền Hòa Bình máu vẫn chảy thây vẫn phơi. Cộng Quân , một lần nữa, ngang nhiên vi phạm. Phái đoàn kiểm soát đình chiến đã bất lực trong nỗ lực ngăn cản cuộc tấn công của cộng quân. Chỉ có tiếng súng của những chiến sĩ đồn Xà Bang thay vì được bắn lên mừng Hòa Bình , đã trực chiến cùng bọn công nô vô thần khát máu. Họ đã đơn độc chiến đấu cùng vợ con họ trong sự bối rối của Quân Đoàn III. Không một giới chức nào có phản ứng thích hợp để tiếp cứu Đồn Xà Bang. 

Kính mời Quý độc giả quý chiến hữu đọc " Cứ Tưởng Là Hòa Bình " để nhìn lại một chặng đường máu lửa cam go. Để cảm được tinh thần quả cảm không đầu hàng của các chiến sĩ can trường đồn Xà Bang. Nguyện hy sinh dưới ngọn cờ vàng Quốc Gia chính nghĩa. Đồn Xà Bang đã đứng vng và cũng đã chứng kiến tinh thần can trường của người lính chiến đồn Xà Bang trong một Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Bất Tử.

Xin nhỏ một giọt nước mắt tri ân cho những chiến sĩ đồn Xà Bang đã nằm xuống hy sinh cho Tổ Quốc , cho những chiến sĩ Sư Đoàn 18 BB và Chi Đoàn 2/5 Thiết Kỵ đã thể hiện tuyệt đối tinh thần đồng đội mà hy sinh.

Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm 

KB NguySaigon




Dưới ánh nắng hoàng hôn vàng nhạt, yếu ớt của một ngày đầu tháng 3 năm 1973. Chúng tôi đứng nghiêm trên các Thiết Mã M113 đưa tay chào lần cuối. Chào để tiễn đưa đoàn xe hai mươi chiếc GMC và Hồng Thập Tự, nối đuôi nhau rời tiền đồn Xà Bang xuôi về Bình Giã, Bà Rịa. Đoàn xe mang theo những Chiến Sĩ và những người vợ dũng cảm kể cả những đứa con thơ ngây của một Đại Đội Địa Phương Quân. Đa số bị thương hoặc tử vong sau 6 ngày đêm ròng rã tử thủ trong đồn. Cũng trong đoàn xe nầy có cả những Chủ Lực QuânVNCH bị thương vong trên đường giải cứu.Và Cộng Quân bị thương nặng. Đó là kết quả trong 6 ngày, sau hơn một tháng kề từ ngày ký kết “Hiệp Định Hòa Bình Balê” 27 tháng 1 năm 1973. Tại một vùng xa xôi, nhỏ bé của Miền Đông đất đỏ cách Thị Trấn Bà Rịa 28 Km về hướng Bắc Đông Bắc: khu vực Đồn Điền Xà Bang.

Hòa Bình thật đến trên những trang giấy bóng bẩy, ký bằng bút vàng, bút ngọc. Hòa Bình đến với Thế Giới Tự Do, Hòa Bình đến với kẻ đầy thế lực, quyền uy. Họ nâng ly chúc mừng Hòa Bình cho Việt Nam trong những lâu đài tráng lệ bên trời Tây, trời Mỹ và nhận giải Nobel Hòa Bình cho họ. Nhưng Hòa Bình không đến với Miền Nam Việt Nam ngút ngàn khói lửa chiến chinh.

Hiệp định Paris được chính thức ký kết ngày 21/1/1973


Những người lính QLVNCH vẫn tiếp tục chấp nhận gian nguy, họ hãnh diện với trời, với đất làm nhiệm vụ bảo vệ cho quê hương yêu dấu. Nhưng họ đã bị lừa gạt một cách đau đớn và tàn nhẫn. Vợ con họ cứ tưởng Hòa Bình đã đến trên quê hương. Họ muốn chia sẻ với những người chồng, nguời cha những tháng ngày hạnh phúc. Chung nhau vui đùa nơi thôn dã dưới ánh trăng vàng thơ mộng. Trong cảnh trí lãng mạn của suối, của rừng café xanh tươi bát ngát. Có đồn điền cao su rộng lớn như vô tận. Nơi đây sẽ không có tiếng súng, không có cảnh đạn rơi thù hận vì đã Hòa Bình. Nhưng không, những thân phận cam khổ này vẫn tiếp tục nhận lãnh những sự tàn nhẫn của chiến tranh khốc liệt. Nhưng họ không hề nao núng, những đôi mắt sáng ngời nhìn về phía trước và những đôi chân đạp hai chữ đầu hàng.

Mặc dù lời kêu gọi đầu hàng ra rả từ loa phóng thanh bên Tiểu Đoàn địch thuộc Trung Đoàn Bình giã lừng danh. Địa danh Bình Giã trở nên nổi tiếng từ năm 1965 khi xảy ra những cuộc đụng độ nẩy lửa giữa Biệt Động Quân và Tiểu Đoàn 4 TQLC Kình Ngư với Trung Đoàn Cộng quân Bình Giã. Với những Đại Đội Trưởng can trường Tr/úy Nguyễn Đằng Tống, Tr/úy Đỗ Hữu Tùng là những người anh thân thiết trong gia đình. Bây giờ những người lính ĐPQ vẫn tiếp tục chiến đấu không mệt mõi trong những lô cốt kiên cố ngạt mùi khói súng , trong những giao thông hào dày đặc vỏ đạn đồng. Những người vợ thương chồng can đảm giúp chồng khui từng thùng lựu đạn, bóc hộp từng quả đạn súng cối…Những đứa con tiếp tế lựu đạn đến cho cha, nối kết những dây đạn đại liên để cha sẳn sàng nhả đạn chính xác trước sức tấn công của quân thù.

Nhưng đến ngày thứ 5 sức chống cự của Đại Đội ĐPQ gần như kiệt lực. Đại Đội Trưởng xin tiếp ứng trong nhiều ngày và cho đến giờ phút xem chừng như tuyệt vọng. Trong suốt thời gian tiền đồn Xà Bang bị vây hãm, nhiều đơn vị tại địa phương âm thầm hành quân tiếp cứu nhưng không đem lại kết quả nào. Ngày thứ 6 các đơn vị Chủ lực bạn thật sự nhảy vào vòng chiến để giải vây. Một dấu hỏi to tướng tại sao phải chờ đến ngày thứ 6? BTL Quân Đoàn 3, Sư Đoàn 18, Tiểu Khu Phước Tuy,Trung Đoàn 48 BB đã có kế hoạch giải tỏa từ khi cuộc dành dân, lấn đất của Công quân bắt đầu. Thượng cấp đã ban lệnh chúng tôi xuất phát nhiều lần, nhưng oái oăm thay chúng tôi lại nhận lệnh phải tạm hoãn. Vì trước sự quan sát của những cặp mắt cú vọ liếc xéo, nhìn ngang của những người ngoại cuộc gọi là trong Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến. Và đơn vị chúng tôi đóng quân ngay trước mắt của 2 ông Tây chủ Đồn Điền thân Cộng thuộc xã Cẩm Mỹ…

Tướng quân Tư Lệnh Sư Đoàn ban lệnh hành quân, bất kể những đôi mắt dòm ngó, bất chấp những báo cáo, cản trở nào của những người mắt xanh, đầu đỏ đó.

Ngày thứ 6 các cánh quân của Tr/Đoàn 48 BB và của Tiểu Khu Phước Tuy bắt đầu xuất phát. Nhằm tấn công, giải tỏa áp lực địch là Trung Đoàn Bình Giã đang kìm hãm, pháo kích và sắp tràn ngập tiền đồn Xà Bang. Đơn vị trú phòng là một Đại Đội Địa Phương Quân. Cũng như uy hiếp Chi Khu Đức Thạnh thuộc Tiểu Khu Phước Tuy.

Tiền đồn Xà Bang nằm cạnh Liên Tỉnh Lộ số 2 (LTL2), nối liền từ Ngã 3 Tân Phong Quận Xuân Lộc, Tỉnh Long Khánh đến Thị Trấn Bà Rịa, Tỉnh Phước Tuy. Xà Bang cách Bà Rịa 28Km về hướng Bắc Đông Bắc và cách Xã Cẩm Mỹ 6Km về hướng Nam. ( Xem Phóng đồ Hành Quân )

PHÓNG ĐỒ HÀNH QUÂN GIẢI TỎA TIỂN ĐỒN XÀ BANG (THÁNG 3-1973 )


Lực lượng hành quân giải toả được phân nhiệm như sau:

Lực lượng A: Dưới sự chỉ huy của Trung Đoàn Truởng Tr/Đ 48 BB. Xuất phát từ Ngã 3 xã Cẩm Mỹ tấn công từ hướng Bắc xuống Nam. Gồm có:

Tiểu Đoàn 3/48BB ( - ) cánh quân bên trái LTL2

Chi Đoàn 2/5 Thiết Kỵ ( CĐ2/5TK ) cộng một Chi đội Chiến Xa M41và 1 Đại Đội của TĐ 3/48 tùng thiết, cánh quân bên phải LTL2

Lực lượng B: Dưới sự chỉ huy của Tiểu Khu Trưởng Phước Tuy. Xuất phát từ Chi Khu Đức Thạnh tấn công từ hướng Nam lên Bắc. Gồm có:

Tiểu Đoàn 2/48BB, cách quân bên phải LTL2

Tiểu Đoàn 332 ĐPQ ( thuộc tiểu khu Long An tăng phái ) cánh quân bên trái LTL2

Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 18 BB chỉ huy tổng quát.

Trước giờ xuất phát Tư Lệnh ban một cái lệnh chắc nịch cho tất cả Đơn vị Trưởng là bằng mọi giá trong 6 tiếng đồng hồ phải giải tỏa xong tiền đồn Xà Bang. Vì trong đó ngoài các chiến sĩ ĐPQ thương vong còn có hàng chục vợ, con lính bị thương, phải cứu họ bằng mọi giá. Riêng tôi ông phán một câu xanh rờn là muốn thấy xe Chỉ huy của tôi tiến đến trước cổng đồn lúc 4 giờ chiều. Tất cả chúng tôi nhận lệnh, tưởng chừng như nhận lệnh về họp tại Bộ Tư Lệnh ở Long Bình bằng xe JEEP! Nhưng ông đã đánh đúng tâm lý của mọi người chúng tôi. Chúng tôi trông chờ chỉ có thế trong 6 ngày qua. Chờ một quyết định sáng suốt cuối cùng, bất chấp sự khiển trách từ cấp cao hơn hay nhận lãnh hậu quả không mấy tốt đẹp là hành quân trong thời gian “Đình Chiến”.Chúng tôi, từ giờ phút xuất phát trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến trên 200 con người, có cả đàn bà và trẻ thơ đang đói khát, những vết thương càng ngày càng tồi tệ. Họ đã đến lúc tuyêt vọng! Họ đang mong mỏi chúng tôi đến từng giờ từng phút. Họ đang đợi chờ chúng tôi. Đó là một động lực phi thường đẩy chúng tôi tiến về phía trước bất chấp trở lực nào. Phải giải cứu họ bằng mọi cách dù đơn vị có tổn thất lớn lao đi chăng nữa.

Đúng ra, giờ xuất phát là 8 giờ sáng, nhưng vì lý do thay đổi đột ngột nhân sự Chỉ huy bên Thiết Giáp nên đúng 10 giờ tất cả các cánh quân bắt đầu xuất phát. Như vậy, các đơn vị tiến quân làm sao trong 6 tiếng đồng hồ phải vượt qua 6 km, từ Cẩm Mỹ đến bắt tay được với đồn Xà Bang.

Trong 2 km đầu, lực lượng tấn công từ hướng Bắc xuống, chưa gặp sức chống cự nào của địch quân. Chỉ thấy rất nhiều cờ, nửa đỏ nửa xanh có ngôi sao vàng nẳm giữa mà Cộng quân gọi là Cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Những lá cờ đã buộc một cách vội vàng trên những cành cao su đề xí phẩn. Giành quyền kiểm soát khu vực, vùng đất của VNCH mà chính phủ không đủ quân để gìn giữ.

Chúng tôi vẫn tiếp tục giữ đội hình tiến về phía trước. Hai cánh quân, BB bên trái, Thiết Kỵ bên phải vừa đến thung lũng , địch bắt đầu pháo kích vào đội hình bằng súng cối 82ly. Chúng tôi vẫn tiến tới và gặp ngay sức kháng cự của địch. Từ trong các chốt kiền liên hoàn nằm khoảng giữa rừng cao su và con lộ, Cộng quân dùng B40 và AK 47 bắn chận. Những khẩu đại bác 76 ly trên CX M41 khai hỏa bốc tung từng hầm hố địch. Những tràng đạn đại liên chính xác đốn hạ những tên còn sống sót bung hầm bỏ chạy. Bên cánh quân TĐ 3/48BB, một Tiểu Đoàn nổi danh vì cách tấn công táo bạo, cũng tiến chiếm mục tiêu nhanh chóng. Tiếng súng cá nhân, cộng đồng, lựu đạn nổ liên tục. Tiểu Đòan vẫn giữ đội hình hàng ngang với Thiết giáp. Sức kháng cự càng lúc càng dữ đội, vì hầm hố, chốt càng ngày càng dày.

Có một điều hết sức đặc biệt là trong cuộc hành quân này hoàn toàn không có Phi Pháo yểm trợ. Chắc quí vị cũng đã hiểu tại sao. Vỉ dưới con mắt của các Quan Sát Viên Quốc Tế đây là thời gian ngưng chiến để tái lập Hòa Bình. Nhưng mỉa mai thay, đáng phẫn nộ thay, cho sự ngây thơ cụ, hay sự cố tình che dấu của họ. Họ có biết rằng sự lọc lừa vi phạm trắng trợn từ phí bên kia?

Tướng Westmoreland, cựu Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ tại VN đã phát biểu: “Miền Nam VN phải chăng không thể tránh được một sự chiến bại? Vâng, đúng như vậy. Nhưng chúng ta phải xét lại tình hình: Bắc Việt đã vi phạm hoàn toàn Hiệp Định Paris 1973. Hoa Kỳ hoàn toàn bất lực trên phương diện chính trị, và các Quốc Gia có nhiệm vụ bảo đảm việc thi hành Hiệp Định thì hoàn toàn im lặng không nhúc nhích” ( Nguyên văn lời dịch từ bản Pháp Văn của Cựu Trung Tướng Quân lực Pháp Vanuxem của NT Dương Hiếu Nghĩa )

Tôi nhìn đồng hồ đã 12 giờ trưa, chúng tôi còn 4 tiếng nữa phải đánh tan sức đề kháng mãnh liệt của một Tiểu Đoàn Cộng quân. Có sức mạnh nào bằng sự nhất trí, quyết tâm kiên trì chiến đấu của các cấp trong đơn vị,vì sự bảo toàn tánh mạng 200 con người đang bị đe dọa.

Hai cánh quân BB và Thiết Giáp dùng hết hỏa lực tiến chiếm mục tiêu với tốc độ nhanh nhất. Những quả đạn 76 của Chiến xa M41, 106 ly không giật của Chi Đoàn. Đạn75ly, 57ly, M72 của BB, rời nòng bay thẳng, cày nát công sự phòng thủ của chúng. Chi Đội 4 Chiến xa M41, và Chi Đội 4 M113 xen kẻ nhau, hàng ngang hùng dũng vừa tác xạ vừa nhào tới dùng xích sắt cán, đè bẹp hầm hố. Chiến sĩ BB cùng xung phong tiến lên tuôn những quả lựu đạn vảo hẩm một cách nhanh nhẹn và chính xác. Hàng chục khẩu đại liên 50. đại liên 30, M 60 nổ rền vang đội. Hàng trăm quả đạn M79 phóng ra và lực lượng vừa đánh và tiến tới không ngừng, nhanh như gió bão. Hai M113 bị trúng B40, nhưng còn khiển dụng vẫn bám sát giữ vững đội hình. Các chiến sĩ BB và Thiết kỵ bị thương được băng bó tạm thời ngồi trên xe vẫn ghìm chắc tay súng. Những Chi Đội Trưởng kinh nghiệm, Trưởng xa can đảm và những Tài xế khôn ngoan, lanh lẹ luồn lách tránh từng hòn đá lớn, gốc cây cao su lởm chởm. Những xạ thủ vững vàng nhả từng loạt đạn Đại liên chính xác. Các chiến sĩ BB vững tay súng khom người với tư thế xung phong hàng ngang với Thiết giáp.

Trên trời, 2 chiếc Trực thăng chở 3 vị Chỉ Huy bay lượn không ngừng, Những giọng nói phấn khởi, vui mừng và cổ võ 4 cánh quân đầy kích lệ truyền qua hệ thống loa truyền tin trên xe mở hết công xuất để mọi người cùng nghe.

Các cánh quân tấn công từ hướng Nam. Đó là Tiểu Đoàn 2/48 BB dày dạn trên chiến trường Miền Đông đất đỏ, và Tiểu Đoàn 332 ĐPQ khét tiếng vùng Bình Phước Long An ( Tiểu Đoàn Trưởng là Th/Tá VĐM. người anh ruột của tôi ). Cũng đồng loạt tiến lên không ngừng, sắp đánh tan một Tiểu Đoàn Cộng quân ngăn chặn lực lượng ta từ hướng Nam đồn Xà Bang.

Như những mũi tên thép, xé gió vút lên không ngừng. Chúng tôi đã thấy lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn hiên ngang tung bay trước gió của tiền đồn Xà Bang. Bây giờ là 3giờ chiều. Còn có mỗi một tiếng đồng hồ nữa và với khoảng cách là1km chúng tôi phải bắt tay được với Đại đội ĐPQ. Cộng quân biết chúng đã thất bại trước sức tấn công như vũ bão của các cánh quân QLVNCH. Chúng tăng cường pháo liên tục bằng súng cối 61ly và 82ly ( không có đại pháo và hỏa tiển 122ly ) vào các đội hình của ta để dể bề tháo chạy.

Thừa thắng xông lên, dốc toàn bộ hỏa lực cơ hữu, chúng tôi tấn công dồn dập vào phòng tuyến cuối cùng của chúng. Cũng là phòng tuyến đầu bao vây và tấn kích vào đồn trong 6 ngày qua. Hầu hết các cửa hầm của chúng hướng về phía đồn nên lực lượng chúng tôi đè bẹpvà thanh toán mục tiêu chót một cách nhanh gọn. Những quả B40 bay vút lên trời rồi rớt nổ sau lưng các xa đội vì sự hốt hoảng của các xạ thủ. Những tràng tiểu liên AK nổ gòn nhưng đạn bay thẳng lên bầu trời xanh ngắt.

Bây giờ ngồi viết và chợt nhìn xuống bàn chân trái vẫn in đậm nét của 2 trận chiến năm xưa. Lần thứ nhất bị thương nặng trên chiến trường Đồn Điền Mimôt Kampuchia, lần thứ 2 cũng bàn chân trái bị thương trong mặt trận nầy.( Sinh nghề tử nghiệp, bị thương vì xích M113 cán!.. trong lúc tài xế de lui để trách một chướng ngại, thì một quả đạn cối 82 ly nổ tung bên hông trái xe. Với sức ép vật tôi lộn nhào xuống đất, phía sau xe ).Và xui xẻo thay, lại có lần thứ ba cũng bàn chân này bị thương trên núi rừng Sơn La trùng điệp ( bị cây to lăn qua người ! )

Bàn chân sưng đau buốt, bụng thì đói, chỉ vài muổng cơm chiên nuốt vội từ sáng, miệng khô đắng, chỉ uống nước cầm hơi. Mặc kệ, miệng cứ điều động, thúc giục Đại Đội BB tùng thiết và các Chi Đội tiến lên thật nhanh và tràn ngập mục tiêu cuối cùng. Một mặt giữ liên lạc chặc chẽ và tiến quân nhịp nhàng hàng ngang với Tiều Đoàn BB bên cánh trái.

Tất cả các cánh quân hướng Bắc cũng như huớng Nam cùng nhau thanh toán mục tiêu chót. Và tiếp cận vòng hàng rào kẽm gai phòng thủ ngoài cùng của đồn lúc 3giờ 45 phút. Địch đã kinh hoàng tháo chạy để lại hàng chục cán binh bị thương và tử thương. Pháo địch cũng giảm dần và ngưng hẳn, vài loạt tiểu liên bắn vu vơ, tuyệt vọng khá xa trong vườn cao su ngút ngàn. Tôi điều các Chi Đội di chuyển bố trí phòng thủ trong các vườn café, cao su cùng với Bộ Binh chung quanh đồn.

Đúng 4giờ chiều, xe Chỉ Huy của tôi cùng các Tiểu Đoàn Trưởng có mặt trước cổng tiền đổn Xà Bang. Thế là đúng giờ hẹn của Tư Lệnh Chiến Trường.

Trên mặt mọi người dày lớp bụi đỏ xen kẻ những đốm tro trắng, đen bám đầy. Áo quần đã đổi màu: nền ô liu bệch đen, bệch đỏ rằng ri. Tất cả nét mặt thật vui tươi bỗng chùn xuống nhìn chăm chăm vào đồn.

Một cảnh tượng đau thương đầy cảm động hiện ra trước mắt, dù có con tim sắt đá cũng phải ngấn lệ. Những chiến sĩ can trường ĐPQ và những người vợ, tay bồng ,tay dắt những em bé tội nghiệp. Hầu hết họ đều bị thương nhiều nơi,với vết thương còn rướm máu mặc dù đã được băng bó tạm thời, kể cả bằng những mảnh áo, những chiếc khăn đủ màu sắc. Họ đã vui mừng đổ xô ra trước cổng đồn để chào đón đoàn quân giải tỏa. Câu hỏi của chúng tôi khi tiếp cận được họ sau 6 tiếng đồng hồ hành quân. Tại sao các chị bồng bế con nhỏ lên nơi tiền đồn heo hút, xa xôi hẻo lánh này làm gì để rồi bị đau thương như thế. Họ trả lời cho chúng tôi bằng giọng thật thà, chất phát đầy triều mến và xúc động: Chúng em “  Tưởng Đã Hòa Bình !.

 

 ……“Những người chết và nghĩa trang quên lãng

 “ Cỏ gai dày…tiếng ếch vọng đêm mưa

 “ Ba tư năm chưa một lần tu bổ

 “ Như oán thù chồng chất ở sau lưng

 “ Hồn tử sĩ đâu đây theo tiếng gió

 “ Mộ hoang tàn cỏ bít lối đi chung ”

 (Trích “đôi ta” thơ Hồ Thanh Nhã

Bên trong đồn lỗ chỗ  nhiều lỗ  đạn pháo kích bằng súng cối 82 ly và 61 ly của CQ rơi vương vãi trên mặt đất cằn khô làm mặt đất xám xịt. Xa xa, cây súng cối 81ly đứng cô đơn một mình.Trên các nóc hầm từng lớp bao cát bị pháo xé nát thảm hại.

Tất cả các cánh quân thi hành xong nhiệm vụ, có thể nói hoàn thành một sứ mệnh. Một sứ mệnh tuy nhỏ nhoi nhưng đầy ắp ý nghĩa của nó là Tình Đồng Đội và Tình Người. Những người có Trách Nhiệm- từ thứ 3, đi sau Tổ Quốc và Danh Dự- đưọc đội lên đầu từ khi khoác chiếc áo Lính vào người.Từ cấp hàng Binh đến Tướng Lĩnh ngày hôm nay đã thi hành xong một Trách Nhiệm. Vâng, chúng tôi đã mãn nguyện vì cứu thoát trên 200 con người từ chổ cô thế, tuyệt vọng đến chốn bình an.

Chỉ trong một ngày, nói đúng hơn, trong 6 tiếng đồng hồ. Lực lượng giải tỏa được xem như chiến thắng khá toàn vẹn. Nhưng sự chiến thắng đó lại nằm im lìm trong sồ sách, trong hồ sơ nội bộ được giấu kín như bưng của từng đơn vị. Cũng chẳng hề hà gì, chúng ta đã hoàn hành một nhiệm vụ của một quân nhân.

Chiến thắng nào không có đau thương nhỏ lệ ! Tr/s Duyên đã ra đi vĩnh viễn khi tuổi đời còn quá trẻ, Tr/s Danh bị thương nặng phải giã từ đời binh nghiệp ( chỉ chậm có 30 giây vì anh tài xế M113, sau lời nhắc của tôi có khẩu 75 ly không giật phía trước bên trái, nên xe TR/Sĩ Danh bị trúng đạn 75 ly).Tr/s Quản , một HSQ dày dạng chiến trường đã để lại nhiều máu và mồ hôi trên chiến trường ngút lửa.

 “ Anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ

 Em nằm xõa tóc đợi chờ anh”

Những khóa sinh Trường Đồng Đế Nha Trang làm sao quên được 2 câu thơ trên! Phải, biết bao thiếu nữ đã “ Xõa tóc đợi chờ ” chờ đợi một chàng trai lao vào vòng khói lửa chiến chinh…biết bao giờ trở lại như Tr/s Duyên !

Sau trận chiến này, hệ thống tuyên truyền khổng lồ của CQ từ Địa phương đến Trung ương la hét QLVNCH vi phạm Hiệp Định Balê. Ở Địa phương những tờ truyền đơn bay khắp trên những con đường làng. Tại Trung ương hệ thống truyền thanh ngày đêm ra rả tố cáo. Kể cả vài đài phát thanh ngoại quốc cũng hùa theo loan tin phía VNCH vi phạm. Tại trại Davis Tân Sơn Nhất cũng chẳng giải quyết được vấn đề, vì sự già miệng, già mồm của phe bên kia. Hệ thống Thông Tin, Tâm Lý Chiến trên thật tế VNCH thua rất xa bên CQ, từ Quốc nội cũng như Quốc ngoại, buồn thay !

Thế mà đã gần 40 năm rồi sao! Về lại Long Khánh, nắng bụi, mưa sình. Vùng phù nhiêu đất đỏ Miền Đông. Nơi riêng tôi và nhiều người mang đầy ắp những kỹ niệm năm nào. Vài lần đi ngang qua Ngã 3 Tân Phong, Long giao, Cẩm Mỹ - để thăm vài đồng đội năm xưa đã lập gia đình nơi hẻo lánh này - rồi Xà Bang , Bình Giã xuống Bà Rịa. Con lộ ngày xưa mang tên LTL2 đầy mìn bẩy và đe dọa, ngày nay là QL56. Chúng tôi hồi tưởng những tháng năm chinh chiến ngày nào, trong lòng dậy lên nổi buồn tủi, đắng cay. Nhất là đi ngang qua Bình Giã nhìn thấy chiếc cổng thật to lớn với hàng chữ nổi “ Nghĩa Trang Liệt Sĩ Bình Giã” và “ Tổ Quốc Ghi Công” bằng đồng bóng loáng phô trương trước mắt mọi người.

Phải cúi mặt ngậm ngùi nhỏ lệ, tim nhói đau đến rướm máu. Trên toàn lãnh thổ Miền Nam tìm đâu ra một Nghĩa Trang dành cho người Lính năm xưa. Tìm đâu ra 4 chữ “ Tổ Quốc Ghi Ơn” tựa như ngày nào. Giờ này các Anh ở đâu?.Xác thân các Anh, những người Lính QLVNCH hiện giờ nằm nơi đâu? Phải chăng trong những Nghĩa Địa xa xôi buồn thảm. Hay vẫn bị vùi lấp rãi rác đâu đó trên khắp mảnh đất quê hương Miền Nam, mà ngày nào các Anh đã Vì Nước Hy sinh Vì Dân Chiến Đấu. Và biết đến bao giờ chúng ta được đứng nghiêm trang chào kính trước 4 chữ Tổ Quốc Ghi Ơn các Anh trên những Đền Đài Tưởng Niệm tại đất nước mang tên:Việt Nam.

 Vũ Đình Lưu
Ý kiến bạn đọc
06 Tháng Hai 20168:00 SA
Khách
...Giờ này các Anh ở đâu ?... Họa chăng , chỉ còn một vài người sống sót sau cuộc chiến mới còn nhớ thôi !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn