Cũng trong chiều hướng đó Giáo Sư Alexander Vuving thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương nhận định rằng: Quyền lực chính trị và lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam bị chi phối bởi 3 thành phần: Thứ nhứt là nhóm bảo thủ, gồm những người nhìn thế giới tự do như một đối thủ nguy hiểm, số người đó là Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Lê Đức Anh, Nguyễn Phú Trọng. Thứ hai là nhóm cải cách, họ vẫn muốn giữ vai trò lãnh đạo của đảng nhưng muốn đảng xem quyền lợi của dân tộc là quyền lợi của đảng, trong số đó có Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Linh là những người đại diện. Thứ ba là nhóm trục lợi, nhóm người cơ hội chủ nghĩa, không chú trọng đến lý tưởng và ý thức hệ, các ông Trần Đức Lương và Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho nhóm nầy.
Dư luận cho rằng những người có tham vọng tranh chức tổng bí thư vẫn còn hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng mặc dù tuổi đã quá 65 nhưng hy vọng đại hội đảng sẽ miễn chế hay thay đổi thể lệ. Ngoài ra nhũng tên tuổi quen thuộc như Lê Hồng Anh, chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị; Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội; Trương Tấn Sang, chủ tịch nước; Phạm Quang Nghị, bí thư thành ủy Hà Nội, ủy viên Bộ Chính Trị, người thân tín của TBT Nguyễn Phú Trọng; Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng, thân Trung Quốc, gần đây gặp nhiều “bí ẩn” làm dư luận xôn xao một thời.
Theo Giáo Sư Carl Thayer thì Nguyễn Tấn Dũng có đủ kinh nghiệm kinh tế và quốc tế cho vị trí tổng bí thư. Ngoài ra ông Dũng cũng ít để cho ý thức hệ ràng buộc ông đối phó với Trung Quốc. Carl Thayer cho rằng ông Dũng nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các ủy viên Trung Ương Đảng trong bối cảnh Bộ Chính Trị đang bị chia rẽ sâu sắc, không chỉ vì sự ganh đua cá nhân mà còn về cách tiếp cận với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hẳn người ta còn nhớ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị đề nghị kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng nhưng Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 6 tháng 10, 2012 đã bác bỏ.
Ông Dũng đã từng lên tiếng bảo vệ chủ quyền và dọa sẽ có hành động pháp lý quốc tế đối với Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD 981 vào lãnh hải của VN. Lời tuyên bố nổi tiếng khiến ông được nhiều cảm tình là “Việt Nam sẽ không đánh đổi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước để lấy tình hữu nghị viển vông.”
Chuyên gia Phan Công Chánh đánh dấu hỏi: “Ai có triển vọng lên nắm chức tổng bí thư” và ông tự trả lời là Nguyễn Tấn Dũng, ngoại trừ có sự xáo trộn lớn. Ông Chánh còn đưa ra 6 lý do để ủng hộ sự tiên đoán của ông.
Có người cho rằng Nguyễn Tấn Dũng có được sự ủng hộ của đa số đảng viên là vì ông biết cách chia tiền, chia nguồn thu lợi cho các đồng chí. Và ông có đủ gian ác khi cần phải thanh toán đối thủ. Con người ông Dũng pha trộn hai tính chất đặc trưng là Chánh và Tà. Nhờ biết chia chác quyền lợi vật chất và ban phát chức quyền mà sau hai kỳ đại hội trong năm 2015 người ta thấy ông Dũng nắm thêm nhiều quyền lực trong đảng. Và cũng nhờ đó mà con đường tiến thân của ông rộng hơn nhiều đối thủ khác.
Giáo Sư Jonathan London của trường Đại Học Hồng Kông cho rằng sau chuyến đi Hoa Kỳ và Nhật Bản của Nguyễn Phú Trọng hình như toàn bộ ban lãnh đạo chính trị Việt Nam hậu thuẫn cho việc tiến gần Mỹ và đồng minh với mục đích kềm hãm Trung Quốc.
Hồi tháng 8, 2015, Tiến Sĩ Lê Hồng Hiệp nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế, ông đang là khách mời của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore viết rằng: “Nếu Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm tổng bí thư thì mối quan hệ Mỹ-Việt có thể trải qua một bước tiến mới.”
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc quan ngại rằng: “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đại diện phe thân Mỹ sẽ mạnh mẽ thay đổi chiến lược quốc gia và sách lược ngoại giao để hợp tác với Mỹ nhiều hơn.” Tờ báo còn tố cáo âm mưu của Mỹ nhằm biến Hà Nội thành một “con chốt” để kềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc. Hoàn Cầu thời báo cho rằng năm 2015 là một năm sống còn” cho cuộc chơi ba bên giữa Mỹ-Trung-Việt và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một tình thế rất căn thẳng. Vì vậy Bắc Kinh đang ráo riết ngăn chận bước tiến của một tổng bí thư có con rể, và con gái mang quốc tịch Mỹ.
Thiết nghĩ nội bộ đảng chia rẽ vì bất đồng chính kiến trong sự quan hệ Việt-Trung là thứ yếu. điều quan trọng thật sự là các phe nhóm đang tranh giành nhau quyền lực để cai trị và hưởng thụ. Đành rằng tất cả đảng viên, kể cả thường dân, đều nhận thấy và xót xa vì bị Trung Quốc lấn đất, cướp đảo, xâm nhập xã hội, áp đảo kinh tế. Nhưng thực tế các phe phái nói trên đã từng dựa vào thế lực của Bắc Kinh để bảo vệ quyền lực độc tôn, duy trì địa vị của chính họ. Như Nguyễn Phú Trọng cho đến bây giờ vẫn còn tuyên bố: “Tiếp tục duy trì mối quan hệ để cùng tồn tại và không làm lớn chuyện các khác biệt, gây đổ vỡ quan hệ láng giềng hựu nghị”! Còn Nguyễn Tấn Dũng thì khi sang Tàu hiến dâng Cao Nguyên cho Trung Quốc khai thác Bauxite mà ngay cả Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, một công thần lừng danh khả kính và các chuyên gia kinh tế lỗi lạc cản ngăn, phản kháng, cũng không được. Ký giả David Filling của báo Financial Times gọi đó là “Triều Cống” Trung Quốc (“pay tribute”). Báo nước ngoài cho rằng ông Dũng nhận hối lộ của Trung Quốc $250 triệu. Có hay không chỉ một mình ông Dũng và người đưa tiền biết.
Trong bối cảnh xâu xé giành quyền lãnh đạo, nhìn hiện tình đất nước thấy Tàu Cộng lấn lướt ngày càng mạnh. Thấy giới cầm quyền yếu hèn với giặc. Thấy lòng dân căm phản vì bị cấm đoán biểu lộ tinh thần chống Bắc xâm. Hiện tại vấn đề quan trọng bậc nhứt là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đảng viên cộng sản nào vì lòng yêu nước thương dân, từ bỏ chủ nghĩa xã hội lỗi thời, bất chấp tình hữu nghị gian dối, hô hào toàn dân đoàn kết chống ngoại xâm, người đảng viên đó sẽ là anh hùng của dân tộc.
Đứng trước một cường quốc dùng sức mạnh để lấn áp láng giềng thì chỉ còn phương cách duy nhứt là mượn sức mạnh của một cường quốc khác để răn đe kềm hãm kẻ chủ trương bành trướng. Đứng trước một Trung Quốc xâm lăng lấn đất cướp đảo thì chỉ còn dựa vào Mỹ và đồng minh cảnh báo Bắc Kinh phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Nhưng việc đầu tiên cần phải làm là tạo điều kiện cho một phong trào đoàn kết toàn dân, trong ngoài chống giặc.
Một Tổng Bí Thư Nguyễn Tấn Dũng, dù là kẻ tham ô, dù là người gian ác, nếu ông hồi tâm chống giặc bảo vệ được quyền lợi quốc gia thì toàn dân sẽ ủng hộ. Nếu Nguyễn Tấn Dũng hay một tổng bí thư nào khác tiếp tục cam tâm làm nô lệ cho Tàu, đống vai trò “Thái Thú” để cầm quyền trục lợi thì sớm hay muộn toàn dân cũng phải nổi dậy tiêu diệt đảng và cá nhân đó. Lịch sử nhân loại đã chứng minh không một chế độ nào tồn tại khi mất hết lòng dân, không một sự đô hộ nào kéo đài vĩnh diễn, bởi lẽ dân tộc nào cũng có những anh hùng đánh đuổi quân xâm lăng.
Võ Long Triều
Gửi ý kiến của bạn