BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73213)
(Xem: 62209)
(Xem: 39387)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cần minh bạch một khái niệm

18 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 1048)
Cần minh bạch một khái niệm
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00


Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học. Tôi hểu hai chữ Cộng Đồng là danh từ nói đến một thực thể nhưng lại có nghĩa bao quát, một khái niệm trừu tượng về một tập thể. Cộng đồng thường được dùng để chỉ một sắc dân cùng chủng tộc, tiếng nói, sống lưu vong trên một quốc gia khác, tập họp lại thành một tập thể với bản sắc văn hóa riêng như: - Cộng đồng người Việt, Lào, Kampuchia, Đại Hàn, Phi... trên nước Mỹ, cộng đồng người Việt ở Úc, Ba Lan…

Tuy nhiên, cũng có những cộng đồng gồm nhiều chủng tộc, nhiều tiếng nói riêng biệt như cộng đồng người Tàu hay còn gọi là Trung Hoa.

Cộng đồng nếu hiểu như thế là một nhóm người cùng chủng tộc, ngôn ngữ nhưng chưa hẳn đã cùng một văn hóa, thí dụ như cộng đồng người Việt tại Đức.

Khái niệm cộng đồng rất trừu tượng nên dễ bị đánh tráo, nhập nhằng. Một cộng đồng có thể chỉ năm bẩy chục người nhưng cũng có khi lên đến hàng trăm ngàn.

Trong một cộng đồng có thể có nhiều đoàn thể, tổ chức, đảng phái...hoạt động riêng biệt. Mỗi đoàn thể, tổ chức, đảng phái... sinh hoạt theo mục tiêu, tôn chỉ độc lập, do đó họ hoàn toàn không thể tiếm danh cộng đồng khi có sự va chạm, xung đột với nhau hay với pháp luật.

Ở Cộng hòa liên bang Đức có 2 cộng đồng người Việt, cùng ngôn ngữ, cùng tiếng nói nhưng khác biệt nhau về văn hóa khá nhiều.

Sự khác biệt về văn hóa nẩy sinh do sự cai trị của chế độ cộng sản ở miền Bắc trong thời kỳ đất nước chia đôi 1954-1975 khiến hai cộng đồng này không thể kết hợp, hòa nhập với nhau, do đó thường có những sinh hoạt riêng lẻ nhưng cũng ít đụng chạm với nhau.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 4 triệu người Việt sống rải rác ở nhiều quốc gia, tạo thành rất nhiều cộng đồng. Những cộng đồng người Việt lớn ở Mỹ tiêu biểu có thể kể là cộng đồng Bắc Cali, Nam Cali, Texas..., những nơi tập trung người Việt từ vài chục đến hàng trăm ngàn như Orange County hay San José…

Với một số lượng tập trung đông như vậy, các sinh hoạt của người Việt từ chính trị, văn hóa đến thương mại, ẩm thực...trở nên đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh sự đa dạng, phong phú cũng phát sinh nhiều vấn đề không dễ giải quyết.

Trong phạm vi bài viết này, người viết không muốn nói đến các vấn đề gây mâu thuẫn, khó lòng giải quyết mà chỉ muốn nhấn mạnh đến sự cố tình đánh đồng một tổ chức, một đoàn thể, đảng phái với toàn thể người Việt sống trong cộng đồng, gây ra bởi cuốn phim Terror in little Sài Gòn.

Nội dung cuốn phim ra sao, không cần phải nhắc lại ở đây. Mỗi người có quyền nhận định cuốn phim tùy theo sự hiểu biết, lương tâm, lòng tự trọng cũng như vị trí của mình, trách nhiệm đối với cộng đồng mà mình là một thành viên dù có tham gia sinh hoạt hay không.

Nhiều người cho rằng cái tên Terror in little Sài gòn của hai phóng viên Thompson và Rowley xúc phạm nặng nề đến cộng đồng. Điều này đúng hay sai?

Xin đưa ra một thí dụ tương đương để độc giả tự nhận định. Báo chí, truyền thông toàn thế giới mấy ngày qua đồng loạt dùng mấy chữ Terror in Paris để loan tin quân khủng bố IS đã đồng loạt tấn công 7 địa điểm ở Paris, thủ đô nước Pháp, gây thiệt hại khoảng 140 người chết, 350 người bị thương, một số bị nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Khi đọc, nghe hay nhìn thấy chữ Terror in Paris, coi các clip video chiếu cảnh kinh hoàng, người chết, người bị thương, xe hồng thập tự hú còi inh ỏi... thử hỏi, có ai nghĩ rằng các chữ này nhục mạ, xúc phạm người dân Paris, người dân Pháp, hay người Hồi giáo, đạo Hồi không? Tôi tin rằng không.

Cảnh người chết nằm trên lề đường phủ khăn trắng, những vật dụng cá nhân vương vải khắp nơi, những khuôn mặt thất thần của các nạn nhân sống sót sau cuộc khủng bố chắc chắn gây niềm căm phẫn, tức giận cho toàn thể thế giới, nhưng không một ai cảm thấy tỏ vẻ bị xúc phạm vì những chữ Terror in Paris.

Nhiều người dân ở Paris, chủ nhân các nhà hàng, quán ăn... nơi xẩy ra các cuộc khủng bố tối thứ sáu 13.11.2015 đã nhanh chống phản ứng ngay cả khi các sát thủ còn đang bắn giết.

Họ giúp đỡ, lôi kéo, mở cửa... cho các nạn nhân vào trú ngụ trong các chỗ an toàn. Họ an ủi tinh thần, yểm trợ thực phẩm, nước uống, giúp đỡ băng bó cho các nạn nhân trong suốt thời gian chờ đợi bình yên, trật tự được vãn hồi.

Tinh thần tương trợ, nhân ái đó thật đáng trân trọng, nói lên cách hành xử văn minh của những người sống trong một xã hội dân chủ, tự do, không vì nguy hiểm bản thân mà trốn tránh bạo lực, chỉ tìm sự yên bình cho chính cá nhân mình hay gia đình.

Trở lại khái niệm cộng đồng.

Bài viết Đôi Điều về hiện tượng Terror in little Sài Gòn của tác giả Kông Kông đăng trên danchimviet.info ngày 15.11.2015, cũng như bài báo thuật lại cuộc họp báo của đảng Việt Tân ngày thứ bẩy 14.11.2015 tại Rose Center, Westminster đều cho rằng phim Terror in Little Sài gòn có ý xúc phạm mạnh cộng đồng người Việt tị nạn, sỉ nhục danh dự quân lực VNCH khi lồng trong phim những cảnh diễn hành kỷ niệm ngày quân lực 19.06 hay 30.04 với những quân nhân mặc quân phục đủ các binh chủng…

Nguồn:http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...

Đây là một sự nhập nhằng, gian trá khi đánh đồng một tổ chức, đoàn thể với cộng đồng người Việt tị nạn. Thủ đoạn này đã được chế độ cộng sản Việt Nam thường xuyên áp dụng khi bị người dân chỉ trích, phê phán, phản đối.

Chống đảng cộng sản VN không phải là chống lại đất nước, dân tộc Việt Nam.

Đi tìm hiểu, điều tra hoặc phơi bày, lên án những phạm pháp của một tổ chức, một đoàn thể nằm trong cộng đồng không có nghĩa là xúc phạm cộng đồng.

So sánh thái độ của người dân Paris với cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ khi những ký giả như Dương Trọng Lâm, Nguyễn Đạm Phong, Lê Triết, Hoài Điệp Tử và nhân viên kỹ thuật tòa soạn Văn Nghệ Tiền Phong bị sát hại, chúng ta thấy được điều gì?

Thập niên 80 chưa có internet, báo chí còn xuất bản trên giấy. Thế báo chí Việt ngữ ở Mỹ lúc đó có đăng tin hay lên án những hành động phi nhân bịt miệng ký giả đó không?

Có báo nào đăng tin chia buồn với gia đình nạn nhân, hay cáo phó của thân nhân họ? Có ký giả, phóng viên nào viết bình luận hay cung cấp tin tức, đầu mối cho các cơ quan điều tra, cảnh sát FBI?

Cộng đồng người Việt lúc đó đã thành hình chưa, có họp báo, biểu tình lên án hành động khủng bố, giết hại các ký giả như đã đến họp Đại Hội Chính Nghĩa ngày 28.04.1983 không?

Có bao nhiêu người đến tham dự, chia buồn trong đám tang người chết hay tất cả bạn bè quen thuộc đều không đến dự vì...quá bận?



Vì lòng căm thù cộng sản, vì sự sợ hãi, vì an nguy bản thân, cho gia đình, vì muốn an thân tái lập lại cuộc đời, đâu là nguyên nhân để cộng đồng người Việt tị nạn im lặng trước bạo lực - những bạo lực không phải vì vô tình mà có chủ ý bịt miệng báo chí - xẩy ra trong cộng đồng bao nhiêu năm qua?

Dững dưng hay hả hê trước cái chết của Dương Trọng Lâm vì Lâm thân cộng, chủ bút tờ báo Cái Đình Làng, tuyên truyền cho cộng sản VN thì có thể hiểu được, tha thứ được. Nhưng còn Nguyễn Đạm Phong, có thật Nguyễn Đạm Phong bị nghi ngờ là thân cộng nhất, từng tuyên truyền cho CS nên bị giết? Bằng chứng thân cộng, tuyên truyền cho CS ở đâu? Vạch những gian trá, lừa bịp của Mặt Trận là thân cộng?

Còn những cái chết của Hoài Điệp Tử, vợ chồng ông Lê Triết, Đỗ Trọng Nhân và những vụ ám sát không thành như bắn ông Cao Thế Dung, Đoàn Văn toại... dù không được nói đến trong phim, vì lý do gì mà cộng đồng người Việt ở Mỹ không có phản ứng? Chắc chắn không phải vì những người này thân cộng hay tuyên truyền cho cộng sản.

Giờ đây, thay vì cộng tác, cung cấp tin tức, đầu mối cho các phóng viên Thompson, Rowley tìm ra manh mối những kẻ sát hại 5 ký giả nói trên, lại có những người không hiểu vì lý do gì, chỉ muốn kích động, lôi kéo cộng đồng đi phản đối những ký giả này và cuốn phim Terror in little Sài Gòn, để phủ nhận tội ác hay khỏa lấp sự sát nhân bằng luận điệu mơ hồ Nguyễn Đạm Phong bị giết là do thân cộng, tuyên truyền cho cộng sản nên đáng bị trừng phạt.

Trong buổi họp báo của đảng Việt Tân lúc 13:00g ngày 14.11.2015 tại Rose Center, Westminster, chính ông Đỗ Hoàng Điềm chủ tịch đảng Việt Tân đã tuyên bố rằng Mặt Trận từ lâu không còn hoạt động.

Xin hỏi:- Nếu Mặt Trận không còn hoạt động nữa thì tại sao đảng Việt Tân lại sợ hãi, phải đi phân bua với đồng bào rằng Mặt Trận không dính dáng gì đến những chuyện khủng bố trong cuốn phim?

Trong bài viết Đôi Điều về hiện tượng Terror in little Sài Gòn, ông Kông Kông cho rằng Việt Tân là Việt Tân, không phải là Mặt Trận dù cùng một gốc. Nên tách Việt Tân ra khỏi Mặt Trận. Phim Terror in little Sài Gòn, Thompson và Rowley không nói gì đến Việt Tân, họ chỉ nói The Front. Chính hai ông Đỗ Hoàng Điềm, Kông Kông cố tình gán Việt Tân vào Mặt Trận, rồi từ đó tìm cách lôi kéo cộng đồng vào sự phản đối cuốn phim nói trên.

Nhưng nói gì thì nói, cứ nhìn nhân sự ở Việt Tân, sự liên hệ, họ hàng thân thuộc của họ trong ban lãnh đạo tối cao thì biết họ có dính dáng với Mặt trận hay không ngay, cần gì phải đính chính, thanh minh.

Dù Việt Tân hay Mặt Trận có làm gì chăng nữa thì hãy có ăn, có chịu. Xin đừng mập mờ, kích động, lôi kéo cộng đồng người Việt tị nạn vào việc phản đối cuốn phim Terror in little Sài gòn của các ký giả Thompson, Rowley.

Hơn thế nữa, sự phân bua với cộng đồng NVTNCS không thể nào hữu hiệu bằng một phiên tòa lấy lại danh dự khi ProPublica tiếp tục khẳng định những điều họ công bố trong phim.

Nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20151116/phan-hoi-cua-co-quan-truyen-thong-propublica-ve-thu-ngo-cua-viet-tan

Ủa? Mà không được! Thưa Thompson, Rowley, đài PBS, Frontline, ProPublica ra tòa về tội bôi nhọ, vu khống thì phải là Mặt Trận mới có chính danh. Nhưng Mặt Trận không còn tồn tại nữa thì làm sao?

Thạch Đạt Lang

Nguồn Dân Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn