51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Đây là một bài viết của một tướng lãnh Pháp hồi hưu kể lại về đời sống trong các trại tù Việt Minh. Chúng ta thử xem cộng sản Việt Nam đã tiến bộ như thế nào trong việc cai quản tù, từ tù binh Pháp cho đến tù thất trận VNCH. Tarin65
Trại TùCác trại tù thường được xây dựng trong những vùng hiễm trở, xa trong núi rừng, gần biên giới Trung Hoa. Thật khó cho lực lượng bạn có thể tìm ra được để tổ chức cướp tù. Ngưới ta có thể tính được khoảng 130 trại như vậy. Phần đông trong vùng Sông Lô. Trại tù có nhiều tên gọi khác nhau, có trại được gọi là "Bệnh Viện" như trại 122, có trại tổ chức lưu động. Trong các trại tù này ta thấy đủ loại tù binh nhiều chủng tộc khác nhau, nhiều quốc tịch khác nhau, tuy tất cả đều làm việc cho quân đội Pháp, và các con tin dân sự bị bắt , đàn ông cũng có, đàn bà con nít cũng có, và đôi khi còn có các quân nhân đào ngũ.
Tuy nhiên, các tù nhân gặp nhau trong một trại có thể do những điều kiện đặc biệt khi họ bị bắt, và vì cùng điều kiện như vậy, họ được nhốt chung với nhau. Có người bị nhốt tạm trong các trại dân sự dành để nhốt phạm nhân người Việt, dù là tù nhân nam hay nữ. Đó là trường hợp xảy ra cho người viết bài này đã bị nhốt tại trại Yên Thế, một trại nhà ngói trong một xã ở phía Bắc Bắc Ninh, trong trại đó, chỉ có tôi[tác giả] là nhà binh, bị nhốt trong phòng biệt giam cùng hai người đàn bà Việt vào tháng sáu năm 1951.
Có trại dân sự loại hổn hợp, vừa nhốt tù hình sự vừa nhốt tù binh, đó là trường hợp trại cải tạo[1] phía Bắc thành phố Thái Nguyên, với hai vòng rào tre gai kiên cố có chòi gác canh giữ. Đời sống trong trại tù này cực kỳ khổ sở đối với một số rất ít người đã bị bắt vào tháng bảy năm 1951: 33% số ấy đã bỏ mạng trong vòng một tháng! Ở trại Tuyên Quang cũng thế, cũng khổ sở, cũng bị giam chung với tù hình sự Việt Nam. Chính người viết bài này đã sống trong hai trại trên trong tháng bảy và tháng tám năm 1951, nơi đó, tôi đã bị cùm một chân khi ngũ để tránh trốn trại.
Phần đông các trại khác cũng giống như vậy. Đó là những thôn ấp nghèo nàn nhất thế giới, xây dựng lên bằng những nguyên liệu vớt vác trong rừng, và toàn bộ đều do tù cất lấy để ở. Các trại thường được cất trên sườn đồi, dưới lùm cây để tránh phi cơ quan sát thấy, thường thì chẳng cần đến rào làm gì, cần nhất là gần một nguồn nước để tấm giặt, nấu nướng, và đôi khi phóng uế để dưới nguồn, nước bị ô nhiểm ...Trại thì gồm có láng cho tù nghỉ ngơi, không kín gió, không cần cửa nẻo gì cả, chỉ có hai sạp tre xếp dài, chính giữa là một lối đi chung. Nơi này, các tù nhân sẽ lấy thân nhiệt của mình mà sưởi ấm cho nhau, đồng thời truyền cho nhau các thứ như chí, rận, và làm mồi cho muổi vì không có mùng mền gì cả. Tù nhân đôi khi chưa kịp làm vệ sinh cá nhân nên cứ để mình mẫy tay chân dơ bẩn lên nằm trên sạp. Kế láng, ta thấy nhà bếp, cái gọi là "trạm y tế"(trong đó các bộ xương cứu thế nằm chờ chết), và kế bên trại là nghĩa địa. Xa trong tận vìa rừng có một trại biệt giam dành cho những ai không chịu cải tạo tốt hay phải thọ phạt. Trại biệt giam này có khi chỉ là một chuồng trâu cất dưới một nhà sàng dành cho dân sống. Người thọ phạt sẽ bị cột vào một chân cột. Như vậy sẽ ngữi mùi hôi thúi của phân trâu và chịu các con mồng trâu cắn cho đã. Nhiều khi, khổ quá thành điên, và chết.
Cũng phải nhắc đến trại dành cho cán bộ và lính canh, một nhà riêng cho bộ chỉ huy trại, và một kho lương. Ngay chính giữa dành chổ cho một sân lớn, nơi tập họp hằng ngày, gồm có một bục cao và những hàng băng gổ cho tù ngồi.
Ở một xó riêng ra, người ta cho đào một hố phân đầy dòi, và từ đó sanh ra rất nhiều ruồi nhặn, là nguồn nhiều thứ bệnh khác nhau, thật là một "cầu không vận" giữa nhà ăn và cầu tiêu, như anh Boudarel từng nói.
Sinh hoạtNhững gì được kể ra đây đều được ghi nhận tại các trại 15, 113, và 25 ở Bắc Việt vào những năm 1951 và 1952. Điều kiện sinh hoạt nói chung đối với người Âu châu thì thật là thảm thương vì thiếu thốn mọi thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày như:vệ sinh cá nhân, xà phòng, dao cạo râu, giặt giũ, quần áo để thay, mùng chống muổi, chăn mền. Hơn thế nữa, trong các sạp tre làm giường ngũ có quá nhiều thứ hút máu người như rệp, rận chí, mồng. Ăn uống thì thiếu thốn, thức ăn lại không có chất dinh dưởng, từ đó, tù nhân kém sức khỏe dần dần và mất sức đề kháng bệnh tật. Sự chung lộn giữa các cơ sở như nhà bếp, cầu xí, trạm xá lân cận nhau tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh chóng.
Thường thì chẳng có trại nào có thuốc men hay bác sĩ. Giáp đã chẳng nói rằng "Rừng sâu là mồ chôn của bọn Âu châu". Họ không thể sống còn lâu dài dưới phong thổ nóng bức và ẩm thấp của khí hậu nhiệt đới, với đầy dẫy muổi mồng mang vi trùng sốt rét mà chẳng có được thuốc ngừa hay thuốc chữa gì cả. Đơn giản là vì không có thuốc. Vì điều kiện vệ sinh quá kém cỏi nên tử xuất tăng thêm. Có rất nhiều thứ bệnh:chứng vàng da, viêm gan, bệnh sốt chấy rận, phù thủng vì thiếu dinh dưởng, thiếu vitamin. Nước nhiễm độc nên thường bị kiết lỵ. Muổi cắn sanh bệnh sốt rét. Ghẻ ngứa, lát thường do nước đái chuột trên nốc nhà, hoặc do chuột ăn xác chết chôn không kỷ rồi mang bệnh vào nhà. Vì không có bác sĩ nên đâu có ai chẩn bệnh, mà có biết được bệnh gì thì cũng chẳng có thuốc mà chữa bệnh. Điều duy nhất có thể làm là dùng phương thuốc dân gian:uống nước cháo, nước lá ổi, than củi giả nhuyễn, cám hay gạo lức. Tuy khó dùng vì giống như ta ăn đất bột, nhưng cám có vitamin và giúp chống phù thủng. Hơi cách xa một chút, ta nhìn thấy một trạm xá, nhưng đúng ra là trạm tử thần nằm cận kề nghĩa trang. Đó là nhà xác thì đúng hơn, nhà xác chứa những con người chưa kịp thoát ly cõi đời cơ cực, những bộ xương lấm đầy phân hôi thúi. Bầy kiến lửa đi tới đi lui trên lỗ mũi những người sắp chết mà loài chuột đã bắt đầu dành dựt các ngón chân. Chẳng có ai muốn đến trạm xá làm gì, vì dư biết đó là tận số. Chúng tôi chỉ còn cách an ủi cho suôn miệng mà thôi, chứ chẳng có thể giúp đỡ gì họ. Nhiều khi có bạn nằm cạnh mình yên giấc từ khi nào chẳng hay, đôi khi chỉ biết khi họ hấp hối. Chết rồi thì đem chôn, chẳng cần phải có vải liệm hay aó quan làm gì. Thường thì một mãnh chiếu rách che thân người quá cố trần truồng như nhọng, vì những bạn của họ đã thu lượm quần áo còn dùng được. Cái hố đào cũng chẳng được sâu lắm vì cái sức còn lại của những bạn còn sống cũng chỉ là những bộ xương yếu ớt. Nếu phải chôn một người có đạo Hồi thì phải để nằm nghiêng, mặt hướng về hướng Tây-Bắc. Chẳng cần ai chứng kiến sự mai táng này. Trại giam là nơi chờ chết. Toàn là hình ảnh các bộ xương khô, râu ria sồm sàm, bẩn thỉu, đi tới đi lui như xác chết không hồn. Chỉ nhìn thấy nhau là đã xuống tinh thần, nên có người chẳng muốn sống nữa, chẳng muốn thức dậy, chẳng muốn đi lại mà cứ nằm chờ chết. Những ai cứ nằm một chổ thì cái chết sẽ đến nhanh hơn. Sự nãn lòng lâm le mọi linh hồn.
Thời khóa biểuNgười tù cảm thấy thời gian qua chậm chạp, ngày cũng như đêm. Vì không có điện nên tù đi ngủ theo gà, ngay sau buổi cơm chiều, trừ phi có lửa trại trong đêm đó. Nếu có lên lớp thì phải cố mà thức để nghe những bài thuyết giảng nhảm nhí, dù phải run cầm cập trong sương lạnh cho đến khuya. Trong đêm vắng lặng, chỉ còn tiếng ai rên rỉ xa xa, những tiếng ho khang khảng, những tiếng gió lạnh rừng sâu, những tiếng gầm của hổ đang tìm mồi trong vùng lân cận, ...và những ai báo cáo đi ngoài lẫn tiếng lào nhào của lính canh... Tiếng kẻng đánh thức đầu tiên báo hiệu điểm danh và phân công lao động. Chẳng có gì để ăn sáng cả. Lao động khổ sai đã trở thành "lao động vì lợi ích chung" được phân bố do một tù nhân trách nhiệm:vệ sinh láng trại, đổ phân, rác, nấu ăn, củi lữa, chuyển gạo về trại. Tù nhân có thể được dành một mãnh đất để "cải thiện" khi có thì giờ rảnh rang. Có người nuôi gà bằng những vụn vặt lượm đó đây, cốt để lấy trứng là một thức ăn hiếm quí. Mỗi ngày phát cơm hai lần thường thì xảy ra rất lộn xộn. Đó chỉ là một nắm cơm, thường rất thiếu muối. Đôi khi được thêm canh rau muống, hay một tí thịt...tí xíu thôi. Tại trại 113, có ngày ban chỉ huy trại đặc ân cho tù có được một con gà dùng cho 100 người. Các tù binh tìm cách cải thiện bằng cách trộm khoai sắn hay bắt cá dưới ao. Phải ăn cắp để sống còn, nhưng không được để bị bắt quả tang. Dụng cụ nấu nướng rất thô sơ: như các lon, thùng đạn...và chén bát thì lấy từ tre mà làm thứ này thứ nọ, và các dụng cụ đó khó mà giữ gìn sạch sẽ được nên trở thành nơi truyền bệnh. Trong hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề, một sợi chỉ, một cái lon nhôm trở thành báu vật. Có người không quen ăn cơm. Có người từ chối phấn đấu để sống còn và họ sẽ chết rất nhanh, nhiều khi không có tín hiệu báo trước. Công tác chuyển gạo đến trại là việc cực khổ vô cùng. Vì lẻ phải mang một bao gạo 30 kí lô mà đi cả ba chục cây số đường rừng thì không phải dễ. Có khi dùng cái quần thắt hai óng lại làm bao đựng gạo, giống như ta cổng một người trên vai vậy. Khi chính ủy muốn thủ tiêu một tù binh thì họ chỉ định làm công tác tải gạo, nhất là khi thấy tù binh đã kiệt quệ rồi. Nhiều khi đi dọc đường đã bỏ mạng, một cái chết không có bằng chứng buộc tội theo luật tù binh của Liên Hiệp Quốc.
Những buổi chiều thường dành cho học tập chính trị, mà người ta bàn về mọi vấn đề hay chẳng cần có vấn đề gì cả. Nhưng dứt khoát là phải tham dự và còn phải chú tâm để ý về đề tài giảng dạy, với những câu hỏi chứng tỏ sốt sắn chăm chỉ nghe. Chính ủy chọn các đề tài đao to búa lớn như xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa, chính sách thực dân, quyền các dân tộc tự quyết. Kết quả học tập là những nghị quyết của tất cả học viên có mặt, đồng ý ký tên vào, và đọc lớn cho mọi người nghe, mang dán ngoài các nơi công cộng của thôn xóm, và có khi, mang lên đọc trên đài phát thanh sau khi ghi âm cẩn thận. Vào đêm thì hay tổ chức hội họp theo kiểu "Lửa Rừng Đêm" vì không còn ngại phi cơ quan sát thấy. Thường thì các buổi hội đêm này là các buổi nhóm họp của tòa án nhân dân, xử từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn, do một chính ủy đứng ra điều khiển:những chuyện như ăn cắp gà, khoai sắn, cho những hành vi từ chối cải tạo tốt [hàm ý toan tính trốn trại]. Những vấn đề đặt ra từ "phê" và "tự phê" sẽ được chính ủy thổi phòng, nhiều khi chết như chơi mà không ai đoán trước được. Khi nào cử tọa đều mệt mỏi vì quá buồn ngủ thì chính ủy cho lệnh giải tán, để mọi người đang run rẩy vì lạnh và buồn ngủ được về chòi của họ. Đối với họ, là một bắt đầu khác của một đêm đầy ác mộng, một đêm làm mồi cho rệp cắn, muổi thui, cho sức nóng da thịt dù có gầy ốm tới đâu cũng phải va chạm nhau trong một không gian chật chội bẩn thỉu của mùa hè nóng bức.
Cứ như thế mà ngày lại ngày, cuộc sống không ra sống của tù binh cứ tái diễn trong sự thất vọng, buồn tênh, mà ai cũng không giám nghĩ có ngày trở lại với tự do trước khi mặt trời khuất sau rạng núi, bên kia núi, xa xa, xa lắm là quê hương yêu dấu của họ...
Tướng Yves de Sesmaisons