Cách đây mấy chục năm, khu tập nọ có một cái sân chung cho khoảng chục gia đình. Hàng tháng, người ta thay nhau trực nhật, quét dọn, nhổ cỏ, lấy chỗ cho mọi người từ già đến trẻ vui chơi, giải trí. Thời bao cấp chả có ai nghĩ đến chuyện lấn sân này.
Nhưng khi thời mở cửa bung ra thì mảnh đất trên trở thành vàng. Có người đục tường, mở quán bán nước chè, kẹo lạc, chai nước, kiếm khá. Sau đó dân chúng thi nhau quây cót trong mảnh sân rộng hơn 100m2 này.
Trong xóm có anh chàng đầu gấu, chẳng sợ ai, tuyên bố xanh rờn, mảnh sân trên là của hắn, ai động vào sẽ xé xác.
Đương nhiên, dân trong khu cũng chẳng phải vừa. Họ nói đây là “sở hữu toàn dân”, không ai có quyền lấn chiếm.
Thấy tập thể đoàn kết, tay đầu gấu hơi ngại, đã quyết định dùng kế “đánh lẻ” hay còn gọi là “đàm phán song phương”. Hắn tới từng nhà bàn, nếu bác đồng ý thì em sẽ dành cho bác phần hơn, không gây khó khăn.
Vừa bàn vừa dọa, có mấy gia đình yếu thế đã đồng ý lấy vài m2 và để cho hắn chiếm 50m2. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, chống lại, lơ mơ hắn lại sai đầu gấu ném xăng, đổ phân vào cửa thì chỉ còn cách chuyển chỗ ở.
Chuyện “song phương” đến tai các gia đình khác muốn chia đều và công bằng cho tất cả. Thế là “chiến lược đa phương” được các cụ bô lão đề ra, nhằm làm thất bại chiến lược “song phương” của tay đầu gấu.
Nghe nói sau 20 năm tranh chấp mà chả bên nào chịu bên nào. Cuối cùng, sân chơi thành bãi cỏ hoang, chẳng ai được lợi. Mà lẽ ra, nếu biết bảo nhau thì cái sân chung kia thành niềm vui cho cả làng.
Viết chuyện này, chợt nhớ đến vấn đề tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực. Biển Đông cũng như cái sân của mấy gia đình trên. Trước kia có ai lên tiếng về chủ quyền đâu. Thỉnh thoảng có xung đột nho nhỏ, nhưng chưa bao giờ nghiêm trọng như hiện nay. Nhưng dầu hỏa, khí đốt rồi vị trí chiến lược trên biển Đông đã làm mờ mắt nhiều kẻ tham lam.
Hồi tháng 7/2010, có hội thảo ARF 17 diễn ra tại Hà Nội, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đánh tiếng trên mạng của Bộ Ngoại giao TQ: “Nếu Biển Đông trở thành một vấn đề quốc tế hoặc đa phương, sẽ chỉ khiến cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn và giải pháp sẽ khó khăn hơn… …Thực tiễn quốc tế cho thấy cách tốt nhất để giải quyết các bất đồng, tranh chấp đó là các bên liên quan đàm phán song phương trực tiếp”.
Trung Quốc luôn kiên trì với đường lối “chống quốc tế hóa hay đa phương hóa vấn đề Biển Đông”. Họ muốn đàm phán song phương giữa Trung Quốc với từng nước liên quan đến tranh chấp biển Đông.
Bẻ đũa cả nắm thì khó hơn là bẻ từng chiếc. Chia để trị vốn là chiến lược lâu dài của người Trung Hoa.
Trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN bên lề phiên họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York,
Tổng thống Obama cam kết Mỹ sẽ giữ vai trò lãnh đạo tại châu Á khi ông triệu tập cuộc họp với các nhà lãnh đạo vùng này.
Trước đó khi chưa có hội nghị thì thì bà Khương Du của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã “nhắn tin” rằng “chúng tôi kiên quyết phản đối sự can dự của những quốc gia không liên quan”. Trung Quốc tái khẳng định, đường lối song phương là đúng đắn, rằng đã có sự thương thảo tốt đẹp giữa Trung Quốc với những quốc gia trong khu vực tranh chấp.
Đương nhiên các nước nhỏ thì không thể ngồi đợi Trung Quốc đến để “giao thiệp song phương”. Yếu và nhỏ thì dựa vào nhau nên cần “đa phương hóa, đa dạng hóa, làm bạn với tất cả” để Hoa Kỳ nhẩy vô.
Hai nước lớn va chạm, người cầm gậy và củ đậu bay, cao bồi kia nhăm nhe rút súng, cánh hàng xóm nhỏ “tọa sơn quan hổ đấu”.
Cũng hồi tháng 7 tại Hà Nội, người đẹp Hillary với mái tóc vàng bay bay đã tuyên bố cũng không kém phần xanh rờn, Hoa Kỳ xem việc thông qua “đường lối đa phương” để giải quyết tranh chấp biển Đông là “quyền lợi quốc gia”.
Đương nhiên, Việt Nam và nhiều nước khác đã công khai hay ngấm ngầm bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Hoa Kỳ.
Như vậy, “sân chơi biển Đông” của nhiều “gia đình” đang được hai chiến lược đa phương và song phương “cãi nhau”.
Mới đây, anh Nhật lùn bắt tầu đánh cá của Trung Quốc vì đám này to gan vào sâu vùng biển tranh chấp với Nhật. Họ thả hết các ngư dân nhưng thuyền trưởng bị giữ lại để đem ra tòa. Hai bên cãi nhau cả tháng chưa xong. Có cả biểu tình chống Nhật tại Bắc Kinh.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo còn dọa Tokyo, phải thả thuyền trưởng tàu đánh cá “ngay lập tức và vô điều kiện”, nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Kiếm Samuraj và gậy vung ra chưa có cách nào cất đi.
Vụ này lẽ ra với tài thuyết khách “song phương” của người Trung Quốc phải xong từ lâu rồi. Tại sao họ phải đưa lên thông tin đại chúng làm ầm ỹ, rồi cho người biểu tình. Phải chăng đây lại là đòn “đa phương” nhằm quốc tế hóa vấn đề bé tý tầu đánh cá bị bắt.
Trong lúc đó, Trung Quốc ngang nhiên đâm tầu đánh cá của VN, bắt hàng trăm người, phạt tiền, tịch thu tài sản. Người ta gọi đó là chuẩn đúp của nền ngoại giao “lạ”.
Song phương, đa phương, rồi chuẩn đúp “lạ” đưa đến…hết phương, một ngõ cụt trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông.
Song phương thì không bao giờ được vì không ai muốn đàm phán với kẻ ở thế thượng phong. Đa phương thì lắm thầy nhiều ma, lắm cha con khó lấy chồng, không ít kẻ đi đêm với nước mạnh.
Tại sao không dùng kế tam phương. Trung Quốc đàm phán với một nước bé trong khu vực, Hoa Kỳ làm trọng tài. Biết đâu đó sẽ là giải pháp win-win, có lợi cho nhiều phía trên biển Đông, mà không kết thúc như cái sân chơi hoang tàn của mấy gia đình ở Hà Nội năm nào.
Hiệu Minh
23-09-2010
Theo Blog Hiệu Minh
Nhưng khi thời mở cửa bung ra thì mảnh đất trên trở thành vàng. Có người đục tường, mở quán bán nước chè, kẹo lạc, chai nước, kiếm khá. Sau đó dân chúng thi nhau quây cót trong mảnh sân rộng hơn 100m2 này.
Trong xóm có anh chàng đầu gấu, chẳng sợ ai, tuyên bố xanh rờn, mảnh sân trên là của hắn, ai động vào sẽ xé xác.
Đương nhiên, dân trong khu cũng chẳng phải vừa. Họ nói đây là “sở hữu toàn dân”, không ai có quyền lấn chiếm.
Thấy tập thể đoàn kết, tay đầu gấu hơi ngại, đã quyết định dùng kế “đánh lẻ” hay còn gọi là “đàm phán song phương”. Hắn tới từng nhà bàn, nếu bác đồng ý thì em sẽ dành cho bác phần hơn, không gây khó khăn.
Vừa bàn vừa dọa, có mấy gia đình yếu thế đã đồng ý lấy vài m2 và để cho hắn chiếm 50m2. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, chống lại, lơ mơ hắn lại sai đầu gấu ném xăng, đổ phân vào cửa thì chỉ còn cách chuyển chỗ ở.
Chuyện “song phương” đến tai các gia đình khác muốn chia đều và công bằng cho tất cả. Thế là “chiến lược đa phương” được các cụ bô lão đề ra, nhằm làm thất bại chiến lược “song phương” của tay đầu gấu.
Nghe nói sau 20 năm tranh chấp mà chả bên nào chịu bên nào. Cuối cùng, sân chơi thành bãi cỏ hoang, chẳng ai được lợi. Mà lẽ ra, nếu biết bảo nhau thì cái sân chung kia thành niềm vui cho cả làng.
Viết chuyện này, chợt nhớ đến vấn đề tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực. Biển Đông cũng như cái sân của mấy gia đình trên. Trước kia có ai lên tiếng về chủ quyền đâu. Thỉnh thoảng có xung đột nho nhỏ, nhưng chưa bao giờ nghiêm trọng như hiện nay. Nhưng dầu hỏa, khí đốt rồi vị trí chiến lược trên biển Đông đã làm mờ mắt nhiều kẻ tham lam.
Hồi tháng 7/2010, có hội thảo ARF 17 diễn ra tại Hà Nội, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đánh tiếng trên mạng của Bộ Ngoại giao TQ: “Nếu Biển Đông trở thành một vấn đề quốc tế hoặc đa phương, sẽ chỉ khiến cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn và giải pháp sẽ khó khăn hơn… …Thực tiễn quốc tế cho thấy cách tốt nhất để giải quyết các bất đồng, tranh chấp đó là các bên liên quan đàm phán song phương trực tiếp”.
Trung Quốc luôn kiên trì với đường lối “chống quốc tế hóa hay đa phương hóa vấn đề Biển Đông”. Họ muốn đàm phán song phương giữa Trung Quốc với từng nước liên quan đến tranh chấp biển Đông.
Bẻ đũa cả nắm thì khó hơn là bẻ từng chiếc. Chia để trị vốn là chiến lược lâu dài của người Trung Hoa.
Trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN bên lề phiên họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York,
Tổng thống Obama cam kết Mỹ sẽ giữ vai trò lãnh đạo tại châu Á khi ông triệu tập cuộc họp với các nhà lãnh đạo vùng này.
Trước đó khi chưa có hội nghị thì thì bà Khương Du của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã “nhắn tin” rằng “chúng tôi kiên quyết phản đối sự can dự của những quốc gia không liên quan”. Trung Quốc tái khẳng định, đường lối song phương là đúng đắn, rằng đã có sự thương thảo tốt đẹp giữa Trung Quốc với những quốc gia trong khu vực tranh chấp.
Đương nhiên các nước nhỏ thì không thể ngồi đợi Trung Quốc đến để “giao thiệp song phương”. Yếu và nhỏ thì dựa vào nhau nên cần “đa phương hóa, đa dạng hóa, làm bạn với tất cả” để Hoa Kỳ nhẩy vô.
Hai nước lớn va chạm, người cầm gậy và củ đậu bay, cao bồi kia nhăm nhe rút súng, cánh hàng xóm nhỏ “tọa sơn quan hổ đấu”.
Cũng hồi tháng 7 tại Hà Nội, người đẹp Hillary với mái tóc vàng bay bay đã tuyên bố cũng không kém phần xanh rờn, Hoa Kỳ xem việc thông qua “đường lối đa phương” để giải quyết tranh chấp biển Đông là “quyền lợi quốc gia”.
Đương nhiên, Việt Nam và nhiều nước khác đã công khai hay ngấm ngầm bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Hoa Kỳ.
Như vậy, “sân chơi biển Đông” của nhiều “gia đình” đang được hai chiến lược đa phương và song phương “cãi nhau”.
Mới đây, anh Nhật lùn bắt tầu đánh cá của Trung Quốc vì đám này to gan vào sâu vùng biển tranh chấp với Nhật. Họ thả hết các ngư dân nhưng thuyền trưởng bị giữ lại để đem ra tòa. Hai bên cãi nhau cả tháng chưa xong. Có cả biểu tình chống Nhật tại Bắc Kinh.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo còn dọa Tokyo, phải thả thuyền trưởng tàu đánh cá “ngay lập tức và vô điều kiện”, nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Kiếm Samuraj và gậy vung ra chưa có cách nào cất đi.
Vụ này lẽ ra với tài thuyết khách “song phương” của người Trung Quốc phải xong từ lâu rồi. Tại sao họ phải đưa lên thông tin đại chúng làm ầm ỹ, rồi cho người biểu tình. Phải chăng đây lại là đòn “đa phương” nhằm quốc tế hóa vấn đề bé tý tầu đánh cá bị bắt.
Trong lúc đó, Trung Quốc ngang nhiên đâm tầu đánh cá của VN, bắt hàng trăm người, phạt tiền, tịch thu tài sản. Người ta gọi đó là chuẩn đúp của nền ngoại giao “lạ”.
Song phương, đa phương, rồi chuẩn đúp “lạ” đưa đến…hết phương, một ngõ cụt trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông.
Song phương thì không bao giờ được vì không ai muốn đàm phán với kẻ ở thế thượng phong. Đa phương thì lắm thầy nhiều ma, lắm cha con khó lấy chồng, không ít kẻ đi đêm với nước mạnh.
Tại sao không dùng kế tam phương. Trung Quốc đàm phán với một nước bé trong khu vực, Hoa Kỳ làm trọng tài. Biết đâu đó sẽ là giải pháp win-win, có lợi cho nhiều phía trên biển Đông, mà không kết thúc như cái sân chơi hoang tàn của mấy gia đình ở Hà Nội năm nào.
Hiệu Minh
23-09-2010
Theo Blog Hiệu Minh
Gửi ý kiến của bạn