BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73233)
(Xem: 62214)
(Xem: 39392)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nguyễn Mạnh Côn

11 Tháng Ba 201612:00 SA(Xem: 4059)
Nguyễn Mạnh Côn
53Vote
40Vote
30Vote
22Vote
10Vote
3.85
Đọc lại những lời lăng mạ văn nghệ sĩ miền Nam của Thạch Phương - bồi bút Việt cộng - để nhớ về những năm tháng khốn khổ của người dân miền Nam sau ngày "đại thắng mùa Xuân". Đã trên 30 năm từ khi bài viết này ra đời, chân lý vẫn thuộc về những kẻ thua cuộc như nhận định của nhà văn Doãn Quốc Sỹ về người cộng sản : "... những con vật u mê mù quáng... con nào con nấy được chủ che hai mắt. Cuộc đời hai bên chúng không biết, cuộc đời phía sau chúng không hay, chúng chỉ biết chăm chăm nhìn về phía trước, tiến theo đường roi". Con vật u mê Thạch Phương đã mở mắt ?




Trong bút ký nhan đề Tiếng cười của lửa đăng trên tạp chí Văn sau ngày dân quân miền Nam mở cuộc tấn công và nổi dậy đầu xuân Mậu Thân, Nguyễn Mạnh Côn(*) khẳng định rằng anh ta là "một nghệ sĩ chứ không phải là môt người làm chính trị". Như vậy chỉ cách nhau một khoảng thời gian có sáu năm Nguyễn Mạnh Côn đã thay đổi một danh xưng khá quan trọng - thay đổi một trăm tám mươi độ - trong lúc đó nghề nghiệp vẫn là nghề nghiệp cũ, và vũ khí dùng để chống lại cách mạng cũng vẫn là vũ khí cũ : ngòi bút. Nói một cách khác, Nguyễn Mạnh Côn thay đổi một danh xưng, nhưng không thay đổi lập trường và quan điểm của người cầm bút.

Nguyễn Mạnh Côn - 1957


Trước đó, năm 1962, trả lời phỏng vấn của tạp chí Bách Khoa, Côn nói không úp mở : "Tôi viết vì nhu cầu chính trị và kiếm sống. Tôi chưa hề thấy sáng tác vì yêu văn nghệ!(1)". Và dường như sợ người đọc chưa rõ hết ý mình, ở một đoạn khác, tác giả còn diễn giải thêm : "Tôi được cơ quan nghiên cứu chính trị (tức Bộ công dân vụ - T.P.) trợ cấp cho mỗi tháng 10 ngàn đồng để viết văn chống cộng. Nhưng cơ quan này không phải là một tờ báo nên 10 ngàn đồng thực ra là cho không... Tôi viết cho đài phát thanh Sài Gòn mỗi tháng kiếm chừng 12 ngàn đồng. Tôi phải viết 50.000 chữ tức là 130 tờ giấy đánh máy. Giá trung bình bốn chữ được một đồng. Nhưng cái khó là làm sao có được từ 15 đến 20 đề tài để viết (2). (Xin mở ngoặc nói thêm rằng lúc bấy giờ lương một công chức trung bình của ngụy quyền Sài Gòn chỉ từ 2.500 đồng đến 3.000 đồng tiền miền Nam mỗi tháng. Như vậy cái "giá biểu bán chữ" trên rõ ràng là khá cao. Và không phải đối với ai, bọn nguỵ quyền cũng trả hời như thế).

Qua những hồi ký, truyện ngắn, truyện dài, những bài phỏng vấn của báo chí Sài Gòn, bạn đọc đã từng nhiều lần thấy Nguyễn Mạnh Côn ba hoa tự phong cho mình lắm thứ danh hiệu : nhà văn, trí thức văn nghệ sĩ, học giả v.v... Thậm chí có lúc, Côn đã so sánh y với các nhà văn bậc thầy thế giới như Hê-min-uê, Tôn-xtôi, Sếch-xpia(3). Những bạn bè của y, do những động cơ riêng, một thời cũng ra sức đề cao y hết lời, cho y là một "trí thức - nghệ sĩ", một con người chống đối thường trực", "tìm kiếm thường trực", "một cây bút chống cộng không biết mệt mỏi" v.v... Dương Thứ Lang còn bốc thơm y là "một nhà lý luận có đủ căn bản văn hóa để thấy cái sai ngay trong những lý luận khoa học chặt chẽ nhất của cộng sản"(4). Ngô Quân, một cây bút chống cộng khác trong quân đội ngụy đã đưa Nguyễn Mạnh Côn lên tận mây xanh, rằng Nguyễn Mạnh Côn là "một nhà văn chống cộng vượt xa những những nhà văn chống cộng Âu, Á từ Koestler, Monneret, Ghêorghiu..."(5). Trong những năm gần đạy, do một số quyển sách và một số bài viết của Côn bàn về vấn đề thời sự, chính trị, dự tri khoa học, một số người còn khoác cho y một cái áo mới : "Nguyễn Mạnh Côn - nhà lập thuyết"(!)

Vậy Nguyễn Mạnh Côn là ai ? Con người ấy như thế nào ? Một nhà văn (écrivain) hay một "người dùng văn" (écrivant) để chống lại chủ nghĩa cộng sản một cách bất đắc dĩ do ngọn triều của thời đại xô đẩy đẩy đến"(6) hay chỉ là một thứ "văn công - văn nô chính quyền" như có người ở Sài Gòn đã gọi ? Vai trò và vị trí của Nguyễn Mạnh Côn trên mặt trận văn hóa tư tưởng trong chế độ thực dân mới ra sao ? Nghĩ rắng đã đến lúc cần vạch trần cái "sự thật để hiểu" về con người cầm bút này.

SỢI CHỈ ĐEN XUYÊN SUỐT CHẶNG ĐƯỜNG HOẠT ĐỘNG


"Văn tức là người" - Câu nói bất hủ ấy của Buyphông (Buffon) càng rất đúng với trường hợp của Nguyễn Mạnh Côn. Con người thật ngoài đời của y và con người được thể hiện qua dấu ấn về lập trường, tư tưởng trên những trang viết chỉ là một.


Nguyễn Mạnh Côn bước vào con đường làm tay sai cho giặc bằng cái nghề làm tình báo cho quân đội Nhật. Y viết trong hồi ký : "Năm 1942, người Nhật cần đến một thứ tay sai có đôi chút chữ nghĩa đủ để giải thích vì sao họ đề ra chủ trương thành lập khối Đại Đông Á. Tôi không nhớ rõ đầu đuôi câu chuyện như thế nào mà rốt cuộc, tôi không có ai giới thiệu cũng được tuyển dụng vào một đơn vị chính quy của Thần cốc bộ đội" (7). Cũng vào thời kỳ này, Côn còn ngoặc với bọn thổ phỉ đang hoạt động ở miền biên giới Hải Ninh, Lạng Sơn tổ chức buôn lậu, cùng đồng đảng tổ chức in bạc giả. Côn khoe đã từng "thắng bộ quân phục Nhật bản, đi dọa đồng bào yếu bóng vía để tống tiền" (8). Là một đảng viên của đảng Phục Quốc, khi quân của tướng Tiêu Văn sang, Côn đã cấu kết chặt chẽ với bọn tàn quân này và có ngay trong túi "tấm chứng minh thư đảng viên quốc dân đảng Trung hoa" (9). Đồng thời y cũng liên hệ với cơ quan tình báo Mỹ O.S.S lúc bấy giờ đóng tại một biệt thự cổ kính ở phố Phan Bội Châu Hà Nội (10).


Trong bài Tâm sự tác giả, Nguyễn Mạnh Côn viết : "Tôi đã khai với Nguyễn Ngu Ý là tôi làm đến trung sĩ bảo chính đoàn, được một tháng mười ngày rồi bị đuổi, làm thiếu úy ba năm rồi cũng bị giải ngũ, làm sĩ quan quân đội Nhật hai năm rồi cũng bị bắt giam" (11). Như vậy, nếu kể cả lần giữ chức "thiếu úy đồng hóa", của cái gọi là quân đội cộng hòa của Diệm sau ngày di cư vào Nam thì Côn đã bốn lần mặc bốn thứ áo lính khác nhau : Tây, Tàu, Nhật, Mỹ. Có thể nói từ khi có y trên đời, đất nước này có bao nhiêu gót giày quân xâm lược đặt lên, thì đều có bóng dáng của y bám chặt một bên.


Sau ngày cách mạng Tháng Tám thành công, lợi dụng lúc chính quyền nhân dân đang còn trong thời kỳ trứng nước với muôn vàn khó khăn chồng chất, Nguyễn Mạnh Côn cùng tập đoàn phản động Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nông Quốc Long... hoạt động gây rối, ra báo tuyên truyền xuyên tạc cách mạng, sách động quần chúng, dùng sức ép đòi chia quyền lãnh đạo với Mặt trận Việt Minh.


Đi theo kháng chiến chẳng được bao lâu, Nguyễn Mạnh Côn "dinh tê" về thành, ôm chân bọn xâm lược Pháp cho đến khi bọn này thất trận ở Điện Biên Phủ. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Côn cuốn gói vào Nam, rồi từ đó tiếp tục tôn thờ chủ mới là đế quốc Mỹ cho đến ngày 30-4-1975.


Nếu kể riêng cuộc đời cầm bút, thì phải tính từ lúc y nhận tiền của cơ quan ngoại giao Nhật tại Hà Nội để ra tờ tuần báo Thông tin (1943) tuyên truyền cho chính sách Đại Đông Á. Cứ nhìn tôn chỉ, mục đích của những tờ báo, tạp chí do y làm chủ bút, hoặc chủ nhiệm từ tờ Thông tin, Thiết thực đến tờ Phục quốc, Thống nhất, từ tờ Tin tức (sau khi từ vùng khánh chiến "dinh tê" về Hà Nội) đến tờ Văn hữu, Chỉ đạo, Chính văn... (dưới chế độ thực dân mới) người đọc thấy rõ chân tướng phản động của Nguyễn Mạnh Côn, kẻ đã từng liên tục dựa vào thế lực nước ngoài để chống lại sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách có ý thức và ngoan cố.


"Tôi viết vì nhu cầu chính trị và nhu cầu kiếm sống. Tôi chưa hề thấy sáng tác vì yêu văn nghệ". Câu nói ấy cho chúng ta thấy gì ? Nó không chỉ là phủ định cái tâm hồn "nghệ sĩ", "trí thức" mà y đã từng rêu rao, nó còn cho thấy rõ động cơ của một người cầm bút. Nhu cầu thứ nhất cho người đọc hiểu rằng Côn cầm bút là để thực hiện mưu đồ chính trị của mình. Thiết tưởng cũng cần nhấn mạnh thêm rằng trước khi cầm bút Côn đã là một tên phản động về chính trị. Nhu cầu thứ hai giải thích vì sao Côn không còn ý thức về thiên chức của một người cầm bút, sẵn sàng "ngồi xổm trên dư luận" không một chút e dè.


Qua những cuốn : Chống Mác-xít (12) , Việt Minh, người đi đâu (13), Đem tâm tình viết lịch sử (14), đến Lạc đường vào lịch sử (15), Kỳ Hoa Tử (16), Mối tình màu hoa đào (17)... chúng ta thấy toát lên một tinh thần phục thù giai cấp cao độ - động lực thúc đẩy Côn chống lại cách mạng một cách điên cuồng. Thái độ hằn học, bất mãn, cay cú về cái địa vị ăn trên ngồi trốc đã bị cách mạng truất phế thường hay trở đi trở lại trong các hồi ký. Còn vẫn luyến tiếc một cách da diết mỗi khi nhắc lại cái nhà in có mấy chục công nhân do y làm chủ trước cách mạng và những trại ấp ở hai huyện Cẩm Giàng (Hải Hưng), Thụy Anh (Thái Bình) do bố y tậu nên từ thời còn làm tri huyện. Tuy cuộc sống với chủ Mỹ có bơ, có sữa, nhưng Côn vẫn còn thém cái "quá khứ vàng son" của những ngày cùng bố chỉ huy hộ đê, thu thuế, xử kiện, hoặc bàn việc "trị dân" với các đồng liêu. Và "chiếc ghế thứ trưởng hụt", mà Nguyễn Hải Thần hứa dành cho y vào một đêm đông trong một ngôi nhà ở phố Hàng Bún, Hà Nội, năm 1945 một khi đã chia được quyền lãnh đạo với Mặt trận Việt Minh, vẫn còn là nỗi ám ảnh không nguôi (18).


Cũng trong lần trả lời phỏng vấn của tờ tạp chí Bách khoa nói trên, Nguyễn Mạnh Côn nói : "Tôi viết truyện là viết theo chỉ thị của cấp trên". Lời thú nhận đó rất nhất quán trong hành động của y từ trước đến nay. Mỹ - ngụy cần gì là có ngay tiếng nói của Côn. Lòng thâm thù cách mạng cùng với tham vọng cá nhân là động lực thúc đẩy ngòi bút của Côn có thể đổi trắng thay đen, biến trái thành phải. Xin nêu ra đây một số trường hợp:


Trước hết, xin nói về quyển Đem tâm tình viết lịch sử. Đây là một trong những quyển sách xuyên tạc lịch sử tệ hại nhất, trắng trợn nhất, trên một quan điểm chính trị hoàn toàn thù địch. Lịch sử ở đây là lịch sử dân tộc ở một giai đoạn sôi bỏng nhất. Và "tâm tình" của người viết ở đây là tâm tình của một kẻ nô lệ phản phúc. Giải thưởng văn chương mà Ngô Đình Diệm đã dành cho quyển sách (1957) là món quà của một tên tay sai ban phát cho một bồi bút có chung một "tâm tình", một mục đích (19).


Dưới dạng một "bức thư tràng giang" viết cho một người bạn tên là Trung nào đó đang sống ở nước ngoài, với những lời kể lể dài dòng, Nguyễn Mạnh Côn thanh minh vì sao y đã tham gia vào đoàn tự vệ thành phố Hà Nội trong những ngày đầu cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, vì sao y đi theo kháng chiến, rồi vì sao y lại bỏ kháng chiến về đầu thú giặc Pháp, và đầu thú Pháp nhằm mục đích gì ? Vì sao y phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn để di cư vào Nam. Cuối cùng là những đoạn giải bày "tâm tình" (đúng ra là tâm trạng) của "một con ngựa mệt mỏi trước một dặm đường có quá nhiều chông gai, mờ mịt" (tr. 199) đang kéo dài trước mắt.


Động cơ chính của tác giả tập sách là nhằm phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Nguyễn Mạnh Côn viết : Tôi thành thật không muốn lịch sử chép rằng ngày 19 tháng tám năm 1945, dân tộc ta đã làm một cuộc khởi nghĩa oanh liệt, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh. Tôi không bất công tước bỏ giá trị của Việt Minh trong ngày 19 này, vì quả thật giá trị ấy không hề có (Đem tâm tình viết lịch sử, tr. 44). Như vậy là Côn không còn giấu giếm ý đồ đen tối của mình, muốn bẻ quẹo lịch sử vốn rất hiển nhiên mà bất cứ người nào có lòng tự trọng cũng đều thừa nhận. Nhưng mỉa mai thay, cả cuộc đời cầm bút của y, y đã tốn biết bao giấy mực, não tủy, sức lực để đánh vào "cái sự thật không hề có" ấy, nhằm phủ định nó, mà rốt cuộc nó vẫn còn đó như một điểm son chói lọi trong sự nghiệp anh hùng của đất nước. Bởi lẽ nó là chân lý, là lịch sử khách quan.


Ai đã từng sống trong không khí tưng bừng, sôi sục của toàn dân ta trong những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám chắc khó mà quên được những ấn tượng vui sướng, hồ hởi của tầng tầng lớp lớp quần chúng như nước vỡ bờ xông lên đập nát gông cùm nô lệ, giành lấy chính quyền về tay mình. Thế nhưng trong những quyển sách, những bài hồi ký viết về giai đoạn này, Côn đã xuyên tạc một cách khá thô bạo và trơ trẽn. Côn đã miêu tả về tình hình nhân dân Hà Nội sau "Cơn say cách mạng" như sau : "Đồng bào ta hết say rồi mới thấy độc lập cũng chẳng có gì khác ngoại thuộc cả. Nghĩa là có làm mới có ăn... Những tấm banderoles chương khẩu hiệu Thà chết không trở lại đời nô lệ bắt đầu phơi mình một cách trơ trẽn ngang đường phố không ai nhìn" (20) đồng bào ta "mỗi khi giơ tay hô khẩu hiệu thì đã có nhiều nắm tay mới đưa lên ngang đầu đã vội rút xuống" (21). Thì ra nhà văn kiêm "nhà lập thuyết" Nguyễn Mạnh Côn lại đưa ra một tiêu chuẩn khá độc đáo, đó là vấn đề "có làm mới có ăn" hay "ngồi mát ăn bát vàng" để phân biệt dân tộc ấy độc lập hay ngoại thuộc (!) Cứ theo lẽ ấy mà suy thì cái thời "ông chủ" Nguyễn Mạnh Côn tha hồ ăn chơi, hút xách (trong hồi ký của mình Côn đã tự nhận là mình đã sớm nghiện thuốc phiện) trên lưng những người thợ nhà in và những tá điền của các trại ấp của y trước 1945 là thời kỳ "độc lập" vậy (!)


Đối với chính quyền nhân dân vừa mới thiết lập lúc bấy giờ Nguyễn Mạnh Côn đả kích không hề thương tiếc. Y cho rằng việc cử những người lao động đứng ra điều hành việc làng, việc nước v.v... là "một sự đảo lộn tràn đầy tội lỗi", là "sự hỗn loạn, mất tôn ti trật tự, là những lỗi lầm không thể tha thứ được" (22). Tệ hại hơn, Côn còn gọi họ là "một lũ lưu manh" (23).


Tong lúc toàn dân đem trí tuệ và xương máu để bảo vệ chính quyền non trẻ lúc bấy giờ, vừa lo tiêu trừ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm thì Côn làm gì ? Y đã chống cách mạng không chỉ bằng bút qua những bài báo tuyên truyền xuyên tạc, kích động nhân tâm, gây rối hoạt động lật đổ, móc nối với tên trùm mật thám Rây-ne (Reinher) và bọn tình báo Mỹ OS, liên lạc với bọn tàn quân Nhật, lấy cắp súng "bán cho bọn giàu có ở Hàng Đào, Hàng Ngang" để bọn này chống lại cách mạng (24). Về thời kỳ này y viết : Tôi cũng nguôi dần tham vọng làm chính trị. Công việc buôn súng của tôi rất phát đạt. Nghìn rưởi một khẩu Browning 7,65, hai nghìn một khẩu Mauser bắn 9 phát, bốn nghìn một khẩu Pachoọ, tức Mauser số 1 có hộp gỗ và có thể lắp thành báng súng (...) Thế là phần cơm gạo không phải lo nữa, tôi đi may gấp mấy bộ quần áo, rồi một đằng tiếp tục buôn súng kiếm ăn và hút, một đằng bắt liên liên lạc với những người quen cũ để tìm hiểu... những biến chuyển đang dồn dập xảy ra về chính trị (25).


Nguyễn Mạnh Côn đã từng đi theo kháng chiến một thời gian (sẽ nói rõ ở phần sau), nhưng khi cần phủ định vai trò lãnh đạo kháng chiến của người công sản, thì Côn cũng có thể viết : "Điều cực kỳ quan trọng mà ai nấy cần phải ghi nhớ nằm lòng là đừng có bao giờ nhầm lẫn cộng sản với mọi cuộc kháng chiến, với mọi cuộc tranh đấu giành tự do cơm áo khác. Cộng sản không bao giờ là kháng chiến vì cộng sản không có tổ quốc. Cộng sản không có tự do vì cộng sản muốn thi hành kỷ luật tuyệt đối. Cộng sản cũng không lo cơm áo cho ai vì chí nguyện của chúng là thu gọn mọi tài sản vào tay đảng bộ. Cộng sản không là gì hết". (N.M.C gạch dưới) (26).


Khi cần đứng ra làm chủ cãi cho chủ Mỹ thì Côn cũng tỏ ra xứng đáng là một đồ đệ của Gơ-ben (Goebbel). Biện hộ cho sự hiện diện hơn nửa triệu quân xâm lược Mỹ trên đất miền Nam, Côn viết : "Chính sự nóng nảy của cộng sản đã kêu gọi sự nóng nảy của người Mỹ. Cuộc đổ bộ các sư đoàn Mỹ vào Việt Nam đã trở thành chắc chắn từ một năm trước". Hơn nữa, chính vì Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đề ra chủ trương chống Mỹ quá sớm, "ngay từ khi khắp lãnh thổ miền Nam này chỉ có một tòa đại sứ và một phái đoàn chuyên viên của trường đại học Misigan gồm 70 nhân mạng", nên mới có cuộc chiến tranh diệt sinh diệt chủng vô cùng tàn bạo xảy ra (27). Cũng với lối lập luận vong mạng như vậy, y gọi việc Mỹ - ngụy giam cầm đày đọa hàng chục vạn người yêu nước ở miền Nam là "một hành động quá nhân đạo, là sự cấp dưỡng không lấy công những kẻ bị bắt được quả tang phục vụ quân thù" (28).


Chính vì các xuyên tạc và vu khống quá thô bạo và trơ trẽn như thế, cho nên Uyên Thao một cây bút chống cộng thuộc vào loại đao búa cũng phải bực mình hạ những dòng phê bình gay gắt về tập Lạc đường vào lịch sử của Côn. Uyên Thao cho đó "là một việc không đáng làm, không đáng viết. Ba trăm trang sách chỉ nhằm thanh minh một điều nào đó... như một sự thất bại của một đoàn thể, sự nghiện ngập của một người. Cả một chuỗi ngày dầu sôi lửa bỏng đã trở thành một tấm giấy bọc hàng" (29).


Mỹ - ngụy cần có những hình ảnh khủng khiếp, đen tối về chế độ xã hội chủ nghĩa để lung lạc tinh thần quẩn chúng, thì Côn dựng ngay lên "một xã hội miền Bắc" với những cảnh "báo thù" bằng cách "cắt lưỡi, rạch miệng, moi gan" những cảnh "lao động khổ sai đày đọa, giam cầm những người trí thức, văn nghệ sĩ". Bồi bút Nguyễn Mạnh Côn còn vờ nhỏ những giọt nước mắt cá sấu thương khóc cho "hơn chục triệu khối óc của đồng bào miền Bắc đang bị giới hạn, kìm giữ trước cánh cửa mở vào môi trường sáng tạo... (30)


Có thể nói Nguyễn Mạnh Côn là một tên quán quân về nói láo trong đám bồi bút "có máu mặt" ở miền Nam hơn 20 năm qua.


DƯỚI CHIÊU BÀI KHÁNG CHIẾN


Đọc Nguyễn Mạnh Côn, ngoài những tác phẩm bôi xấu, xuyên tạc, vu khống cách mạng và những người cộng sản một cách trắng trợn như Đem tâm tình viết lịch sử, Việt Minh ngươi đi đâu ?, Mộng tan tành (31) và một loạt hồi ký viết về giai đoạn tiền khởi nghĩa và những ngày đầu mới giành được chính quyền, người đọc thấy y còn dựng lên khá nhiều câu chuyện ly kỳ về cuộc kháng chiến cứu nước. Đặc biệt là sự tô vẽ một Nguyễn Mạnh Côn "kháng chiến".

Nếu thời kỳ cộng tác với giặc Nhật và đám tàn quân của Lư Hán đã được tác giả kể lại khá tỉ mỉ, dài dòng bằng những hồi ký, từ việc in bạc giả , buôn súng lậu, làm điệp báo cho ngoại bang, đi tống tiền giữa thủ đô Hà Nội, đến những cảnh "lên voi xuống chó" của kiếp tay sai (32), thì cái quá trình đi "kháng chiến" của Côn lại được trình bày theo một cách thức hoàn toàn khác. Người đọc chỉ bắt gặp thành tích "kháng chiến" của Côn được ghi lại ở chỗ này năm ba dòng, ở chỗ kia một đoạn, rải rác trong các tác phẩm của y. Nguyễn Mạnh Côn đã phả vào trong các trang sách viết về những ngày kháng chiến một làn khói ảo thuật trùm lên các sự kiện. Có khi vấn đề được trình bày một cách nửa kín nửa hở, có khi lại được tác giả thổi phồng quá cỡ. Do đó người đọc không còn hiểu thế nào là thực, thế nào là giả, đâu là đúng, đâu là sai.

Như Nguyễn Mạnh Côn đã tự nhận "vốn là con người rất kiêu ngạo" (Thay lời tựa tập Mối tình màu hoa đào), rất thích phô trương, đề cao cái tôi của mình, nhưng tại sao Côn không viết những chương hồi ký về kháng chiến như các hồi ký về những ngày làm cho "quân đội Thiên hoàng" hay những năm tháng hoạt động cho đảng Phục quốc? Điều ấy tưởng chẳng lấy gì làm khó hiểu cho lắm. Trên các trang viết của tác giả, người đọc thường bắt gặp đây đó hình ảnh một Nguyễn Mạnh Côn đi kháng chiến, khi thì với vai "du kích xã" khi thì là một cán bộ "ba cùng" với bà con nông dân, hoặc một cán bộ quân sự. Dưới đây là đoạn Côn viết về trận tác giả "chỉ huy" bộ đội cách mạng đánh một đồn Pháp ven bờ sông Thao (Tất nhiên là chuyện bịa đặt). "... Tôi bảo y (tên quản Lê Dương hỗn danh Long Mã trong quân đội viễn chinh Pháp) tôi là trung đội trưởng, y không tin. Nhưng khi thấy tôi thổi còi tập hợp được anh em, thì y quỳ xuống vái tôi. Tôi không kịp nghĩ, phóng thẳng lưỡi lê cắm trên đầu súng vào ngực y. Y còn tiếp tục vái nữa, và khi tôi rút mạnh tay ra, máu tươi vọt theo lưỡi lê, y mới ngã úp mặt xuống đất. Trên cánh tay trần của y, tôi đếm được 116 cái vẩy vẽ trên lưng con long mã in bằng dấu chàm" (33). Miêu tả cảnh giết người theo kiểu "kiếm hiệp ba xu" trên đây không phải Côn không có dụng ý đen tối. Côn cố tình xuyên tạc người chỉ huy quân đội cách mạng, xuyên tạc cuộc tấn công vào các đô thị, các căn cứ quân sự Mỹ-ngụy của quân giải phóng (Một mùa xuân đầy máu, Tiếng cười của lửa  (34). cũng như những trang viết có tính chất thời sự theo đơn đặt hàng của cơ quan chiến tranh tâm lý của Mỹ-ngụy).

Nếu dưới ngòi bút của Doãn Quốc Sỹ, quần chúng nhân dân được miêu tả như một đàn súc vật u mê chẳng khác gì lừa, ngựa, trâu, bò chỉ biết cúi đầu im lặng, phục tùng "tiến theo đường roi của chủ", thì ở Nguyễn Mạnh Côn, người nông dân vùng kháng chiến cũng chỉ toàn là một thứ "dân ngu khu đen". Đối với họ "việc nước cũng xa xôi như việc trời". Thậm chí, "giặc Tây đến làng họ, nhưng họ cũng không hiểu vì sao Tây lại đốt làng" (Vay bằng máu trả bằng đời) (35). Từ cách nhìn ấy, tác giả đã dựng lên trong truyện này trò "đền ơn trả nghĩa" của cô du kíck làng Hoàng Chuế (Vĩnh Yên) với một tên lính xâm lược. Ngoãn, tên cô du kích, trong một trận công đồn thất bại, đã bị thương và bị bộ đội ta bỏ rơi lại. Cô được bọn lính viễn chinh mang vào đồn chữa trị. Một tên đội Lê-dương người Đức tên là Otto đã xung phong cứu sống cô du kích bằng cách cho máu (vì chỉ có mình y mới có thứ máu cùng nhóm - loại máu O rất hiếm). Sau hiệp định Giơ-ne-vơ Ngoãn di cư vào Nam. Một sự tình cờ, cô đã gặp lại "ân nhân cũ", lúc này đã cởi bỏ bộ áo lính viễn chinh, làm chuyên viên kỹ thuật cho ngụy quyền Sài Gòn. Để nhớ ơn xưa, Ngoãn đã lấy Otto làm chồng.

Người nông dân thì như vậy, còn cán bộ cách mạng thì sao ? Ta hãy đọc đoạn tác giả miêu tả về những người cán bộ kháng chiến. "Chính sách quần chúng hóa sinh hoạt cán bộ của Đảng" đã bắt cán bộ, đảng viên "phải học ăn, học nói như nhân dân", nghĩa là phải "ăn cơm muối uống nước lã, mà phải ăn nhanh, uống phải sụp soạp, nói năng "phải hồn nhiên mặc dù thô tục", trong gia đình thì "không cần thưa gửi bố mẹ, sẵn sàng chửi bới vợ con" (36). Cái lối "quần chúng hóa sinh hoạt" một cách kỳ quoặc ấy, theo tác giả, đã trờ thành lý do để cho những người người trí thức tiểu tư sản chống lại cách mạng, hoặc bỏ cách mạng ra đi. Nhân vật Tuân trong truyện Em chờ anh trong nghĩa nặng vợ chồng  (37) qua những chặng đường "lột xác" gian truân, cuối cùng đã phải từ bỏ cách mạng. Tuân bị đuổi ra khỏi Đảng Cộng Sản, bị tước đoạt cả quân phục và cây súng ngắn, chỉ còn được phát một bộ áo quần thường dân và một đôi dép cao su  (38).

Người đọc còn bắt gặp hình ảnh một Nguyễn Mạnh Côn đi "kháng chiến" bằng cách "ăn thịt chó, thịt mèo, thịt chuột, ăn cả gan giặc nấu lẫn với cháo gà" (Mối tình màu hoà đào, tr.7). Có điều ở đây, tác giả không nói rõ đã ăn gan giặc trong trường hợp nào, ở đâu ? Nó có giống như trường hợp những tên ác ôn đã mất hết tính người mà chủ nghĩa thực dân mới thường dùng họ để mổ bụng, moi gan những người yêu nước trong các tiểu đoàn "cọp đen", "trâu điên" của đội quân đánh thuê trước đây. Và cái danh từ "giặc" ở đây nhằm chỉ ai ? Bọn cướp nước và cả lũ bán nước cùng đám bồi bút đã chẳng từng đánh tráo khái niệm này một cách thô bạo đó sao ?

Có thể kể rất nhiều chi tiết mà Nguyễn Mạnh Côn dựng lên để xuyên tạc tính chất chính nghĩa cao cả của cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Đó là câu chuyện bịa đặt xung quanh cái "quân Tam dân, hỗn danh Anh hùng quán" ở lưng Đèo Khế (Em chờ anh trong nghĩa nặng vợ chồng) (39), là "trận diệt đồn núi Đanh (?) ở Vĩnh Yên với 800 xác bộ đội Việt Minh ngã gục" (Vay bằng máu, trả bằng đời (40).

Đó là việc người dân vùng kháng chiến bị tước đoạt mọi quyền tự do. Ngay cả việc "tự do giết một con gà để cúng bố mẹ cũng không thể được "  (41) v.v... Cái mánh lới trộn lẫn giả với thật, xấu với tốt nhằm lung lạc lòng tin và đánh lừa những ai chưa từng hiểu biết về kháng chiến đã được Nguyễn Mạnh Côn khai thác triệt để.

Nhưng dù sao những điều bịa đặt trên vẫn chưa trâng tráo bằng cái câu chuyện Nguyễn Mạnh Côn bị cưỡng bức vào Đảng Cộng sản năm 1949 được tác giả kể lại trong "hồi ký gửi các con tôi" (còn mang tên Một truyện ngắn không đặt tên). Ở đây, chân tướng anh chàng "cán bộ kháng chiến" Nguyễn Mạnh Côn bịp bợm và khoác lác bị lật tẩy hoàn toàn.

Sự kiện xảy ra trong lúc Côn bị giam giữ tại một trại giam của cách mạng. Cơn nghiện thuốc phiện đã hành hạ y thiếu sống thừa chết. Tác giả viết : " Chỉ trong vòng một buổi chiều và một đêm tôi kiệt sức, tôi nằm thiếp đi trên sàn nứa. Viên chủ tịch tỉnh (?) được cấp báo đến hỏi tôi nếu bằng lòng tuyên thệ vào Đảng, y sẽ chữa cho khỏi ngay. Tôi nhắm mắt lại, không trả lời. Toàn thân tôi rung lên một cơm căm giận chính mình và căm giận thuốc phiện..." Năm tháng sau, cũng lại viên chủ tịch tỉnh ấy đã tặng Côn một số tiền để "đi tàu" về vùng địch với lời dặn dò: "Tôi cứu anh, vì tin anh có thể có ích nhiều cho cách mạng" (Kỳ Hoa Tử tr. 246,247).

Tưởng cũng chẳng cần phải truy nguyên câu chuyện một kẻ nghiện ngập như Nguyễn Mạnh Côn "bị cưỡng bức vào Đảng" trong trường hợp éo le trên đây xảy ra ở đâu , viên chủ tịch tỉnh nào đã cưỡng bức y v.v... Bởi vì sự dối trá ở đây quá lộ liễu. Nó còn tệ hơn cái huyền thoại kháng chiến "ăn gan giặc nấu lẫn với cháo gà" mà tác giả đã kể lại trong tập Mối tình màu hoa đào. Nguyễn Mạnh Côn muốn hạ uy tín Đảng Cộng sản - linh hồn của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ - bằng cách đánh đồng nó với các đảng phái xôi thịt nhan nhản ở Sài Gòn, hay cái "đảng đỡ buồn" của Chu Tử đã từng được quảng cáo rùm beng một thời trên báo Sống, do y làm chủ nhiệm.

"CHỦ NGHĨA QUỐC GIA" HAY "LÝ TƯỞNG BƠ SỮA"


Cái lá chắn thứ hai mà Nguyễn Mạnh Côn thường hay sử dụng để ngụy trang cho hành vi đen tối, phản bội của mình là chiêu bài "chủ nghĩa quốc gia". Thực ra việc sử dụng chiêu bài này để biện hộ , che đậy hành động phản dân hại nước của họ đâu phải chỉ có Nguyễn Mạnh Côn, mà là thủ đoạn phổ biến thường thấy ở đám bồi bút cũng như bọn con buôn chính trị ở Sài Gòn trước đây.

Nhưng có lẽ trong số những người cầm bút phản động thuộc lực lượng Quốc dân đảng, Đại Việt, Phục quốc theo chân đế quốc chạy vào Nam, Nguyễn Mạnh Côn là một kẻ nói nhiều và ồn ào nhất về cái "chủ nghĩa quốc gia". Nhân danh cần phải bảo vệ nó, Nguyễn Mạnh Côn và những kẻ đồng hội đồng thuyền với y đã đặt chủ nghĩa cộng sản trong thế đối lập gay gắt một mất một còn. Phải chống cộng sản và chống đến cùng. Đó là lẽ sống của họ. Chống cộng - như có người trong bọn họ đã nói - là một "phản xạ có điều kiện".

Qua hàng nghìn trang sách thuộc đủ các loại bao gồm hồi ký, tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận, biên khảo... Côn muốn đánh lừa dư luận rằng y là con người có tâm huyết , có lòng ưu ái với dân với nước, một loại "anh hùng mã thượng" nhưng chẳng qua vì "sinh bất phùng thời" nên phải vừa làm một nhân viên của cái loa tâm lý chiến - đài phát thanh Sài Gòn - vừa làm nghề bán chữ. Nhưng đáng chú ý hơn nghề bán chữ này được khoác chiếc áo màu lý tưởng.

Trong Mối tình màu hoa đào, luận điệu ấy một lần nữa đươc lặp lại : "Hoài bão của tôi lần này đã to tát hơn. Công việc xây dựng một nhân sinh quan lấy tự do và giá trị cá nhân làm căn bản, nếu toại thành, tuy có thể làm tan rã hệ thống "đảng" của cộng sản thật đấy, nhưng hoài bão của tôi là giúp bạn đọc tìm được sự yên vui, chứ không phải giúp bất cứ ai tìm đến chiến thắng và quyền lực".

Vấn đề đặt ra là có thật những hoạt động của Côn đều nhằm một mục đích lý tưởng , giải phóng con người, một thứ chủ nghĩa nhân đạo, hay một thứ "chủ nghĩa quốc gia dân tộc không cộng sản" nào đó như y thường rêu rao không?

Không. Hoàn toàn không. Quá khứ cũng như hiện tại cuộc đời y đã hoàn toàn chứng minh ngược lại điều đó. Cuộc đời y là một kiếp thân lươn. Nguyễn Mạnh Côn đã chẳng từng thú nhận rằng : "Nhật, Pháp khéo dùng người, tôi có thể trở thành một Cung Đình Vận thứ hai" đó sao ?  (42)

Là một cây bút được "tin cậy" trong lực lượng bồi bút của chủ nghĩa thực dân mới, nhưng cung cách hoạt động của Nguyễn Mạnh Côn có những nét riêng, không giống những tên bồi bút khác. Bản thân tác giả cũng đã tốn khá nhiều giấy mực để nói về vấn đề này.

Trong bút ký Tiếng cười của lửa, Nguyễn Mạnh Côn thanh minh trước bạn đọc : "Có người hiểu lầm, cho rằng tôi suy tôn người này, người nọ để kiếm chác chút đỉnh lợi lộc. Sự thật là có đôi ba lần tôi được trả công đầy đủ, nhưng có nhiều lần tôi không được trả công chút nào... Việc nhỏ chóng làm xong, không phải trả tiền, việc làm dài ngày có thể tính từ một đồng đến ba đồng một chữ..."  (43)

Cũng trên tờ tạp chí này, Nguyễn Mạnh Côn còn bộc lộ ý đồ muốn làm một thứ cai thầu văn nghệ bằng cách lập "một công ty phát triển văn hóa có vốn gốc một trăm triệu bạc" (Văn số 143, 1-1969). Rõ ràng là cái "công ty phát triển văn hóa" ấy nếu không phải do sự "gợi ý" của quan thầy , thì cũng chỉ là một tổ chức kinh doanh, một công cụ của đám con buôn văn hóa đã từng thao túng thị trường chữ nghĩa ở Sài Gòn, làm vẩn đục bầu không khí tinh thần vốn đã vô cùng ô uế và ngột ngạt. Nhưng khôi hài thay, đến cả một việc có tính toán rõ ràng như vậy, Nguyễn Mạnh Côn cũng vẫn khoác cho nó cái động cơ "làm giàu để rồi có cơ sở ngồi nói chuyện với người Mỹ sau này" (!)

Sự kiện trên làm cho người đọc liên hệ đến một lập luận mang tính chất triết lý khá "thú vị" của một cây bút chống cộng khác trong cái "tập đoàn ký giả di cư" là Chu Tử trên tờ báo Sống giữa lúc tình hình nội bộ tớ thầy Mỹ - ngụy rối ren như nồi canh hẹ. Chu Tử viết : " Nghĩ cho cùng trong cõi thế gian này, tất cả đều bắt nguồn từ "cà rốt" để đi tới "cà rốt". Chỉ có một thứ chủ nghĩa : Chủ nghĩa cà rốt, chỉ có một thứ lý tưởng : lý tưởng cà rốt, chỉ có một nhân sinh quan : nhân sinh quan cà rốt, một thứ triết lý cà rốt... Vì "cà rốt" Mỹ đem quân can thiệp vào miền Nam, vì "cà rốt" Mỹ sắp sửa rút lui ra khỏi miền Nam, vì "cà rốt" chúng ta phân hóa, lục đục, nội bộ cãi nhau chí chóe như chó với mèo, ăn bẩn, ăn gian tham nhũng, thối nát..."

Cái chiêu bài "quốc gia" mà Nguyễn Mạnh Côn thường rêu rao thực chất chỉ là một cái mốc để che đậy bản chất phản dân hại nước của y mà thôi. Làm gì có tinh thần quốc gia dân tộc ở những kẻ tuyên bố "biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vỹ tuyến 17". Cũng như làm gì có tinh thần quốc gia dân tộc ở những kẻ cầm bút chuyên ca ngợi những tên cướp nước đang dùng súng phun lửa , bom na-pan hủy diệt ruộng đồng đất nước Việt Nam, những kẻ đang siết cò súng nhắm vào đầu các trẻ thơ, những người phụ nữ không có tất sắt trong tay. Tệ hại hơn, kẻ đó còn dám mở miệng gọi họ là "những ông bạn đồng minh có nhiều đức tính hào hiệp và tinh thần tôn trọng lẽ phải " (44). Làm gì có thứ "danh dự làm người " ở kẻ cầm bút có thể viết trên giấy trắng mực đen mà không thấy tủi hổ rằng "trên danh dự, người ta có thể bảo đảm sống chung với người Mỹ còn muôn ngàn lần tốt hơn sống chung với cộng sản, nhất là cộng sản châu Á" (45). Con người ấy còn giở giọng Tú Bà ve vãn mọi người rằng "chúng ta có thể vững lòng trông cậy ở người Mỹ (46) dù họ đôi khi "đã làm nhục chúng ta một cách bất đắc dĩ" v.v... và v.v...

Trước đây, nhân phê phán bọn chính khách xôi thịt, bọn con buôn chiến tranh thường mở mồm ra là nói đến "quốc gia, dân tộc", yêu nước, yêu dân..., một linh mục tiến bộ từng sống ở Sài Gòn đã viết : "Dân tộc, quốc gia của họ không ngoài cái bụng". Câu nói ấy cũng đúng với trường hợp Nguyễn Mạnh Côn.

"NHỮNG PHÚT NÓI THẬT" CỦA MỘT KẺ BỒI BÚT


Tuy nhiên cây bút chống cộng khá ngoan cố này nhiều lúc qua những cơn "gồng mình " bốc phét huyên thuyên "một tấc đến trời", khi trở về "một mình một bóng", cũng không thể phủ nhận một sự thật hiển nhiên về tính chất chính nghĩa của cách mạng, về sức mạnh bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, về tinh thần phục vụ nhân dân và phẩm cách những người lãnh đạo Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản. Cái con người đã từng chửi bới thậm tệ những người cộng sản , cho họ "tàn ác hơn muôn thú" (47) và từng nhiều lần lên tiếng báo động "nếu chúng ta ngừng một phút không lo việc chống và đánh cộng sản , thì tất cả sự nghiệp của chúng ta (những người "quốc gia chống cộng" - TP) sẽ đổ vỡ không thể nào cứu vãn được nữa" (48), cũng phải thú nhận một cách chua chát rằng "đối với những người cộng sản chúng tôi sợ, ghét mà vẫn phục họ" (49). Đây không phải là một cảm tưởng bốc đồng hay một sự "lỡ mồm, lỡ miệng" trong một lúc dao động nhất thời nào đó. Trong một hồi ký viết về những ngày đầu cách mạng năm 1945, Côn đã ghi lại ấn tượng của mình về một số cán bộ lãnh đạo Mặt trận Việt Minh và chính phủ cách mạng lâm thời lúc bấy giờ mà Côn có dịp tiếp xúc với họ nhiều lần, biết rõ họ một trăm phần trăm là cộng sản, như sau : "Nghĩ đến các người (cộng sản - TP) mà tôi đã gặp, tuy ở địa vị đối thủ mà thật tình lòng tôi vẫn hết sức kính nể, tôi lại thấy mình chỉ đáng làm cán bộ để sai những chuyện lặt vặt" (50), và "chúng tôi, ngoài miệng thì thách đố, nhưng trong lòng thì đã có lần xao xuyến. Đảng Cộng sản có những người giỏi giang quá, những người ấy lại có thái độ đàng hoàng quá, đến nỗi ở xa họ thì gầm ghè, hễ đến gần họ, chúng tôi như bị thôi miên hết cả" (51).

Mặc cảm "lép vế" đứng trước một đối thủ "vừa sợ, vừa ghét lại vừa đáng kính nể" ấy đã chi phối Nguyễn Mạnh Côn "trong suốt mấy năm đầu hoạt động" trong cái goi là "Mặt trận Quốc gia chống cộng" của Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh v.v...

Đi với ma phải mặc áo giấy, Côn làm báo, viết văn "chống lại công sản" về chính trị một cách cuồng nhiệt và nhiều khi tỏ ra là một cây bút khá liều lĩnh. Nhưng chống cộng mà vẫn phục kẻ mình đang chống, thậm chí như Côn đã thú nhận, "chống đối mà vẫn có nhiều cảm tình" (52), nhất là khi nhìn vào đội ngũ của mình chẳng thấy khuôn mặt nào đáng giá, ra hồn, đáng để khâm phục, đáng để gửi gắm được vào đó chút niềm tin tưởng ở tương lai.

Côn viết về uẩn khuất đó như sau : "Trạng huống tâm hồn tôi thật không khác gì trạng huống tâm hồn của một cô gái chơi đã hoàn lương lấy phải anh chồng tồi tệ, nên trong sự giữ gìn với chồng vẫn có phần nào luyến tiếc những khách ăn chơi hào hoa phong nhã" (53).

Cần phải nói thêm rằng những hồi ký như Ôn cố tri tân, Tiêu bạc giả, Phải trái về đâu?, Lạc đường vào lịch sử v.v... đều viết với một động cơ xấu nhằm xuyên tạc sự thật lịch sử, bôi xấu Mật trận Việt Minh và chính quyền cách mạng lúc bấy giờ , thanh minh, biện hộ cho những lỗi lầm và thất bại của những đảng phái "quốc gia" lúc ấy như Việt nam quốc dân Đảng, Đại Việt, Phục Quốc... mà Côn là một trong số những người chủ chốt.

Thực ra, cái tâm trạng hai mặt ấy không chỉ chi phối ngòi bút của Nguyễn Mạnh Côn trong giai đoạn đầu hoạt động chống cộng, mà còn kéo dài trong quá trình hoạt động của y, đến cả những năm sau này.

Những bài ký viết cấp tốc nhằm phục vụ kịp thời cho bộ máy tuyên truyền chiến tranh tâm lý của Mỹ - ngụy sau cuộc tấn công Mậu thân của quân giải phóng như Tiếng cười của lửa, Một mùa xuân đầy máu v.v... cũng phản ánh khá rõ điều đó.

Khi cần đóng vai trò một nhân viên tác động tinh thần, Côn không ngần ngại chửi bới, đả kích cách mạng một cách thậm tệ, vu khống cho họ trăm điều xấu xa, bỉ ổi. Và Côn cũng không tiếc lời đả kích những phóng viên phương Tây có mặt ở Sài Gòn lúc bấy giờ đã đưa tin tức tương đối khách quan về tình hình chiến sự, về thái độ ủng hộ quân đội cách mạng của quần chúng sống ở đô thị. Thậm chí Côn còn chụp cho họ những cái mũ là "bị mắc hợm cộng sản", "bị ám ảnh bởi chiến thắng Điện Biên Phủ". Y còn chê bai, lên án gay gắt những người trí thức thành thị đang hoang mang không còn tin tưởng vào chế độ Mỹ - ngụy, cho họ là "những kẻ thức tỉnh chậm chạp", "đã xuống dốc ghê quá" v.v... (Tiếng cười của lửa).

Nhưng rồi chính bản thân của tác giả cũng không thể nào giấu giếm được nổi sự lo lắng, hoang mang trong chiều sâu tâm thức của mình... Sau khi giở giọng "làm cứng" nhằm lên dây cót tinh thần người khác để nuốt trôi những đồng bạc trả công của chủ, Côn đã phải thú nhận rằng trong những ngày lẩn tránh tại một xó xỉnh nào đó ở Sài Gòn trước những đòn tấn công như trời giáng của quân giải phóng, y đã "trải qua những đêm dài, gối chăn đẫm ướt mồ hôi". Y viết tiếp ở một đoạn khác : "Tôi không hiểu, không tài nào hiểu được - và một khi không hiểu được thì tôi sợ - cái lý do nào khiến cho những đơn vị tương đối nhỏ của cộng sản , không hề bị lộ, không hề bị kẹt..., cứ bám lấy mãi những khu Hàng Xanh, Bà Quẹo, Cống Mới mà đánh mãi..." trước những hỏa lực khủng khiếp của quân đội Hoa Kỳ. (Một mùa xuân đầy máu)

Có lẽ đó cũng là một sự thật. Những kẻ "theo gió phất cờ", những kẻ mang tâm địa "sớm đầu tối đánh", những kẻ đã tự nguyện chọn con đường làm nô lệ ngoại bang thì làm sao hiểu nổi được lòng dũng cảm, tinh thần xả thân, hy sinh vì nghĩa lớn dân tộc của những người chiến sĩ cách mạng.

Người đọc còn bắt gặp hiện tượng mâu thuẫn về tư tưởng và tâm lý tương tự ở con người cầm bút này trong quyển sách dày cộm - quyển Hòa bình, nghĩ gì - mà y đã khoe là phải bỏ ra hàng "mấy trăm đêm liền", vét hết não tủy để viết ra (54).

"NHÀ LẬP THUYẾT"


Nguyễn Mạnh Côn viết khá nhiều và khá khoẻ. Ngòi bút của tác giả xuất hiện hầu hết trên những tờ báo chống cộng cực đoan và ngoan cố nhất, từ những tờ báo của chính quyền đến những cơ quan ngôn luận của quân đội ngụy ở miền Nam trong suốt 20 năm qua, dưới chế độc thưc dân mới. Đặc biệt trên hai tờ Chỉ đạo (55) và tập san Chính văn (56) (Tờ thứ nhất do Côn làm chủ bút, tờ thứ hai do Côn trực tiếp điều hành với vai trò chủ nhiệm) cái tên Nguyễn Mạnh Côn và Nguyễn Trung Kiên - một bút hiệu khác của Nguyễn Mạnh Côn - xuát hiện liên tục dưới các bài viết khác nhau. Thậm chí lắm khi hai cái tên ấy cùng xuất hiện dưới ba bốn bài báo khá nhau trong cùng một số báo. Nguyễn Mạnh Côn còn là một cây bút viết thuê vào hạng lì lợm nhất của những cái loa tâm lý chiến : Đài phát thanh Sài Gòn và đài VOA (57) .

Bên cạnh cái nghề chính là làm báo, Côn còn là cây bút sáng tác truyện, kịch, viết sách lý luận về kinh tế văn nghệ, chính trị, về dự tri khoa học, về tiến hóa luận, đạo đức học, sách giáo khoa cho học sinh trung học và cả sách dạy "học làm người" v.v...

Viết nhiều, hay nói đúng hơn viết quá tạp nham và bừa bãi, để đáp ứng "nhu cầu kiếm sống" và thỏa mãn sự thúc bách của "nàng tiên nâu", cho nên trùng lặp cũng lắm, sơ hở cũng nhiều. Và đương nhiên, những sai sót, những mâu thuẫn đầy dẫy trong lập luận, những kiến thức vay mượn, chấp vá lung tung, cóp nhặt từ cổ, kim, Đông, Tây... không thể nào che mắt được người đọc. Hiện tượng trên đây đã trở thành đặc điểm nổi bật của văn chương Nguyễn Mạnh Côn. Vài ví dụ : Tập Lạc đường vào lịch sử chỉ là sự lặp lại đến tám chín mươi phần trăm những vấn đề, những sự kiện đã được tác giả đề cập đến trong Đem tâm tình viết lịch sử. Hồi ký Mộng tan tành, ngoài những chương, đoạn tự đề cao mình, còn thì toàn là những dòng kể lể, thanh minh, lặp lại những thành tích cũ mà tác giả đã từng nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bài viết cách đây 20 năm. Dù tác giả đã hết lời tô vẽ, cố tình ly kỳ hóa những việc đã làm, khoác cho nó bộ áo yêu nước, nhưng nghiêm chỉnh mà xét, thì đó chỉ là những tội lỗi trong chuỗi dài những hoạt động liên tục chống lại sự nghiệp độc lập tự do của dân tộc.

Trong những năm về chiều của chế độ bán nước Sài Gòn, người ta thấy ở Nguyễn Mạnh Côn có sự thay đổi trong cách viết cũng như thể tài. Cây bút ngày nào tự xưng là một "chiến tướng chống cộng" trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, một "con người chống cộng không biết mệt mỏi" với những đề tài thường mang tính chất "tuyên chiến trực tiếp" với đối phương, như : Việt Minh đi dâu ?, Chốmg Mác-xít v.v... thì bây giờ, mặc dù đã ngoại ngũ tuần, con người ấy lại ví mình như "chàng thanh niên đi tìm lý tưởng say mê như tìm người yêu quàng khăn màu hoa đào" (58) , lại hăng hái bàn về cách mạng tính dục, hoặc viết về khoa học giả tưởng. Tác giả chủ trương "hãy giải phóng phụ nữ ra khỏi những giấu giếm, ẩn ức về sinh lý" và "hãy để cho thân xác tự lựa chọn", "công khai hóa hoàn toàn và toàn bộ vấn đề giao hợp" v.v... (59) .

Nguyễn Mạnh Côn tự khoác cho mình chiếc áo "lý thuyết gia" ngày đêm miệt mài, say mê nghiên cứu thời cuộc chính trị, triết học Đông Tây, lúc nào cũng phóng những mũi tên tìm kiếm" (60) để thăm dò tìm hiểu đời sống, nhằm rút ra - theo cách nói của y - "một chút ánh sáng, một chút bóng tối" nhằm phân tích, giải quyết những vấn đề trọng đại của dân tộc và đất nước, thậm chí cả những vấn đề tầm cỡ nhân loại, tầm cỡ thế giới.

Trong các tạp chí như Văn, Văn học, Văn hữu, Chính văn, nhật báo Sống... người ta thấy Nguyễn Mạnh Côn đề cập đến rất nhiều thứ, từ văn học, nghệ thuật đến chính trị, kinh tế, từ chiến tranh đến hòa bình, từ khoa học tự nhiên đến khoa học nhân văn, từ luyến ái quan đến cách mạng tình dục, từ triết lý Phật, Lão đến số tử vi, càn khôn vũ trụ v.v... Và tất nhiên cái mũi dùi chĩa vào chủ nghĩa cộng sản vẫn luôn luôn được mài sắt, dù rằng y vẫn tuyên bố "coi duy vật biện chứng là một sự giải thích hạ đẳng" (61). Song song với các chủ đề trên tác giả quảng cáo khá nhiều về cái gọi là "thuyết tân trung dung". Chủ thuyết này - theo tác giả giải thích - là một "chủ thuyết ở giữa các dòng tư tưởng, tín ngưỡng và nếp sống Đông, Tây, kim, cổ (62), được tập trung đầy đủ nhất ở hai quyển sách viết ở gia đoạn sau này là Mối tình màu hoa đàoHòa bình, nghĩ, làm gì? Đặc biệt là quyển Hòa bình, nghĩ, làm gì?

Đây là một sản phẩm được đẻ ra trong hoàn cảnh mà tâm lý thất bại, tâm lý lo sợ "ông bạn đồng minh" bỏ rơi của đám tay sai của chế độ Sài Gòn đang bao trùm bầu không khí chính trị ở nơi "Nhà hát Tây" và "Phủ đầu rồng" lúc bấy giờ (63). Đánh hơi thấy được điều đó, Nguyễn Mạnh Côn muốn tranh thủ một lúc làm một công đôi việc : vừa ném một chiếc "phao bơi" để trấn an đám chính khách xôi thịt đang xao xuyến hoang mang trước cơm chìm xuống như không thể tránh khỏi, vừa để tâng công với tên bán nước đầu sỏ Nguyễn Văn Thiệu, quảng cáo cho thuyết "tân trung dung" của y (64).

Trong phần Khai từ của tập sách, trên 500 trang khổ lớn, "quân sư quạt mo" Nguyễn Mạnh Côn lớn tiếng báo động : khi hòa bình tới... súng đạn không còn là tiếng nói nữa, ít ra là tiếng nói công khai, trong tay quân đội hai bên, cuộc đấu tranh chính trị sẽ bắt đầu với nhiều lo ngại về phía những người quốc gia, dân chủ (...). Sự sợ hãi dễ làm người ta tuyệt vọng đến độ ở yên như tự trói tay chờ đợi đối phương đến, quyết định về số phận mình, như một con chim nhỏ đã bị con rắn thôi miên bắt buộc phải tự nộp mình cho nó. Sự sợ hãi này thật không xứng đáng với chúng ta là những con người tự do. (65)

Xuất phát từ một nhận định như vậy, tác giả muốn đưa ra một loạt biện pháp và kế hoạch nhằm cái mà y gọi là phá tan cái huyền thoại về sự tài giỏi của những người cộng sản, về sự kiện không thể nào thua trận của họ, và về tinh thần thủy chung tín nghĩa của dân chúng, đảng viên cán bộ, đối với cấp lãnh đạo của họ. (66)

Trong nhiều chương đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau như Nghĩ về cộng sản, Nghĩ về tương lai, Cái khó của người Mỹ, Về công bằng xã hội, tự do cạnh tranh, Về văn hóa giáo dục v.v... Nguyễn Mạnh Côn đã cố gắng lên giọng thầy đời để trấn an tinh thần người khác, nhằm bác bỏ tâm lý chủ bại đang lan tràn trong đám tay sai. Nhưng đằng sau những lời lẽ hùng hồn, những lập luận quanh co và rối rắm, tác giả quyển sách cũng bộc lộ tâm trang dao động, chán chường của người biết rõ mình là kẻ không nắm được chân lý và chính nghĩa trong tay.

Nguyễn Mạnh Côn viết một cách xót xa : Chúng ta có nhiều hiểu biết về những thất bại thê thảm của những lực lượng quốc gia dận chủ chống cộng sản (...) Từ hơn hai mươi năm nay, tôi tham dự vào công cuộc chống cộng ở nước ta và theo dõi công cuộc chống cộng ở nhiều nơi khác, tôi đã thấy nhiều lần cộng sản thắng quốc gia, nhưng cũng nhiều lần cộng sản thua dân chúng. (67)

Đến đây anh chàng "quân sư quạt mo" lý luận một cách ngụy biện rằng "dân chúng thì luôn luôn thèm khát đổi mới, tiến bộ", còn "cộng sản thì già nua, hoặc đang già nua đối với dân chúng" cho nên "cộng sản nhất định thua". Và y kêu gọi mọi người hãy yên tâm chờ đợi cái "kết cục tất yếu" đó (!)

Không biết "chiếc phao làm bằng chất xốp tổng hợp" của thuyết "tân trung dung" cộng với những mảng vụn kiến thức cóp nhặt đây đó từ "thuyết hội tụ" đến "chủ nghĩa tư bản nhân dân" của một số nhà lý luận tư sản phương Tây đã giúp gì cho việc ổn định tinh thần của đám tay sai trước cơn chìm xuống, hay đã "giải tỏa được những bế tắc mà họ đã gặp và đem đến cho họ những lý tưởng mới, hợp Lý" (68) đến mức nào, nhưng có một điều rất rõ là "nhà lập thuyết" Nguyễn Mạnh Côn đã vớ được một món tiền khá bở của nhà xuất bản Đồng Nai : Một triệu bốn mươi ngàn đồng tiền bản quyền tác giả (69). Và phải chăng đây mới là mục đích chính yếu của tác giả, nếu ta nhớ lại những lời tuyên bố của Nguyễn Mạnh Côn về động cơ cầm bút của mình trước đây.

Nhưng nếu nội dung quyển Hòa bình, nghĩ gì làm gì ? phản ánh thuyết "tân trung dung" của Nguyễn Mạnh Côn trên bình diện chính trị, thì quyển Tình cao thượng (70) lại phản ánh những quan điểm đồi trụy của thuyết này trong tình yêu. Nói đúng ra đây là một quyển tiểu thuyết đồi trụy pha màu phân tâm học. Nhân vật chính trong truyện là một nữ sinh tên Ngọc, đẹp, nhiều người mê, trong đó có sinh viên, sĩ quan và những tay kinh doanh giàu có. Ngọc yêu một thanh niên con nhà giàu, đẹp trai, tên là Cường, nhưng sau đó lại lấy Vĩnh Quang, một nhà kinh doanh. Trong một chuyến đi chơi xa bằng ô tô, Ngọc bị hai tên thổ phỉ là Tư Giỏn và Năm heo chặn đường, bắt cóc đưa vào rừng hãm hiếp. Ngọc đã sống với hai tên thổ phỉ một thời gian, sau đó được thả về. Trong chuyện "rủi ro" này, Ngọc đã khám phá ra rằng chính trong sự chung đụng với Tư Giỏn, nàng đã tìm được khoái lạc thật sự mà trước đây trong quan hệ vợ chồng, Ngọc không tìm thấy được. Vì đã khám phá ra cái "năng lực đàn ông dồi dào, trọn bề thoải mái" ở Tư Giỏn, nên Ngọc đã đứng ra bênh vực cho hai tên thổ phỉ Năm heo và Tư Giỏn được trắng án trước tòa, khi hai tên này bị bắt và bị truy tố về tội chặn đường, hãm hiếp phụ nữ (?)

Thông qua câu chuyện trên, Nguyễn Mạnh Côn chủ trương : "Hãy để cho thân xác tự lựa chọn, tha hồ hưởng thụ như những thiếu nữ thuộc các sắc tộc dân cao nguyên miền Tây Bắc Bắc Việt". Tác giả còn khuyên "các bậc cha mẹ nên tiếp tay cho con cái trong việc lựa chọn bạn đời. Ví dụ như trường hợp "cô con gái có mang thai thì cha mẹ có bổn phận nuôi dạy đứa bé" (71).

Nhân danh một thứ "cách mạng tính dục", Côn đề xướng : " Trai gái tự do giao hợp... trước khi toại thành hôn phối", Nguyễn Mạnh Côn cho đó là "một bảo đảm hạnh phúc lứa đôi", "Tự do giao hợp để chọn lựa một người đàn ông đúng với cấp độ rung cảm của mình" là một vấn đề cần được khuyến khích.

Ôi! Cái luận điểm này được tung ra giữa lúc phong trào yêu cuồng, sống vội và những sách báo đồi trụy khiêu dâm đang tràn ngập thị trường chữ nghĩa ở các đô thị miền Nam, thì bọn cầm quyền vui lòng biết mấy ! Mỉa mai thay, tác giả còn gọi đó là môt "cách thế trở về ngọn nguồn của dân tộc" (72).

Nguyễn Mạnh Côn nấp dưới chiêu bài của cái gọi là "thuyết tân trung dung" cổ vũ cho nếp sống sa đọa và đồi trụy, kéo con người lùi xuống hàng súc vật. "Tự do giao hợp để lựa chọn lứa đôi, hợp thì lấy, không hợp thì thôi" theo cái kiểu "con cái đi tìm con đực" mà Nguyễn Mạnh Côn là người đề xuất thực chất là "tự do" của loài cầm thú, đó là một cách tự hủy hoại cái phần nhân tính của con người - một đặc trưng để phân biệt giữa người và thú.

Trong Tình cao thượng quan hệ vợ chồng, cũng như tình yêu bị giản lược đến mức chỉ còn là quan hệ xác thịt, quan hệ sinh lý đơn thuần. Những yếu tố tinh thần, yếu tố tình cảm ở đây hoàn toàn bị loại bỏ. Nấp dưới màu sắc phân tâm học "thuyết tân trung dung" trong tình yêu của Nguyễn Mạnh Côn chống lại truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc. Chống lại độc lập tự do của đất nước chưa đủ cây bút Nguyễn Mạnh Côn còn mưu toan chống lại con người.

Đưa ra thứ luyến ái quan "tân trung dung", gã cò mồi văn nghệ lại tự khoác cho mình cái sứ mệnh "mở đường cho thế hệ đi sau". Thật là một sự khôi hài hết chỗ nói. Thế nhưng con người đó lại đã từng bù lu bù loa đòi "xét lại" văn nghệ ở phía cộng sản và vu cáo một cách trắng trợn. Côn viết : "Bản chất người cộng sản là chống lại con người,, cho nên phía cộng sản không có nghệ thuật... nghệ thuật làm sao có thể là một danh vị hữu hình trong thế giới Bôn-sê-vích được" (73).

Cái lý thuyết tạp nham, "ở giữa các dòng tư tưởng, tín ngưỡng và nếp sống Đông Tây, kim, cổ" này còn được Côn vận dụng vào trong các bài biên khảo về kinh tế, văn hóa, giáo dục, v.v... (74) đương nhiên ý nghĩa giá trị của nó không hơn cái trò ảo thuật của những anh chàng bán thuốc Sơn đông ở các bến tàu, sân ga thường thấy trong xã hội cũ.

Và cũng cần nói thêm rằng, ngoài những thủ đoạn đề cao mình để lừa người khác cũng cần phải kể đến những kẻ cùng cánh với Nguyễn Mạnh Côn đã phóng đại tài năng của y một cách vô tội vạ, nâng y lên thành "nhà" này, "nhà" nọ, thậm chí còn gọi y là "lương tâm của các nhà văn lớn" (75). Điều ấy cũng giống như Nguyễn Mạnh Côn đã lợi dụng các cơ quan ngôn luận do y nắm trong tay để "bốc thơm" những người cầm bút thuộc hàng bợm bãi mà dư luận ở Sài Gòn trước đây đã từng lên án thành "những kẻ tài trí, thông minh nhất nước" như Chu Tử, Mai Thảo, Hồ Hữu Tường, Duyên Anh, Phan Nhật Nam v.v...

*


**


 Chủ nghĩa thực dân mới đẻ ra những tên thủ tướng mang cốt cách cao bồi như Nguyễn Cao Kỳ và những tên ác ôn xăm trên ngực bên này hình người đàn bà trần truồng, bên kia hai chữ "sát cộng" thì cũng đẻ ra những loại người cầm bút khá kỳ quặc. Một loại để khống chế, đàn áp những ai chống lại chúng bằng bạo lực của sắt thép, một loại để chuyên sản xuất ra những loại thuốc mê tác động tinh thần ở nồng độ cao nhằm đánh vào cân não của quần chúng bằng nhiều ngõ ngách khác nhau. Phương thức tuy có khác nhưng mục đích chỉ có một. Đó là chống lại sự nghiệp cách mạng, chống lại nhân dân, hay nói theo kiểu của chúng nó : "chống cộng". Tinh thần ấy được phản ánh khá đầy đủ trong câu nói của Nguyễn Mạnh Côn : "Nếu chúng ta ngừng một phút không lo việc chống và đánh cộng sản, thì tất cả sự nghiệp của chúng ta sẽ đổ vỡ không thể nào cứu vãn được".

Tất nhiên, Nguyễn Mạnh Côn không bằng lòng dừng lại ở cái "sứ mệnh" chống cộng bằng ngòi bút, để làm một thứ nghệ sĩ của cách mạng không phải nghỉ chân, nhảy từ cái đẹp nọ sang cái đẹp kia, từ lẽ phải này sang lẽ phải khác... (76) như y nói, mà y còn đi xa hơn nhiều. Người đọc chắc hẳn còn nhớ sau sơn bàng hoàng về sự kiện tổng tấn công của quân dân miền Nam đầu xuân 1968, Nguyễn Mạnh Côn đã viết : Tôi chờ đợi trong bốn năm nữa xem có ai có đường lối nào khác, hoặc có chịu đem ra thực hiện các đề nghị lý thuyết của tôi hay không, và trong trường hợp không có ai, thì tôi sẽ dùng bốn năm nữa để làm cho con người tôi trở lại trong sạch, rồi sau đó, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, ứng cử quốc trưởng, tôi sẽ đứng ra thể hiện những suy tư của chính tôi (...) Tôi sẽ làm thật những điều tôi trình bày, nếu cuộc tranh chấp Nam, Bắc còn kéo dài đến bấy giờ... Tôi sẽ chờ đợi thêm đủ 30 năm. Nếu đến bấy giờ, vị lãnh tụ mà toàn dân trông ngóng vẫn không xuất hiện, tôi sẽ bắt buộc tự nhận mình là vị lãnh tụ ấy (77) .

Rõ ràng là "con ễnh ương" Nguyễn Mạnh Côn muốn làm con bò. Đương nhiên là một thứ "bò nô lệ tự nguyện". Hơn nữa, bọn cáo già thực dân mới với đầu óc thực dụng cố hữa có thừa đủ không ngoan để phân biệt những kẻ ba hoa một tấc đến trời, chuyên nói phét quanh chiếc bàn đèn với những tên tay sai được việc cho chúng. Cho nên, mấy lần "bốn năm" đã trôi qua sau đó, mặc dù sân khấu chính trị Sài Gòn vô cùng rối ren, đế quốc Mỹ khủng hoảng tay sai trầm trọng, nhưng Nguyễn Mạnh Côn vẫm không phải là "con ngựa" được chủ chiếu cố. Năm tháng trôi qua, bao nhiêu nước chảy qua cầu, cục diện của đất nước đã không diễn ra theo ý đồ của kẻ thù, và lại càng không xảy ra theo điều Côn mong muốn. Lịch sử, bằng đôi hài vạn dặm của nó, đã kết thúc một cách nhanh và đẹp theo ý chí của những người nắm được quy luật và chân lý trong tay. Và trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 xe tăng của quân đội từng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu đã húc đổ nhào cánh cổng của "dinh độc lập", kết thúc cuộc trường chinh của dân tộc chống hai tên đế quốc cũ và mới kéo dài hơn 30 năm. Ngọn cờ chính nghĩa, ngọn cờ độc lập, tự do đã phất phới bay trên sào huyệt cuối cùng của bè lũ bán nước. Cơ đồ của những kẻ chống lại sự nghiệp giải phóng của dân tộc tan tành, thê thảm.

Và Nguyễn Mạnh Côn cũng như những kẻ có tội với nhân dân trong trại cải tạo của cách mạng mới có điều kiện để "làm cho con người mình trở lại trong sạch" được - tất nhiên để trở thành công dân một nước độc lập chứ không phải để làm "một tổng thống" bù nhìn như Nguyễn Mạnh Côn hằng mơ ước.

Thạch Phương

(Những Tên Biệt Kích Của Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa - Tư Tưởng - NXB Văn Hóa - tr.43 -> tr. 76)




(*) Các bút hiệu khác : Nguyễn Kiên Trung, Nguyên, Kỳ Hoa Tử, Đằng Vân Hầu...

(1) Tạp chí Bách Khoa số 127, 1-2-1962.

(2) Tạp chí Bách Khoa số 127, 1-2-1962.

(3) Tạp chí Bách Khoa, tháng 2-1962.

(4) Tạp chí Văn Học, số 23, 3-1964.

(5) Tạp chí Chỉ Đạo số 8, 1-4-1967 mục "xới đất vườn nhà".

(6) Trong bài "Nhân đọc lại cuốn Guồng máy..." của J.P. Sartre, Côn viết: "Tôi muốn là nhà văn (écrivain) nhưng vì hoàn cảnh đã phải làm một người dùng văn (écrivant) chống cộng". Xem tạp chí Văn số 17, 1-9-1964.

(7) Tức "Kumiya Butai" tên riêng của phái bộ quân sự Nhật đặt tại Hà Nội từ 1941 - 1945.

(8) (9) Xem hồi ký của N.M.C Tiêu bạc giả, tạp chí Bách khoa số 141, 15-11-1952.

(10) Phải trái về đâu, tạp chí Văn học S.G, số 6, 4-1963.

(11) Tin sách số tháng 1-1962.

(12) (13) In tại Sài Gòn 1956, không đề Nhà xuất bản

(14) Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1957.

(15) Nhà xuất bản Giao Điểm, Sài Gòn, 1964.

(16) Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1961.

(17) Nhà xuất bản Giao Điểm, Sài Gòn, 1965.

(18) Phải trái về đâu ? tạp chí Văn học, số 6, 4-1963

(19) Quyển sách được trao giải nhất của "Văn hóa vụ" thuộc bộ Thông tin ngụy quyền Sài Gòn, 1957.

(20), (21) Mê hồn trận, tạp chí Văn học, Sài Gòn. Số 8, 6-1963

(22) , (23) Ôn cố tri tân, tạp chí Văn học. Sài Gòn, tháng 3-1963.

(24) Mê hồn trận, tháng 6-1963.

(25) Mê hồn trận, tháng 6-1963.

(26) Kết toán niên đề, tạp chí Chỉ Đạo, Xuân Kỷ hợi (1961).

(27) Một mùa xuân đầy máu, tạp chí Văn số 100, 1-3-1968.

(28) Tiếng cười của lửa, tạp chí Văn, số 103, 1-4-1968

(29) Tin sách số 52, Sài Gòn, 3-1965

(30) Một mùa xuân đầy máu, tạp chí Văn, Sđd

(31) NXB. Nam Cường. Sài Gòn. 1972.

(32) Kể về tình cảnh của mình sau khi bị đuổi ra khỏi quân đội của Nhật hoàng và bị tịch thu toản bộ tài sản, tác giả viết : "Thế là qua ba năm cượi một con voi quá khó, tôi chỉ trong một ngày tụt xuống, bám vào đuôii một con chó đói rách" (xem hồi ký Mê hồn trận. Văn học số 8.6.63).

(33) Một mùa xuân đầy máu, tạp chí Văn số 100, 1-3-1968.

(34) Tiếng cười của lửa, tạp chí Văn số 103, 1-4-1968.

(35) Tập truyện Kỳ Hoa Tử, NXB. Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1961

(36) (37) Xem Tập truyện Kỳ Hoa Tử, NXB. Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1961

(38) (39) (40) Xem Tập truyện Kỳ Hoa Tử, NXB. Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1961

(41) Đem tâm tình viết lịch sử , tr. 188.

(42) Mối tình màu hoa đào. NXB Giao Điểm, Sài Gòn, 1960.

(43) Tạp chí Văn, số 102, 15-3-1968

(44) Hòa bình nghĩ gì, làm gì ? tr.419

(45) Thư gửi Êp-tu-sên-cô và Xtên-bếch, tạp chí Văn số 72, 15-1-1966

(46) Hòa bình nghĩ gì, làm gì ? tr.420

(47) Ăn Tết nói chuyện cũ, tạp chí Văn học số I - 1963 tr. 185.

(48) Ôn cố tri tân, tạp chí Văn học 3 - 1963

(49) Mộng tan tành, NXB Nam Cường Sài Gòn, 1972, tr. 111.

(50) (51) (52) (53) Phải trái về đâu ? tạp chí Văn học số 4-1963, tr. 101 - 102.

(54) Hòa bình, nghĩ gì, làm gì ?NXB Đồng Nai, Sài Gòn, 1969.

(55) Nguyệt san Chỉ đạo là "cơ quan ngôn luận của ủy ban chỉ đạo chiến dịch tố cộng" của Bộ quốc phòng ngụy trong những năm 58-61 do tên trung tá Nguyễn Văn Châu làm chủ nhiệm.

(56) Tập san Chính văn xuất bản trong nhữn năm 1972 - 73

(57) VOA (Voice of America) tức Đài tiếng nói Hoa Kỳ.

(58) Mối tình màu hoa đào, tr. 13

(59) Tình cao thượng, nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn. 1968.

(60) Mối tình màu hoa đào, tr. 13

(61) Tập san Chỉ đạo, số 10 và 11, 1957.

(62) Hòa bình, nghĩ gì, làm gì ?tr. 21

(63) Danh từ báo chí ở Sài Gòn thường dùng để chỉ một cách châm biếm hai cơ quan hành pháp và lập pháp của chế độ Sài Gòn.

(64) Theo báo chí Sài Gòn, quyển sách đã được Côn đóng bìa da, dâng lên Thiệu.

(65) (66) (67) Hòa bình, nghĩ gì, làm gì ?tr. 24, 25, 35.

(68) (69) Theo Bùi Vị Xuyên, bài Lại nói chuyện với tác giả Hòa bình, nghĩ gì, làm gì? tạp chí Văn số 143, 1-12-1969.

(70) NXB Nguyễn Đình Vượng , Sài Gòn, 1968.

(71) Tình cao thượng, tr. 110.

(72) Tình cao thượng, tr. 112.

(73) Có hay không có một nền văn nghệ Việt cộng, tập san Chỉ đạo số 10 và 11, 10-1957.

(74) Xin xem Hòa bình, nghĩ gì, làm gì ? các trang 420,427,490, 494, 495, 502.

(75) Duyên Anh mục Chân trời văn học, tạp chí Văn học số 58, Sài Gòn, 1966, tr.98.

(76) Phải trái về đâu, tạp chí Văn học Sài Gòn, số 6, 4-1963

(77) Tiếng cười của lửa, tạp chí Văn, số 103, 1-4-1968
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn