BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73185)
(Xem: 62205)
(Xem: 39379)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tưởng Niệm Những Nhà Báo Người Mỹ Gốc Việt Bị Sát Hại Trong Chiến Dịch Khủng Bố Tại "Sài Gòn Nhỏ"

05 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 1325)
Tưởng Niệm Những Nhà Báo Người Mỹ Gốc Việt  Bị Sát Hại Trong Chiến Dịch Khủng Bố Tại "Sài Gòn Nhỏ"
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Dương Trọng Lâm


Theo phim “Terror in Little Saigòn” do chương trình truyền hình PBS trình chiếu ngày 3 tháng 11 năm 2015 vừa qua, thì vụ giết người đầu tiên, ám sát ký giả ngay trên đất Mỹ là nhà báo Dương Trọng Lâm, là một người trẻ 27 tuổi, chủ trương cơ quan truyền thông Việt ngữ Cái Đình Làng. Ký giả này đã trở thành mục tiêu khủng bố khi tay súng bí mật rình rập và vào một buổi sáng khi ông ký giả này tản bộ tại một chung cư ở San Francisco, sát thủ đã nổ súng, một viên đạn đã bắn lủng phổi, xuyên động mạch nằm trên tim nạn nhân.

Ký giả thứ 2, ông Nguyễn Đạm Phong bị sát hại năm 1982 khi

Đạm Phong


ông 44 tuổi và là cha của 10 đứa con. Ông là người chủ trương bán nguyệt san Tự Do (Freedom). Sau loạt bài tố cáo một tổ chức lường gạt đồng bào thì ký giả Đạm Phong bị hăm dọa, ít nhất 3 lần một tuần, nhưng ông vẫn viết. Ký giả Đạm Phong đã bị sát thủ bám sát và giết chết tại nhà ở. Ông bị bắn 7 lần bằng loại súng lục Caliber 45. Hiện nay tại Pearland, Texas, ở vùng ngoại ô Houston có một nghĩa địa là nơi an nghỉ của ký giả Đạm Phong. Con trai của cố ký giả Đạm Phong đưa ra một tờ báo Anh ngữ trong đó một người bạn của cố ký giả Đạm Phong nói hung thủ thuộc K.9, một tổ chức ám sát. Khi ký giả Đạm Phong bị giết, mọi người im lặng vì sợ mình cũng cùng chung số phận.

Hoài Điệp Tử


Người thứ ba bị khủng bố đốt chết là nhà văn, nhà báo Hoài Điệp Tử (tên thật Phạm Văn Tập), người chủ trương tuần báo Mai. Bọn khủng bố trong đêm đã phóng hỏa tòa soạn báo Mai là một văn phòng nhỏ tại Garden Grove, California khi nhà văn Hoài Điệp Tử đang ngủ, ông bị nghẹt thở và kêu cứu; nhưng sau đó đã qua đời.

Ngày 21 tháng 11 năm 1989, ông Đỗ Trọng Nhân, cựu Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, là nhân viên ban kỹ thuật của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong đã bị bắn chết trên chiếc xe Datsun 1980 của ông với nhiều vết đạn ở phần trên thi thể.

Theo tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, thì ông Nhân chỉ là một nhân viên kỹ thuật giữ nhiệm vụ nhỏ bé trong tòa soạn (layout), nên ông ta khó có thể là mục tiêu của bất cứ tổ chức khùng bố, dù tàn bạo và và ngu xuẩn tới đâu. Tuy nhiên, trong thực tế, ông Đỗ Trọng Nhân đã bị giết chết bởi những viên đạn oan nghiệt của kẻ khủng bố.

Cái chết oan khuất của ông Đỗ Trọng Nhân ít người biết đến.

Vợ chồng Lê Triết


Nhưng cái chết oan khuất của nhà báo người Mỹ gốc Việt đã bị bọn khủng bố giết chết một cách vô cùng tàn ác là Lê Triết , tham vấn của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Cả hai vợ chồng ông Lê Triết đều bị bọn khủng bố giết chết bằng súng sau khi đi dự một dạ tiệc trở về.

Cố ký giả Lê Triết nổi danh với bút hiệu Tú Rua giữ phiếm “Ngày Lại Ngày” trên tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Lối viết trào phúng, châm biếm sâu sắc khiến ông trở thành đối tượng của những kẻ làm bậy. Ngay khi ông Tú Rua bị thảm sát, chính ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã bị ông đặt cho nickname “chưởng môn nhân của trường phái Bể Dâu” trong một bài viết, đã đặt chuyện để bôi bác ông khi trả lời báo Mỹ phỏng vấn là “Tú Rua đã viết: "Đức Giáo Hoàng cũng có bạn gái (sic!)”; trong khi ông Tú Rua viết: "Trước khi đi tu, Đức Giáo Hoàng cũng có bạn gái”. (Tôi biết rõ điều này là vì tôi, trong bút hiệu Lão Móc đã phụ trách mục “Lò Cừ” trên tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong trong nhiều năm, và tôi cũng đã viết bài để biện hộ cho cố phiếm luận gia Tú Rua).

Tất cả những cái chết oan khuất của các vị ký giả trên đều đã chìm vào quên lãng vì pháp luật Hoa Kỳ chưa tìm ra được thủ phạm mà dư luận cho rằng những vị lãnh đạo tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (thường gọi tắt là Mặt Trận) là những người phải chịu trách nhiệm.

Năm 1994, các lãnh đạo của Mặt Trận gồm các ông Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh, Nguyễn Xuân Nghĩa đã kiện các nhà báo Hồ Anh (Nguyễn Thanh Hoàng), giáo sư Cao Thế Dung, sử gia Nguyên Vũ (Vũ Ngự Chiêu) ra toà án tại Santa Clara “về tội vu cáo Mặt Trận sát hại vợ chồng ký giả Lê Triết”. Toà đã xử Mặt Trận thua kiện.

Tuy nhiên, vụ án vợ chồng ký giả Lê Triết cũng như các ký giả khác như Hoài Điệp Tử, Đạm Phong v.v… đã chìm xuồng, đã chìm vào quên lãng từ bấy đến nay, vì luật pháp Hoa Kỳ vẫn chưa tìm ra được chính phạm.

Ngày hôm qua, 3 tháng 11 năm 2015, đài truyền hình PBS của truyền thông dòng chính, đã trình chiếu phóng sự về 5 nhà báo người Mỹ gốc Việt đã bị sát hại trong chiến dịch khủng bố tại Sàigòn Nhỏ (Little Saigon).

Là một cựu tù nhân chính trị , một thuyền nhân, người người cầm bút vì tự do, dân chủ và nhân quyền, xin được đề nghị lấy ngày 3 tháng 11 để tưởng niệm những đồng nghiệp đã bị quân khủng bố sát hại trong hơn 30 năm qua; nhưng những kẻ khủng bố vẫn chưa có ai bị trừng trị.

Chúng tôi cũng mong rằng luật pháp Hoa Kỳ sẽ vào cuộc và sẽ đem lại công lý để linh hồn của những nhà báo bị chết oan khuất không phải ngậm hờn nơi chín suối.

NGUYỄN THIẾU NHẪN

Nguồn http://www.tinparis.net/thoisu15/2015_11_04_TuongNiemNhaBaoMygocVietKhungBoSaigonNho_NTNhan_CoivaymaKPVay.html

 

*
* *


PHỤ ĐÍNH

Tưởng niệm hai nhà báo RFI bị sát hại ở Mali

RFI

  • Hai phóng viên RFI Claude Verlon và Ghislaine Dupont - RFI


Ngày 02/11/2015 là đúng kỷ niệm 2 năm ngày hai đặc phái viên của RFI Claude Verlon và Ghislaine Dupont bị bắt cóc và sau đó bị sát hại ở Mali. Hai năm sau, cuộc điều tra vẫn chưa có kết quả gì. Hôm nay cũng chính là Ngày quốc tế chấm dứt việc dung thứ những tội ác đối với nhà báo.

Ngày 02/11/2013, bà Ghislaine Dupont và ông Claude Verlon đã bị sát hại gần thành phố Kibal, ở miền Bắc Mali khi họ đang chuẩn bị một loạt phóng sự về cuộc bầu cử Quốc hội sắp diễn ra tại nước này. Vài ngày sau, tổ chức Al Qaida ở Bắc Phi Hồi giáo Aqmi nhận là tác giả vụ sát hại hai nhà báo RFI.

Ngày 02/11 này không chỉ là ngày đau buồn cho người thân và đồng nghiệp của hai đặc phái viên RFI ở Mali, mà kể từ nay còn là Ngày quốc tế chấm dứt việc dung thứ các tội ác đối với nhà báo, chiếu theo một nghị quyết Liên hiệp quốc được thông qua ngày 18/12/2013.

Như tổ chức Phóng viên không biên giới đã nhắc lại, hơn 700 phóng viên đã bị sát hại trên thế giới trong vòng 10 năm trở lại đây. Còn kể từ sau vụ sát hại hai nhà báo RFI, đã có đến 134 đồng nghiệp của chúng tôi bị giết chết. Vấn đề là trong đa số các vụ sát hại này, đã không có ai bị trừng trị.

Rất đáng buồn là vụ sát hại bà Ghislaine Dupont và ông Claude Verlon nằm trong số đó. Cho tới nay, người ta vẫn chưa biết ai là thủ phạm, ai là kẻ ra lệnh, cũng như trong hoàn cảnh nào hai nhà báo RFI đã bị sát hại. Điều tra vốn đã phức tạp, thế mà các nhà điều tra lại thiếu phương tiện làm việc, thêm vào đó là sự chậm chạp của cơ quan hành chính và bộ máy tư pháp của Pháp, khiến cho gia đình của hai nhà báo RFI càng tuyệt vọng. Cản trở chủ yếu vẫn là vấn đề bãi bỏ bí mật quốc phòng.

Khi gặp gia đình hai nạn nhân vào cuối tháng 7 vừa qua, Tổng thống François Hollande đã hứa sẽ giải mật các tài liệu liên quan đến vụ này, nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy gì.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn