BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73216)
(Xem: 62209)
(Xem: 39388)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Từ Phóng viên Lý Định Phát Đến Nhà báo Tự do Lê Diễn Đức

15 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 1383)
Từ Phóng viên Lý Định Phát Đến Nhà báo Tự do Lê Diễn Đức
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Nhìn lại “Cuộc Gọi Là Bỏ Chạy” Của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa Với Đoàn Quân “Anh Hùng Đông Tiến”!

10 Năm trước vụ Lê Diễn Đức, RFA cũng hủy hợp đồng Phóng viên Lý Định Phát!

Bút Vàng Đỗ thị Thuấn - Photo by Admin


Cách đây khoảng 10 năm, các diễn đàn email của giới tranh đấu chống cộng sản tại hải ngoại ồn lên một vụ về một phóng viên thường trú của RFA tại Phnom Penh bị ông Giám đốc Nguyễn Long cắt hợp đồng. Người trung chuyển ồn ào nhất các thư phản đối (thậm chí thư gởi cả Tổng Thống Mỹ George W. Bush lúc bấy giờ) là bà Bút Vàng Đỗ thị Thuấn, một nhân lực cật lực hỗ trợ và bảo vệ tổ chức Việt Tân đến mức độ cực đoan.

Ông Lý định Phát tên thật là Phạm Hoàng Tùng, là đảng viên Việt Tân ở Thái Lan có mặt trong hành trình xâm nhập Việt Nam tháng 7 năm 1987. Ông rời khỏi đoàn quân khoảng ngày thứ 20 sau khi đoàn quân bị phát giác và truy đuổi (nhằm bắt sống) bởi bộ đội Quân Khu 7 cộng sản Việt Nam phối hợp với bộ đội Lào tại khu vực đường số 9 Nam Lào. Ông bị bắt từ Lào và di lý giam lao tại trại tù A20 Phú Yên theo qui chế Án Lệnh (mỗi lệnh là 5 năm).

Năm 1993 ông vượt ngục khỏi nhà tù A20 khi chỉ còn vài tháng là mãn án lệnh. Ông vượt biên giới Việt Nam vào Phnom Penh và liên lạc với cơ sở Việt Tân hải ngoại. Một số tin tức của trại tù về tù chính trị và một số bài thơ của nhóm tù nhân Vũ đình Thụy đã được ông trao chuyển cho cơ sở Việt Tân. Trong một số bài báo trên tờ Canh Tân (phát hành nội bộ đảng Việt Tân) thời đó, tôi có nhận diện được những bài thơ này, được gián tiếp giới thiệu là của “đảng viên Việt Tân” trong trại tù.

Đương nhiên, bí mật về việc ông Hoàng cơ Minh bị thảm tử cùng các đồng đội, ông Tùng đã phải báo cáo chi tiết với trung ương Việt Tân ngay từ khi mới bắt liên lạc lại, vì trong trại A20 ông Tùng là một đảng viên Việt Tân có khả năng chắt lọc và kiểm chéo thông tin được coi là hơn hẳn các đảng viên Việt Tân khác. Tuy nhiên, như công luận đã rõ, 14 năm sau, mãi đến 2001 đảng Việt Tân mới chịu công khai thừa nhận là ông Hoàng Cơ Minh đã chết vào 1987. Trong suốt thời gian đằng đẵng từ 1987 (và đặc biệt từ 1993 sau khi được ông Phạm Hoàng Tùng và bản thân tôi từ trong tù A20, cung cấp toàn bộ chi tiết của cuộc thảm tử) Việt Tân vẫn một mực khẳng định rằng ông Hoàng Cơ Minh VẪN CÒN SỐNG VÀ ĐANG LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH.

Ông Lý định Phát / Phạm Hoàng Tùng cũng im lặng, bình thản làm nhiệm vụ phóng viên thường trực của đài RFA suốt từ 1995 đến 2005, giai đoạn mà ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một người cực kỳ hiền lành, được coi là tay trái tay phải trong quan hệ liên đới đấu tranh với đảng Việt Tân, giữ chức vụ Giám đốc đài Á Châu Tự Do (RFA – Radio Free Asia).

Năm 2005 khi ông Nguyễn Long thay thế ông Nguyễn Ngọc Bích trong vai trò Giám đốc, ông Nguyễn Long đã hủy hợp đồng với ông Lý định Phát vì một số lý do tế nhị, trong dó có lý do qui chế tỵ nạn của ông Lý định Phát không thể bảo đảm các yêu cầu về di chuyển lưu động theo đúng vai trò của một phóng viên thường trực Đông Nam Á.

Đứng trên lợi ích của RFA và trách nhiệm của một Giám đốc, quyết định hủy hợp đồng của ông Nguyễn Long đối vơí ông Lý định Phát là việc bình thường. Sự không bình thường ở chỗ ông Lý định Phát đã viết những thư với nội dung lên án nặng nề ông Nguyễn Long, thậm chí yêu cầu sự sa thải (ông Long). Nội dung thư đã được bà Bút Vàng (chủ các diễn đàn Hội Nghị, Nghi Luận… vốn là các diễn đàn lập ra chủ yếu để bảo vệ tổ chức Việt Tân) phóng chuyển tràn lan trên các diễn đàn thư tín, song song với thư gởi văn phòng Tổng Thống Hoa Kỳ!

Sự vụ sau đó đi vào im ắng. Quyết định hủy hợp đồng đối với ông Lý định Phát không được thu hồi. Ông Phát mất qui chế phóng viên thường trực của RFA trên đất Nam Vang từ đấy.

Khoảng một năm sau tức 2006, tập Hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước (1) của Phạm Hoàng Tùng ra đời với sự trợ lực tối đa của một thành viên cũ cũng là người đồng sáng lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam thuở 1981 - 1982… hiện đang sống tại Nhật, là ông Đỗ Thông Minh. Tập hồi ký ấy phơi trần gần như toàn bộ cuộc hành trình xâm nhập Việt Nam đi trong thất bại và cực kỳ đau thương mang tên Đông Tiến.

Giữa giai đoạn sóng gió ấy, tháng 11 / 1998 tôi bị trục xuất khỏi nhà tù Việt Nam. Ngay khi về Pháp, trung ương Việt Tân liên lạc dồn dập với tôi để “giải quyết êm thắm” sự việc liên quan đến sự hiểu biết của tôi về cuộc thất bại Đông Tiến 1 và 2, đăc biệt là cái chết của ông Hoàng Cơ Minh.

Tôi đã chính thức yêu cầu sự công khai của trung ương Việt Tân, và thời hạn do tôi đặt ra là tôi sẽ giữ sự im lặng đúng 6 tháng kể từ ngày ra tù, để dành quyền thượng ngôn cho tổ chức Việt Tân trước.

Rất tiếc, thái độ của tổ chức Việt Tân là điên cuồng bảo lưu lập luận “Chủ tịch Hoàng Cơ Minh vẫn còn sống và đang lãnh đạo kháng chiến”!

Sự việc đã phải dẫn đến tháng 7 năm 1999 khi tôi cùng cựu tù Phạm Anh Dũng phải có mặt tại Bắc Cali (thủ phủ Việt Tân) trong một hội luận mở công khai (tức "Diễn Đàn Công Luận" (2)) khoảng 3 ngàn người có mặt trong / ngoài hội trường để minh danh, công khai xác nhận tin thảm tử của Ông Hoàng cơ Minh cùng đồng đội vào 10 giờ sáng ngày 28. 8. 1987 tại Buôn Buột Đường 9 Nam Lào, đấy cũng là khởi đầu cho chuỗi diễn trình “gió tanh mưa máu“ hàng chục năm đổ vào cuộc sống riêng của tôi và gia đình!

Trong suốt thời gian sóng gió truyền thông liên quan đến việc ông Minh còn sống hay đã chết này, ông Phạm Hoàng Tùng giữ thái độ hoàn toàn im lặng!

10 Năm, 2 cuộc hủy hợp đồng! Có điều gì tương quan không?

Tương quan thứ nhất: Cả hai đều có liên quan đến Việt Tân.

Người quan sát có thể đặt những câu hỏi về sự im lặng của ông Lý định Phát liên quan đến thảm nạn Đông Tiến 2 trong suốt thời gian từ 1993 (khi ông vượt ngục tù cộng sản và đến Phnom Penh, được đặc cách đảm nhận vai trò phóng viên thường trực RFA tại Phnom Penh) cho đến mãi 2005! Phải chăng đã có một sự sắp xếp nào đó của Việt Tân để đổi lấy sự im lặng của ông Lý định Phát, về cái chết của Ông Minh?

Tương quan thứ hai liên quan đến vai trò của các Giám đốc RFA. Người đủ kinh nghiệm và đủ óc quan sát đều nhận thấy quan hệ rất nồng ấm của tổ chức truyền thông RFA đối với tổ chức chính trị Việt Tân, đăc biệt là các đời Giám đốc Nguyễn Ngọc Bích và hiện nay là giám đốc Nguyễn Khanh. Sự « lạnh nhạt » đúng chừng mực chỉ xảy ra ở thơì kỳ giám đốc Nguyễn Long. Vậy có hay không, một sự ảnh hưởng của Việt Tân lên 2 quyết định đình chỉ hợp đồng của 2 phóng viên Lý định Phát và Lê diễn Đức??? Một ảnh hưởng để níu kéo duy trì phóng viên Lý Định Phát và một ảnh hường để khai trừ chặt bỏ thẳng tay đối với phóng viên Lê diễn Đức?

Tương quan thứ ba: Các « bộ đội Net » của đảng Việt Tân đều thổi hai sự kiện này một cách CÓ QUI CỦ CÓ ĐIỀU HƯỚNG.

Thời ông Lý định Phát, bà Bút Vàng vận dụng tất cả các diễn đàn vào cuộc đấu tranh nhằm bôi nhem nhuốc hình ảnh ông Giám đốc Nguyễn Long.

Còn hiện tại, ông Lê diễn Đức bị «bề hội đồng» một cách thẳng tay, rũ sạch vất sạch tất cả 25 năm liên lỉ chống cường quyền cộng sản của ông; cật lực đẩy văng ông khỏi cộng đồng chống cộng sản để hất ngửa ông về phiá đối phương! Nó có một điều gì đó rất ư là phản chính trị! Có một điều gì đó, rất ư là …cảm xúc bầy đàn!

Cái sai của ông Đức khi nhận định và phát biểu về Sự Bại Trận Của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là một cái sai KHÔNG THỂ CHỐI CÃI! Nhưng liệu cái sai ấy có phải là bất khả sửa chữa hay không? Việc RFA rất nhanh, rất mau mắn «mời ông Đức rời khỏi sân đình», không cả cho ông Đức một cơ hội tham dự diễn đàn tranh luận công khai mặt đối mặt với dư luận nghich chiều mà ông có trách nhiệm liên đới!?

Với tôi đây là một sự ngạc nhiên vì RFA hoàn toàn khác với công ty truyền thông Người Việt. Báo Người Việt là cơ sở tư nhân. Cơ ngơi Người Việt được xây dựng từ mồ hôi nước mắt của hoàn toàn là những cá thể yêu chuộng truyền thông tự do trong cuộc sống lưu vong. Người Việt vốn đã có những tai nạn lớn về vấn đề quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa nên không dại gì ôm ông Đức trong bối cảnh này, trái với RFA, là một tổ hợp truyền thông được đài thọ kinh phí bởi quốc hội Mỹ mà RFA Việt ngữ chỉ là một phân ban.

1 - Có điều gì đó rất không bình thường!

Mạng Net đấu tranh chính trị Việt Nam mấy hôm nay râm ran những câu chữ đang được khéo léo dồn đẩy cho thành một kết luận: « Ông Lê diễn Đức bị RFA đuổi việc vì dám đụng vào các Anh Hùng Đông Tiến, đăc biệt là ông Hoàng Cơ Minh »! Sẽ thật là tai hại khi anh em trẻ trong nước bị nghĩ là như vậy! Ông Hoàng cơ Minh với đồng bào hải ngoại không là ông thánh ông thần gì cả mà không ai được quyền đụng vào!

Hoàng cơ Minh nếu có gan đội đá vá trời, có lòng kiên trì chịu đựng cảnh xa vợ xa con … nhưng Hoàng cơ Minh cũng như vạn người lính bình thường khác, cũng ít nhiều ba hoa khoác lác, cũng ác nghiệt với chiến hữu đồng sự khi gặp bất đồng quan điểm, cũng vì cái hư danh mà bất cần đến sinh mạng cả đoàn quân đang theo mình, để phải bắt họ phải khốn khổ trong cảnh cùng đường với mình suốt 42 ngày bị săn đuổi, tuyệt không cho họ đường quay lui đào thoát! Cái quyết định sau cùng ác nghiệt ấy, đã lôi ông Minh từ một vị anh hùng xuống hàng tầm thường của một con người vô minh, vì đã đánh rơi mất sự nhân đức bắt buộc của người thủ lĩnh cách mạng.

Ông Lê diễn Đức bị phản đối là vì ông Đức (như con người thưo82ng hằng của ông) là ngang tàng coi trời bằng vung. Ông kéo chùm cả một lô một lốc quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cột chung vào sợi dây thừng «Anh Hùng Đông Tiến» để … dung dăng dung dẻ đi giữa phố nổi danh cao bồi Texas. Ông chưa bị bắn cháy quần đã là một điều may.

Có điều, với 25 năm ông Đức cầm bút điên cuồng chọc lấy chọc để vào con ngươi đám cộng sản nơi quê nhà, hẳn phải làm cho chúng ta có một cái nhìn khác, một phản ứng khác, đĩnh đạc hơn, trưởng thành hơn … thay vì là xô nhau ném đá ông ta, truất quyền thi đấu của ông ta khi mà quần áo trận mạc của ông ta đang còn đầy vết tích chiến sự do cộng sản bắn lại!

Chúng ta có trưởng thành được trong ý thức dân chủ hay không, đây cũng là một hàng rào thử thách vậy.

2 - Đoàn quân Đông Tiến có phải là một đoàn quân anh hùng của dân tộc?

Qua những sự trình bày của ông Lê diễn Đức, truyền thông nổi lên một cơn sóng gió (dù chỉ là sóng gió trong một tách trà (3)) nhưng cũng là cơ hội cho những tập hợp tranh đấu chống chủ nghĩa cộng sản nhìn lại một sự kiện xảy ra đã lâu và đã kéo rất dài, xem chăng liệu sự kiện ấy có ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực gì đến công cuộc đấu tranh chung hiện tại của dân tộc nhằm xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam hay không, và đoàn quân gọi là đoàn quân Đông Tiến ấy bản chất như thế nào, hình thành và tan rã ra sao? Đoàn quân ấy có nên được định danh là một đoàn quân anh hùng hay không, và nếu không được gọi là anh hùng thì liệu rằng trong số những người xâm nhập ấy, phải chăng là không có bất kỳ một ai đáng đươc gọi là anh hùng dân tộc?

Đất nước chúng ta đã lạm phát anh hùng hàng nửa thế kỷ nay. Những anh hùng Giót, anh hùng Lê văn Tám, anh hùng Nguyễn văn Trỗi, anh hùng bồ tát Thích Quảng Đức, thậm chí “anh hùng Đông Tiến Phùng Tấn Hiệp “…văn vân và vân vân … đến nỗi nhiều triệu người cứ hễ nghe đến hai tiếng anh hùng đều có cảm giác lợm giọng buồn nôn! Thời kỳ ba xạo bá láp đã đến hồi phải cáo chung!

Hơn 40 năm đã trôi qua. Những người thực hiện khát vọng giải trừ chủ nghĩa cộng sản, quang phục Việt Nam từ giai đoạn những năm 1975 họ đã chết hoặc tù tội hàng 20 năm! Họ chưa từng bao giờ đòi ai phải xướng danh rằng họ là anh hùng. Từ hải ngoại, các đoàn xâm nhập từ thời ông Trần văn Bá, Mai Văn Hạnh, Lê quốc Túy đến ông Võ đại Tôn và sau đó là cánh quân của ông Hoàng cơ Minh, ông Nguyễn văn Chức, thậm chí đến những người đồng chí của ông Nguyễn sĩ Bình, Nguyễn xuân Ngãi… họ đi và chẳng ai cần người đời xướng danh họ là anh hùng. Trong họ, vẫn tồn tại những hỉ nộ ái ố, những tham vọng đời thường (hiền hòa rất đỗi bình thường hoặc cao vọng quá tầm với…), họ như một thứ chiến binh đi trong màn sương mù cô đơn nhưng lòng đầy kiêu bạc. Họ là những con người từ khác người đến hơn người!

Đoàn quân của cánh ông Hoàng cơ Minh cũng vậy, hoặc còn kém cỏi hơn nhiều ở ý chí tự nguyện dâng đời cho gió sương, chấp nhận vùi thây cho lòng đất mẹ thêm phần u linh huyền bí! Trong đoàn quân ấy đã có những sự lừa dối với nhau, từ lúc chiêu quân đến cả lúc quay súng hàng địch. Lời dẫn dụ ban đầu từ các trại tỵ nạn về «những tiền trạm thử sức ban đầu» đã hoàn toàn không hề có! Không có chuyện «…các anh cứ thử vào tiền trạm, nếu thấy không thoải mái thì quay ra … » vì đó là điều đã hoàn toàn không có thực. Những con người ấy hoàn toàn không có quyền quay lui về hướng tây Tây hướng Nam mà chỉ duy nhất có một hướng Đông để phải tiến bước, lùi hay quay hướng khác là bị bắn bỏ! (lãnh đạo một nhóm kháng cự nôi địa là ông Trần Tự Nhiên, Bác sĩ Nguyễn hữu Nhiều, hay trường hợp Võ sư Võ sĩ Hùng từ Pháp về…là những điển hình cho việc tùy tiện hạ sát đồng đội).

Vì cấu thành trên sự bất thành tín đó nên nảy sinh nhiều sự kiện biến tướng khi đoàn quân bị buộc phải xâm nhập.

Đông Tiến 1 năm 1986 có những toán viên đã giết toán trưởng để cướp vài chục lượng vàng nhằm trốn thoát đoàn quân (Trưởng toán Lâm Thao bị toán viên đập vỡ đầu cho đến chết bằng lựu đạn khi đang ngủ trên võng…) Tất cả lớp còn sống đã bạc nhược «thành khẩn khai báo» với an ninh điều tra Việt cộng và đều xin khoan hồng trước toà ngụy quyền cộng sản! Một đoàn quân như thế liệu có cần được phong danh hiệu Anh Hùng Dân Tộc hay không?

Đông Tiến 2 năm 1987 cũng chẳng kém gì! Cũng cướp vàng lẫn nhau, cũng bỏ chạy tìm đầu hàng, cũng trộm cắp của dân lành (dân Lào)… và ra tòa cũng riu ríu nhận tội, không hề thấy bất cứ hình ảnh kiêu mạn nào trước toà!

Các nhóm xâm nhập bán vũ trang bị bắt ở Battambang cũng vậy. Cũng lừa đảo nhau, lừa đảo tổ chức khi nghe theo lời mớm của an ninh điều tra cộng sản làm những bản báo cáo láo gởi ra trung ương hải ngoại, làm hàng đàn hàng lũ đoàn / đảng viên hải ngoại say sưa bốc phét như một đàn vẹt Nam Phi, trong bộ lông hào nhoáng sặc sỡ dối trá và trong niềm tin cuồng say nhiệt thành hoang đường!

Ngày hôm nay, nếu giữ đủ lòng tự trọng, ắt tất cả các đoàn viên Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (tức Việt Tân) già trẻ lớn bé của thời bấy giờ, phải vắt tay lên trán mà dằn vặt. Dằn vặt vì chúng ta ngỡ rằng sự chân thành của chúng ta đã làm lợi ích cho công cuộc quang phục đất nước, nhưng sự thực đã nghịch hẳn lại; chúng ta đã vô tình hay hữu ý, báng bổ nhem nhuốc tấm lòng tin yêu của đồng bào dành cho chúng ta, qua chúng ta mà gơỉ gấm về đất nước. Chúng ta đã Tàn Phá Niềm Tin Của Đồng Bào Hải Ngoại Trong Những Năm Đó (1982 - 1987) để thứ Vũ Khí Vạn Năng Ấy mãi cho đến giờ này, 30 năm sau … không cất đầu lên được!!!

Đoàn quân Đông Tiến do vậy, tự bản chất, không thể được gọi là Đoàn Quân Anh Hùng của dân tộc; có chăng, thì chỉ là một đội quân anh hùng của một tổ chức anh hùng về sự lừa mỵ mà thôi.

Vì nghĩa vụ đối với những người đã chết trong đoàn quân ấy, trung ương đảng Việt Tân đã rất cần mẫn dấu nhẹm hàng 14, 15 năm để rồi chỉ bẽn lẽn công nhận khi bị công luận bủa vây lên án!

Người ta đủ thẩm quyền để đặt những câu hỏi nghiêm khắc, phải chăng trong đoàn quân ấy chỉ một mình ông Hoàng cơ Minh được quyền hưởng nhang khói cúng giỗ, nơi một bàn thờ lén lút của bà Hoàng cơ Minh?!

Phải chăng những oan hồn tử sĩ trong đoàn quân ấy, gia đình họ không có quyền được cúng kiếng ma chay?

Hôm nay, vẫn còn có những đảng viên ngô nghê cãi chày cãi cối rằng « đó là viêc nội bộ của Việt Tân, người ngoài không quyền bàn vào … »!

* * *
Việt Tân hay Viêt Nam Quốc Dân đảng hay bất kỳ tổ chức đảng phái chính trị nào đi nữa, cũng chỉ là một phương tiện của dân tộc để đạt mục đích của dân tộc / tổ quốc. Vốn liếng nhân mạng của từng cá nhân, trước khi là của một tổ chức thì trước hết và trên hết họ là vốn liếng của cộng đồng dân tộc, của tổ quốc lớn lao. Nhân danh chính nghĩa quốc gia để tổ chức đi chiêu binh mãi mã, thì phải có trách nhiệm với binh mã ấy, nhất là binh mã chí nguyện. Lạm dụng, phung phí nhân mạng của dân tộc là đại tội đối với non sông và với tiền nhân đã gầy dựng lên nước non này, đồng thời, là đại tội đối với từng gia đình của từng tử sĩ và từng người tù!

Ngày hôm nay hô hoán tung hê rằng đó là đoàn quân anh hùng và ra sức mắng mỏ những tiếng nói trái chiều, vậy thử hỏi từ khi họ thảm từ, từ 1987 đến 2001 … họ đã ở đâu trong thế giới tâm linh cô độc ấy? Ai đã chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm về họ? Ai đã dối láo với gia đình họ?! Ai đã không hề ngó ngàng gì đến thân nhân những người chịu thảm tù hàng 16, 18, 20 năm?! Tổ chức như vậy có xứng đáng để làm công việc truy điệu họ hay không? Có xứng đáng để phong anh hùng cho họ hay không?

Và quan trọng nhất, có xứng đáng để tiếp tục làm nhiệm vụ tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhằm mục đích Tự Do Nhân Quyền cho xứ sở hay không?

Hãy trả sự thật lại cho sự thật!

Hãy học sự khôn ngoan để nhìn thấy ra kẻ thù đã dẫy đầy trong tổ chức, sẵn sàng tạo ra những chiêu trò đánh bóng hòng bịp lòe những trái tim đặt lầm chỗ trên đầu!

Hãy tự trọng, tách xa ra như đã từng có thời kỳ hú hí dạy nhau ghẻ lạnh lá cờ vàng!

Đừng cố tìm cách ăn theo, buộc mình vào / với danh nghĩa của một quân đội vốn đã bị bức tử trong đớn đau và trong tận cùng nghiệt ngã. Họ dù có phải đứng dưới cây lệnh bài bị buộc đầu hàng thì bản chất của họ vẫn chính thực là đạo quân anh dũng và chính họ mới thực sự là những anh hùng của dân tộc. Xin đừng xúc phạm họ khi cố lợi dụng ưu thế truyền thông hôm nay để lập lờ hòng lồng ghép đội quân của các vị vào với họ cốt để được đánh đồng nhân dáng với họ. Đó là một hành động rất đánh lận rất bất hảo bất xứng bất công.

Hãy thật lòng nhìn nhận lại chính bản thân và tổ chức mình trước khi quá muộn.

Pham văn Thành

12. 9. 2015
Paris, một đêm mưa gió.

Nguồn Blog Phạm Văn Thành

Chú Thích

1- Xin xem bài liên quan:
- RA MẮT SÁCH “HÀNH TRÌNH NGƯỜI ĐI CỨU NƯỚC” CỦA PHẠM HOÀNG TÙNG
- Đảng Việt Tân Hành Hình Người Yêu Nước - Phạm Hoàng Tùng
2- Xin xem bài liên quan: Việt Tân, năng lực tự vấn
3- Chữ của chị Đặng Thanh Chi, nguyên ủy viên trung ương Việt Tân giai đoạn 1998-2002. Đã rời tổ chức khoảng năm 2008.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn