BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lật đổ Lê Anh Chột

27 Tháng Chín 200412:00 SA(Xem: 1035)
Lật đổ Lê Anh Chột
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
 Triều đình nhà Hồ hủ hoá đến tột độ. Hoàng đế Hồ Lê Anh Chột tội ác tày trời, hiếu sát, bạo tàn. Quan lại phần nhiều bất tài, tham lam vô độ. Muôn dân lầm than oán thán. Điện Tiền chỉ huy sư, tên Hồ Nông Đức Mạnh là người cầm giữ binh quyền khi đó, ông hiền hoà, đức độ, thanh liêm trong triều nhưng thiếu quyết đoán. Ở cương vị ông, ngày đêm lo lắng cho sự an nguy của chế độ, khi lòng dân đã chán nản, oán thán như kho thuốc súng chỉ chờ ngọn lửa mồi, để bùng nổ phá tan tành đế nghiệp nhà Hồ mà ông phụng sự.

 Bấy giờ, Vũ Nguyên là đệ nhất khai quốc công thần, được Hồ Thái Tổ trọng vọng, là võ tướng danh oai bốn cõi, dân chúng kính vọng. Triều Hồ thái tổ, Lê Anh Chột đã tìm mọi cách hãm hại ngài, nhưng vì được Thái Tổ tin yêu nên ông vô sự. Khi Thái Tổ băng hà, Anh Chột đã muốn giết quách ngài, nhưng các cận thần của hắn ngăn lại, cho rằng chưa nên động thủ vì ngại lòng dân quá xôn xao. Lê Anh Chột lột mũ mão, kim giáp của viên đại tướng này, đầy ra đảo Tuần Châu. Các thuộc tướng của Vũ Nguyên vô cùng bất mãn, dân chúng kinh thành hờn trách, phẫn nộ. Không quản nắng mưa, hàng vạn người tụ tập trước điện Ba Đình đòi hoàng đế xét lại, Anh Chột cho quân chém vài trăm người thị uy, lại hạ chỉ giết hàng loạt công thần có tỏ ý không phục, từ đó người người sợ hãi.

 Đào Cam Mộc vốn là thuộc tướng của Vũ Nguyên, biết thế nào phận mình cũng phải chết dưới tay hôn quân, ngày đêm lo lắng, quyết kế hành động. Nhân là chốn thân tình với Nghĩa Vương Nông Đức Mạnh, một đêm hai người nâng chén tạc thù, được vài chum, Cam Mộc khẳng khái đứng dậy, vái Nghĩa Vương ba lạy. Nghĩa Vương hốt hoảng đáp lễ mà hỏi rằng;
 - Túc hạ có chuyện gì cứ nói ra, sao đa lễ vậy ?
 Cam Mộc đáp rằng:
 - Xin Ngài tha tội chết, tiểu nhân mới dám thưa !
 Nghĩa Vương cả cười nói lớn:
 - Túc hạ là trọng thần của triều đình, Lại là chỗ thân tình, ông nói đi.
 Cam Mộc cất tiếng sang sảng mà rằng:
 - Chúa thượng bạo ngược, bất nhân, quả là hôn quân trước nay hiếm, trên nghịch ý trời, dưới mất lòng dân, muôn dân nhao nhác mong chân chúa, ước ấm no, thanh bình. Sao đại vương không nhân lúc này, quyết đoán hành động sáng suốt, học theo dấu cũ của Lý Thái Tổ nhà Lý, muôn dân cũng được cạy nhờ !!!
 Nói rồi thụp xuống lạy, dập đầu xuống nền đến toé cả máu.
 Nghĩa Vương vốn cũng manh nha ý định thoán nghịch, ông vốn là đứa trẻ không cha, có tài năng và ý chí can trường, lại là người ôn nhu, nhân nghĩa, thức thời, khôn ngoan. ông theo Hồ Thái Tổ chinh phạt nam bắc, lập nhiều công to, được thái tổ tin yêu, trọng vọng nên đường công danh của ông lên như diều gặp gió, giờ đây chỉ dưới một ngưòi mà trên muôn người. Thọ ân điển của thái tổ, nên lòng trung còn nhiều lưỡng lự. Nhưng cái triều đình này, một sớm một chiều nữa sẽ sụp đổ, ông không biết phải làm sao, trù trừ quyết không được. Nghe Cam Mộc nói thế, ông quát:
 - Tên nghịch thần, mi thọ ơn chế độ, tận trung muôn kiếp khôn đáp được, mà dám mở miệng phun ra những lời thối tha ru ? Ta bắt mi nộp cho Đại Lý Tự xử !
 Cam Mộc cười lớn rồi điềm tĩnh đáp sang sảng:
 - Trời cho mà không lấy, chẳng uổng lắm ru ? Tôi biết đại vương cũng có lòng với muôn dân, trước sau gì dân chúng cũng nổi dậy trừ tên hôn quân thôi. Đại Vương nói thế, tôi cũng không ngại cái chết chắc phải đến !
 Nói rồi rút kiếm, vùng lên định tự sát, nhưng may là Nghĩa Vương ngăn kịp. Ông có thấy có thể tin được Cam Mộc, bộc bạch rằng:
 - Ta có bụng ấy từ lâu, nhưng còn ghi ơn trọng ơn thái tổ, lại không quên hai chữ trung quân, nên không quyết đoán được. Lòng ông ta đây cũng hiểu !
 Cam Mộc quẳng kiếm, dập đầu khóc mà rằng,
 - Trung với chế độ không bằng trung với dân, vua nhất thời mà dân vạn đại, xin Nghĩa Vương cứu dân ta khỏi cảnh mỏi mệt, kiệt quệ mà tạo phúc ngàn năm.
 Nghĩa vương cảm khái nói rằng:
 - Ta từ khi theo thái tổ, một lòng trung trinh, bây giờ là bề tôi phản loạn, để tiếng xấu bất trung ngàn năm ru ? Lại nữa, lấy được thiên hạ, đời sau cũng theo nếp cũ thì phú quý chỉ là bóng mây trôi, giấc mộng trưa hè. Làm sao bền vững ?
 Cam Mộc đáp rằng:
 - Xưa nay, vòng hưng phế đã rõ ràng ! Lý thoán đoạt của Lê, mà Trần thoán đoạt thiên hạ của Lý, đại vương lấy thiên hạ lần này, trên thuận ý trời, dưới hợp lòng dân thì coi như chẳng phải thoán đoạt, Sau đó xin đại vương noi cái đức truyền ngôi của Thang Vũ. Tránh lối mòn nối truyền tử tôn ! Để tuyệt đường thoán đoạt, tranh cướp !. Ấy là kế để muôn dân ấm no, thiên hạ thái bình đời đời vậy !
 Nghĩa Vương nghe được lời ấy như vén mây mù thấy trời xanh, cảm động đỡ Cam Mộc dậy, phục xuống lạy một lạy mà nói:
 - Lời tiên sinh dậy, làm tôi như bừng tỉnh sau cơn mộng, quả là viễn kiến ! Tôi xin ghi lòng tạc dạ. Xin tiên sinh cùng tôi quyết kế phen này !
 Cam Mộc mắt ngấn lệ, trong lòng hân hoan vui sướng, như được tái sinh vậy. Hai người cùng bàn mưu, vạch kế, quyết vì dân vì nước!

 Triều đình nhận được cấp báo khẩn cấp từ biên thuỳ, Quân Tống mang 30 vạn quân sang xâm lược. Vì Lê Anh Chột và những gian thần đã cam tâm bán đất cho Tống lấy thêm tiền vàng mà xa xỉ, hoang dâm trác táng. Nhưng được tin Tống muốn lấy trọn nước Nam, Anh Chột không thể không phản kháng, lệnh cho Nghĩa Vương cầm binh ra biên ải nghênh địch. Đó vốn là tin giả do Nghĩa Vương xắp đặt, dẫn quân khỏi ngoại thành ông ra hịch vạch tội Anh Chột, tuyên cáo với toàn quân dân rồi thay cờ, hồi đánh kinh đô. Đào Cam Mộc khi đó tìm cách thuyết phục các quan :
 - Lòng dân đều chán ghét chế độ, căm giận hôn quân, suy tôn Nghĩa Vương làm đế, chúng ta nên hưởng ứng mà hưởng phúc.
 Các quan lại thức thời đều quyết nghe theo, nhưng một bộ hạ của Đào Cam Mộc là Viên Thế Khải cho rằng cuộc binh biến này sẽ thất bại, sớm báo trình cho Anh Chột biết. Anh Chột cho Ngự Lâm bắt cả nhà Cam Mộc mà chém, đầu bêu trước cổng thành. Các quan lại có ý định nội ứng đều sợ hãi mà không dám hành động. Hắn quyết giữ thành và dẹp cuộc binh biến này. Nhưng lòng dân khi đó đã đồng thuận, tạo nên sức mạnh vũ bão, Anh Chột không ngăn cản, thị uy được nữa. Quân lính giữ thành mở cửa đón quân của Nghĩa Vương. Dân chúng nô nức đón chào. Anh Chột nghe tin, cùng với những cận thần trung thành nhất quỳ gối đến xin hàng. Nghĩa Vương lên ngôi đế, đại xá thiên hạ, phong Vũ Nguyên làm nguyên soái, tha tội chết cho Anh Chột, giáng xuống làm nông phu cạo mủ cao su. Từ đó chế độ cha truyền con nối vĩnh viễn bị bãi bỏ, nhân dân muôn đời ấm no, hạnh phúc.

 Câu chuyện đến đây là hết !

 Vũ Dương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn