BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72814)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31056)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phi vụ "Rọi Ếch"

07 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 3240)
Phi vụ "Rọi Ếch"
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Vào thập niên 60 – 70 sau khi đảo chánh nền đệ I chính thể VNCH, Hà Nội xua quân vào miền Nam, thành lập mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, con đẻ của Hà Nội. Chúng tung những toán đặc công VC xâm nhập, phá hoại các căn cứ quân sự, các kho vũ khí của QLVNCH, kéo pháo về pháo kích các quận, các tỉnh và các phi trường của KQ/VNCH để phá hoại các phi cơ.

Vùng IV chiến thuật, các phi trường Cần Thơ, Bình Thủy, Trà Nóc thuộc SĐ4KQ cũng bị ít nhiều cuộc pháo kích và đặc công tấn công, xâm nhập phi trường.

Khi đại tá Nguyễn Huy Ánh lên làm chỉ huy trưởng SĐ4KQ, ông đã chỉ thị cho các phi đoàn trực thăng thực hiện các phi vụ bay thám sát chung quanh phi trường, ban ngày cũng như ban đêm, để chặn đứng các âm mưu của cộng quân xâm nhập và pháo kích vào phi trường.

Các phi vụ bay thám thính vòng đai gọi tắt là VR, thường xuyên được thực hiện, ngày cũng như đêm. Ban ngày thỉnh thoảng có những phi vụ trực thăng đột xuất, bốc các toán địa phương quân, đóng ở các đồn vòng đai phi trường, hoặc lính phòng thủ của KQ, đổ xuống các làng mạc, vườn cây, kênh rạch chung quanh phi trường, lục soát những nơi nghi ngờ có VC đang ẩn núp, chuẩn bị đưa quân, kéo pháo về tấn kích phi trường.

Vì thế SĐ4KQ mới có thêm phi vụ VR rọi đèn thám thính lúc ban đêm. Dân phi hành các phi đoàn trực thăng, thường gọi tiếng lóng là phi vụ “Rọi Ếch”, với mục đích:


1. Thám sát vòng đai chung quanh phi trường

2. Huấn luyện hoa tiêu chánh, ra Trưởng Phi Cơ, bay đêm

Thường thì những phi vụ “Rọi Ếch” được cất cánh vào khoảng, từ lúc 9 giờ 00 tối, bay vòng vòng cho tới khoảng 5 – 6 giờ 00 sáng mới kết thúc phi vụ.
Lý do: VC thường hay lợi dụng lúc đêm khuya, chiến sĩ ta đang mệt mỏi, buồn ngủ, lúc đó là giờ hoàng đạo để chúng hoạt động, lén lút xâm nhập phi trường.

Âm mưu của VC, thường lộ diện lúc đêm khuya, kéo pháo, ra quân, hoặc cho đặc công xâm nhập vào phi trường.

Phi vụ bay thám thính “Rọi Ếch” ban đêm, rọi đèn lục soát các lùm cây, bụi rậm, rừng rú, thôn làng để tìm kiếm các mục tiêu khả nghi có VC ẩn núp, chung quanh gần phi trường, gần thành phố.

Mỗi ca trực phi vụ “Rọi Ếch” này, cứ khoảng vài tiếng đồng hồ, máy bay lại cất cánh lên trời, bay đi lục soát vài vòng chung quanh phi trường, bán kính khoảng 15 – 20 cây số. Cứ bay thám sát khỏang 2 - 3 tiếng đồng hồ, về đáp nghỉ xả hơi, chừng 1 hay 2 tiếng sau cất cánh trở lại.

Vì là bí mật quân sự, nên giờ giấc cất cánh của các phi vụ “Rọi ếch” hay thay đổi bất thường, tùy theo yêu cầu của Ban Quân Báo và Phòng Hành Quân Chiến Cuộc của Sư Đoàn.

Thường thường khoảng 1 hay 3 giờ sáng, phi cơ cất cánh trở lại, bay thám thính và rọi đèn đến 5 - 6 giờ sáng mới chấm dứt phi vụ.

Bay rọi đèn ban đêm như vậy, nên có nhiều cái thú: Trong thành phố, ánh đèn điện sáng rực ban đêm rất đẹp, ra ngoài thì được ngắm cảnh thôn quê, ánh đèn le lói, lấp lánh nơi vùng quê đồng ruộng, sông nước. Cảnh đồng quê rất thinh lặng về đêm, ánh đèn dầu leo lét của các ghe thuyền, neo ở các bờ bến trên sông nước, hoặc ánh đèn dầu từ những căn chòi, những căn nhà tranh nhỏ cô quạnh giữa đồng ruộng nông thôn.

Trên quốc lộ, thì thỉnh thoảng lại có những bóng đèn xe gắn máy, xe hơi cô đơn chiếu rọi trên con lộ thanh vắng, phóng với tốc độ rất nhanh, trên quốc lộ vắng te không người qua lại.

Phi vụ VR thường bay vòng đai chu vi khoảng 4 - 5 chục cây số, bao bọc chung quanh phi trường, qua các quận: Cái Răng, Phụng Hiệp, quốc lộ 1 đi Sóc Trăng, hay bay lạng qua các vùng Ô Môn, Thốt Nốt sang Long Xuyên, bay qua Bình Minh, Trà Ôn bên Vĩnh Long.

Du kích, đặc công VC thường ẩn núp ở các vùng quê hướng đông bắc của Cần Thơ, các vùng thuộc quận Bình Minh, Trà Ôn, Đại Ngải, các vùng phía Tây Nam như: Ô Môn, Cờ Đỏ, nhất là các vùng thuộc hướng nam Cần Thơ như: Phụng Hiệp, kênh Đôi, hai bên quốc lộ 1 trên đường từ Cần Thơ xuống Sóc Trăng, hay trải dài theo hướng tây nam kênh Xà No đi Chương Thiện.

Vì các vùng quê thuộc hai tỉnh Chương Thiện và Sóc Trăng là tổ VC nằm vùng, đóng đô tại đây.

Với khả năng những cỗ pháo của VC, không thể bắn xa tối đa khoảng 15 cây số, theo đường chim bay. VC chỉ có thể di chuyển cấp tốc các loại pháo tầm trung, bắn xa nhất, cỡ dưới 12 cây số.

Đa số VC xử dụng loại hỏa tiễn 122 ly để rót đạn vào phi trường. Vì loại hoả tiễn 122 ly, do Liên Xô chế tạo, nhẹ nhàng và dễ di chuyển bằng ghe thuyền trên sông. Cho nên các phi vụ “Rọi Ếch” chỉ cần thám sát khoảng cách bán kính 15 đến 20 Km, từ trung tâm thành phố Cần Thơ hoặc phi trường Trà Nóc là OK.

Nếu chẳng may mấy con Vịt Con (VC), ễnh ương đặc công mò vào vòng đai phi trường lúc ban đêm, mà lọt vào mắt nâu của Phi Hành Đoàn “Rọi Ếch” thì những con vịt con, hay ễnh ương đó coi như tới số, sẽ từ bị thương tới chết là cái chắc.

PHĐ “Rọi Ếch” mà phát hiện có đặc công xâm nhập, hai ông Phi công bật cặp đèn pha cao áp dưới bụng phi cơ, bay rượt theo vịt con, ông Cơ phi quét giàn đèn cao áp theo sát nút những tên VC đang tẩu thóat, hoặc lẩn trốn, ông Xạ thủ phi hành với cây súng Minigun 6 nòng, nhả 4,000 viên đạn / phút, nổ như tiếng bò rống, quét theo đàn vịt. Vịt Con chạy tới đâu, đạn bay theo tới đó. Bọn vịt con, ễnh ương chỉ còn có nước về chầu bác, đảng. Chứ không tài nào thoát khỏi lưỡi hái tử thần của cây Minigun 6 nòng.

Lợi thế bay ban đêm là ta thấy địch, mà địch không thấy ta. VC không thể thấy máy bay trong đêm tối, mà PHĐ vẫn thấy rõ VC, vì khi bay dò thám vào vùng hành quân lúc ban đêm, thì tất cả các đèn báo trên phi cơ đều tắt tối thui, ngoại trừ khi bật giàn đèn pha cao áp sáng lên, để rọi xuống dưới đất.

Tắt đèn trên máy bay, thì phía dưới nhìn lên trời không thấy máy bay, chỉ nghe tiếng cánh quạt chém gió.

Trực thăng cũng có thể phóng hỏa châu, để các chiến hữu ĐPQ gác vòng đai phi trường, phản công địch lúc ban đêm.

Ngoài ra, các phi vụ tản thương đêm, đều áp dụng chiến thuật, “tắt đèn khi đáp tản thương”.

Khi vào gần mục tiêu, từ trên cao, PHĐ quan sát đèn đóm làm dấu hiệu của các đồn bót hay căn cứ địa. Rồi sau đó tắt đèn, xuống thấp, bay thật nhanh ở cao độ thấp (low level), phóng thẳng vào đồn, hoặc đáp xoáy trôn ốc (high over head) ngay trên mục tiêu. Xuống gần sát tới mục tiêu, pha đèn, rọi bãi đáp, đặt tàu xuống bãi đáp cái cụp trong tích tắc, tắt đèn pha. Bốc xong thương binh, cất cánh lấy cao độ, bình phi, mở đèn báo hiệu. Bay Tản thương đêm, đáp ở các đồn bót hay vùng hot LZ, ít khi bị bắn sẻ, nhưng dễ bị VC pháo kích vào bãi đáp.

Kể từ khi SĐ4KQ có phị vụ “Rọi Ếch”, thì những âm mưu kéo pháo về pháo kích tỉnh Cần Thơ và xâm nhập phi trường của bọn đặc cộng VC, đã bị các phi vụ “Rọi Ếch” của Sư Đoàn IV/KQ chặn đứng một cách hữu hiệu. Sau này VC đổi chiến thuật, dùng nội tuyến đặt chất nổ, phá hoại các kho đạn và máy bay.

Vào khoảng giữa năm 1972, đặc công VC cho nổ kho đạn Bình Thủy. Kho đạn phát nổ vào khoảng lúc 9 giờ khuya. Thời kỳ đó phi đoàn 217 Thần Điểu, Biệt Đội Tản Thương Dust Off và 2 phi hành đoàn Chinook CH47 biệt phái từ Biên Hòa xuống Cần Thơ đang đồn trú trong phi trường Hải Quân Bình Thủy (Binh Thuy Navy Airfield).

 

Phi trường Cần Thơ - 1968


Đang đêm, những miểng bom, đạn, chất nổ, nổ long trời lở đất bay từ kho đạn sang phi trường Hải Quân. Các PHĐ được lệnh khẩn cấp, bằng mọi giá phải dời hết các phi cơ ra khỏi phi trường Hải Quân Bình Thủy, bay sang phi trường Trà Nóc lánh nạn, ngoại trừ những phi cơ bất khả dụng.

Đ/ú Qưới của Biệt Đội Tản Thương đã ra lệnh cho chúng tôi mặc áo giáp, đội Helmet chạy hết ga ra ụ đậu máy bay, quay máy zọt nhanh sang Trà Nóc, bỏ lại tất cả quân trang và tài sản lại cư xá.

Lánh nạn mấy ngày, cho đến khi kho đạn hết nổ, chúng tôi trở về lại cư xá bên phi trường Hải Quân, thì ôi thôi, Hangar và những cư xá ở gần sát hàng rào phi trường, về phía kho đạn, đều bị miểng đạn xuyên qua mái nhà, lỗ chỗ, ban đêm có thể nhìn thấy trăng sao.

Chúng tôi phải dọn đến những Barrack ít bị miểng đạn, ở đỡ thời gian ngắn, đến khi quân đội Mỹ bàn giao phi trường 31st Cần Thơ, kế lộ 20, thì PĐ217 và Biệt Đội Tản Thương SĐ4KQ là hai đơn vị đi tiên phong sang tiếp nhận phi trường 31St Cần Thơ.

Sau khi tiếp nhận phi trường 31st. Bộ Tư Lệnh KQ cho đổi tên thành CC40CT/KQ và thành lập thêm PĐ249 Chinook, PĐ trực thăng 255 Xà Vương và 2 phi đội tản thương 259H và 259I, về sau có thêm PĐ227 Hải Âu từ Sóc Trăng di chuyển về đồn trú chung trong phi trường 31St nữa.

Tại sao bay phi vụ “Rọi Ếch” lại có những kỳ thú:

I. Bay đêm được ngắm trăng sao trên trời, quan sát dưới đất những ánh đèn lấp lánh, sông nước rất ngoạn mục.

Đồng bằng sông Cửu Long: Sông nước mêng mông, đồng ruộng bao la, nhất là mùa nước dâng cao.

Cánh đồng nước mênh mông như biển. Đa số người dân thương lái ghe, thuyền có cuộc sống trên bến, sông nước. Những con thuyền thương lái qui tụ, về neo đậu tại các bến chợ của các Xã, Quận, Tỉnh. Họ có cuộc sống vô tư, thoải mái, chong đèn ăn nhậu ban đêm. Những ánh đèn của các ghe thương lái trên sông, tạo thành những con phố nổi. Nhất là chợ nổi Ngã Năm Phụng Hiệp. Còn những căn nhà tranh ở các vùng làng quê, với những đèn dầu leo lét cô đơn của các căn chòi giữa cánh đồng không mông quạnh.

Những nhà cửa dọc theo hai bên các bờ kênh rạch, ban đêm rất vắng lặng, ngoại trừ những ánh đèn dầu leo lét yếu ớt, thắp từ trong nhà tỏa ra ngoài sân.

 

Cần Thơ


II. Ngay sát bên thị trấn Cần Thơ có một đại lộ mang tên vị tướng chỉ huy QĐ4/Vùng 4 CT là cố Trung tướng Nguyễn Viết Thanh (NVT), con đường này chạy dài từ cầu bắc Cần Thơ thẳng xuống quận Cái Răng.

Đại lộ Nguyễn Viết Thanh, đoạn đường ra khỏi nội thành Cần Thơ, hai bên bờ đường tối thui không có cột đèn.

Trước năm 1975, vì lo chiến tranh, chính phủ còn nghèo, nên hai bên đại lộ trống trơn, không có cột điện, không có đèn đuốc gì cả, không có nhà cửa, chỉ toàn là cánh đồng mênh mông.

Đọan đường sát thành phố Cần Thơ, tuy không đèn, nhưng có nhiều quán cà phê mọc lên. Nào là cà phê lều, cà phê vườn, cà phê gốc cây, cà phê ghế Sa lông có dựa lưng rất cao, bàn này không thể nhìn thấy bàn kia, đèn trong quán mờ mờ, ảo ảo, thích hợp cho những cặp tình nhân vào đây uống cà phê, rồi dẫn nhau ra các vùng tối du hí, xào khô, xào ướt.

Đại lộ NVT rất tối, có thể nói là: Tối như mực vào những đêm không trăng, sao. Hồi đó 2 bên đường không có nhà cửa, nên các lùm cỏ, cây rậm, mọc lên rất nhiều, những cặp tình nhân, đào kép thường hay dẫn nhau ra đây, núp dưới các lùm cây hai bên vệ đường tình tứ, có những cặp rất bạo dạn, cối chác nhau ngay sau các bụi rậm. Do đó giới trẻ đặt tên cho đại lộ Nguyễn Viết Thanh này là “Xa Lộ Không Đèn”.

Phi Hành Đoàn trực thăng thi hành các phi vụ bay đêm như: Bay Tản Thương, bay thám thính VR “Rọi Ếch” vòng đai tỉnh và các phi trường, khi vào cận tiến (short final) để đáp phi trường 31st Cần Thơ, phi cơ thường hạ cánh xuống rất thấp và bay song song dọc theo “Xa Lộ Không Đèn” để vào đáp trên phi đạo. Vì thế PHĐ thường dùng cặp đèn pha cao áp rọi xuống xa lộ, quan sát từng cặp uyên ương đang xà nẹo bên nhau dưới các lùm cây, hay từng cặp ngồi trên yên xe gắn máy, ôm ấp nhau rất tình tứ.

Các chàng *“Cơ Phi” của máy bay “Rọi Ếch” là người chủ mưu trong thú vui mắt này, vì Cơ Phi giữ nhiệm vụ điều khiển giàn đèn cao áp 6 bóng “Rọi Ếch”. Cộng thêm cặp đèn pha nằm dưới bụng của trực thăng do Trưởng Phi Cơ control nữa.

Những bóng đèn cao áp này rọi xuống đất, PHĐ có thể quan sát tỏ tường từng cặp một, hai bên Xa Lộ, được rửa mắt lúc ban đêm, rồi bàn tán, rất khóai chí.

Chàng Cơ Phi điều khiển giàn đèn pha, anh ta được quyền xoay đèn 180 độ, rọi khắp các bụi rậm, hang cùng ngõ hẹp. Từ trên cao nhìn xuống, PHĐ có thể quan sát rõ ràng, nên không dễ gì bỏ xót các mục tiêu Ếch Ộp, là những cặp uyên ương đang tình tứ hai bên bờ xa lộ.

Ngay cả những PHĐ bay Tản Thương đêm cũng vậy, trước khi về đáp phi trường Cần Thơ, Pilots mà không pha đèn “Rọi Ếch” thì đêm đó có lẽ ngủ không ngon.

Những cặp uyên ương đang tình tứ phía dưới, bị PHĐ trực thăng chọc phá, có khi rất tức, nên đáp trả lại bằng những tiếng chửi thề là: “ĐM!!! Mấy cha nội này phá đám”.

Đôi khi, dưới xa lộ không đèn cũng có nhiều cặp uyên ương là dân Ka Qu dẫn đào ra đây tình tứ.

Tuy bay đêm, nhưng ngày hôm sau, có thể đoán được cặp KQ nào, dẫn đào xa lộ tối qua.

Sáng sáng chỉ cần vô phòng hành quân là biết ngay: Mấy anh nào dẫn đào ra Xa Lộ tối qua, thường hay chửi thề: Đ! Mẻ! Tối hôm qua thằng nào bay vậy? Hỏi tức là khai ra: Em ở bụi rậm này??

Là vùng tối tăm âm u, nên có những cặp đang mần ăn tới bến, bị phá đám, tức ơi là tức...

Với tốc độ giảm xuống, trước khi đáp, máy bay decrease airspeed xuống khoảng trên dưới 60km/h, đèn pha chỉ quét qua trong giây lát. Những cặp Ếch Nhái bên dưới, hổng ngán ánh sáng, nên vẫn cứ tiếp tục trăng mật...

Theo kinh nghiệm, thì PHĐ nào bay đêm, bay dọc theo xa lộ Nguyễn Viết Thanh, thì chẳng có ông Pilot nào dại mà bay Airspeed nhanh cả.

Bay chậm chậm với cặp đèn pha dưới bụng, dùng để rửa mắt chút chút cho đỡ ngứa….là thú vui lúc ban đêm. Có được nhìn những cặp ếch, nhái chọi nhau....thì về nhà mới ngủ ngon.


Phi vụ bay đêm & check out ra Trưởng Phi Cơ


Theo các Niên Trưởng HLV (SIP = Super Intructor Pilot) cho biết:

Dân Pilots bay trực thăng. Nếu muốn check out ra Trưởng Phi Cơ (TPC) đòi hỏi các Hoa Tiêu Chánh phải qua các khóa huấn luyện bay phi cụ và bay đêm thuần nhuyễn. (bay phi cụ là chỉ nhìn theo các đồng hồ phi kế để bay, không nhìn ra bầu trời bên ngoài. Các phi cụ hướng dẫn, trước mặt như: Altimeter, Attitude indicator, Airspeed indicator, Heading indicator, Imclometer, Magnetic compass indicator, Course Deviation Indicator, Radio Magnetic Indicator mà không nhìn ra ngoài).

Trưởng phi cơ thực tập, có thể bị HLV lấy vải che kiếng trước mặt và được huấn luyện bay theo hướng dẫn của các phương pháp sau đây:

-IFR= Instrument flight rules, bay phi cụ (chỉ nhìn đồng hồ phi kế trên bảng phi cụ để bay, mà không được nhìn ra ngoài, phương pháp này dùng để bay ban đêm và thời tiết xấu).

-VFR= Visual flight rules, bay với phi cụ và quan sát tầm nhìn: Nhìn ra ngoài bầu trời, trên không và dưới đất để định hướng.

Thường thì các phi đoàn trực thăng KQ/VNCH ít khi thực hiện các phi vụ bay đêm, nên việc huấn luyện các TPC rất tốn kém.

Riêng các các phi đoàn trực thăng của SĐ4KQ phải lợi dụng các phi vụ “Rọi Ếch” bay vòng đai VR phi trường và các phi vụ bay Tản Thương đêm để huấn luyện các TPC.

SĐ4KQ, Pilots trực thăng bay đêm, bay theo phi cụ thuần nhuyễn nhất là những chàng Pilots của phi đội tản thương Dust Off 259H & I.

Vì mỗi tối, hai phi đội này đều phải thi hành các phi vụ tản thương ban đêm, trên khắp vùng IV chiến thuật, có khi vượt biên sang cả Campuchea nữa. Cho nên họ có cơ hội bay đêm rất nhiều. Pilots của các Phi Đội Dust Off Tản Thưởng, đa số đều có chứng chỉ tốt nghiệp Trưởng Phi Cơ.

Mỗi Pilot Dust Off thường có cả hàng 1,000 giờ bay đêm, nên họ rất thuần nhuyễn bay phi cụ, bay ban đêm hoặc bay khi gặp thời tiết xấu, không thuận lợi nữa.

Hồng Điểu Jo. Vĩnh


MedEvac 259 Dust Off


Ghi chú:

Cũng xin sơ qua để quí độc giả có thể biết về một số ngành nghề thuộc Phi Hành Đoàn của các loại máy bay vận tải và trực thăng KQ/VNCH

-IP là Intructor Pilot -AC = TPC –Copil = Hoa Tiêu phó

-Cơ Phi ** là tên gọi tắt từ ngành Cơ Khí Viên phi hành. US army gọi là F/E = Flight Engineer or Crewchief. Tiếng Pháp gọi là Mévos (Mechanic volant)

PHĐ trên các máy Vận tải, Chinook hay Trực thăng đều có 1 Cơ Khí Viên phi hành để chăm sóc máy bay về kỹ thuật như: Kiểm soát máy móc, bơm xăng, châm dầu nhớt, sửa chữa khẩn cấp các hư hỏng nhẹ, trong khi đang thi hành phi vụ.

-Ngoài ra các phi cơ vận tải như: C47, C123, C130, C141, C5, C7 Caribou…vv…và Chinook có thêm một nhân viên Áp tải phi hành (Load master) để sắp xếp hàng hóa, hành lý và điều hành khoang hành khách trên máy bay.

-Vào thời chiến tranh trên các phi cơ quân sự cải tiến, như: AC47, AC119, AC130 và trực thăng có gắn vũ khí súng đạn và hỏa châu, nên có thêm một chuyên viên “Vũ Khí phi hành” hay gọi tắt là Xạ Thủ (Door Gunner).

Người Xa Thủ phi hành chuyên phụ trách vũ khí đạn dược, load hỏa châu. Sửa chữa khẩn cấp súng đạn (vũ khí) ngay trên máy bay, khi đang thi hành các phi vụ yểm trợ quân bạn.

Trên máy bay trực thăng tản thương (Helicopter Ambulance), vì có dán dấu hiệu “Hồng Thập Tự” do đó không được phép mang vũ khí. Phi hành đoàn tản thương không có Xạ Thủ phi hành, nhưng có thêm một chuyên viên cho ngành nghề y tế đặc biệt này là:

-Y sĩ phi hành (Flight Doctor cho phi cơ của các hãng bảo hiểm y tế) hoặc Y Tá phi hành (Flight Nurse), giống như trên xe cứu thương Ambulance có nhân viên Paramedic vậy.

Các phi vụ tản thương Dust Off của KQ/VNCH. PHĐ gồm có: -Trưởng Phi Cơ (AC) –Hoa Tiêu phó (Copil) –Cơ Khí Viên phi hành (F/E) và Y Tá phi hành (F/N).

- Trên các phi cơ vận tải không ảnh và thả hoả châu, oanh kích có thêm một nhân viên phi hành nữa là: Điều Hành Viên gọi là Navigator, chuyên check bản đồ phi trình và chấm tọa độ các mục tiêu.

-PHĐ của các vận tải cơ cải tiến (modify Attack Cargo) AC47, EC47, AC119, AC130, gồm có: TPC, Copil, F/E, Navigator, Load master, Door gunner

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn