BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73312)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31164)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhà báo bị đánh và nhà báo bị đuổi việc

14 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 971)
Nhà báo bị đánh và nhà báo bị đuổi việc
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Làng báo chí Việt Nam vừa rộ lên hai sự việc liên quan đến hai nhà báo trong đầu tháng 9 năm 2015.

Vụ thứ nhất xảy ra ngày Nguyễn Ngọc Quang của đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên bị côn đồ chặn xe ô tô, chém 8 nhát vào tay và vai.

Đặt giả thiết về nguyên nhân động cơ gây án này, tờ Tuổi Trẻ của Việt Nam cho rằng.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150904/mot-nha-bao-bi-truy-sat-tren-duong-di-lam/963477.html
Được biết, thời gian gần đây, nhà báo Nguyễn Ngọc Quang đã có một số tác phẩm báo chí về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.


Sau khi các tác phẩm này được đăng phát, vào đêm 30-8, nhà riêng của ông Quang tại xóm Đồng Thái, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ đã bị kẻ xấu dùng chất cháy đốt cổn


Tờ Tuổi Trẻ không cho biết rõ ông Quang là tác giả của những bài báo nào gần đây về tình trạng khai tháng khoáng sản, cũng như không nói rõ bài báo được đăng ở đâu.


Tìm hiểu về những bài báo phản ánh tình trạng khai tháng khoáng sản tại Thái Nguyên gần đây bị lên án trong tháng 8 và cho đến ngày 3 tháng 9 năm 2015 ( tức trước một ngày ông Quang bị côn đồ chém ) chỉ có những bài báo lên án tình trạng bất cập ở mỏ Núi Pháo. Một khu mỏ nguyên liệu quý hiếm do tập đoàn Masan sở hữu. Tập đoàn Masan thâu tóm được mỏ Núi Pháo nhờ công ty Bản Việt môi giới, tư vấn. Bản Việt cũng là đại diện cho Masan mua được nhiều quyền kiểm soát những công ty khác như vụ mua Vinacafe Biên Hoà. Bản Việt cũng là công ty của Nguyễn Thanh Phương, con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Ngay sau ngày ông Nguyễn Ngọc Quang bị chém, không còn bài báo nào lên án tình trạng khai thác ô nhiễm ở mỏ Núi Pháo nữa. Mặc dù liên tiếp trước đó các ngày cuối tháng 8 và ngày 2, ngày 3 tháng 9 năm 2015 các bài báo phản ánh tình trạng mỏ Núi Pháo rất nghiêm trọng, người dân ùa ra biểu tình phản đối, lên án, kêu cứu thảm thiêt.




Đến ngày 8 tháng 9 năm 2015, sau khi ông Quang bị chém 4 ngày. Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên đưa một bản tin ca ngợi thành công của mỏ Núi Pháo.




Mặc dù cùng chiều ngày ông Quang bị chém và hôm sau, trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hồ Quang Lợi và thứ trưởng bộ thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn kêu gào phải xử lý, phải truy xét, phải làm rõ ầm ĩ trên báo chí. Nhưng cuối cùng thì mọi sự lắng xuống đột ngột sau ngày 8 tháng 9 năm 2015, khi mà bài báo ca ngợi thành công của tập đoàn Masan với mỏ Núi Pháo xuất hiện với những lời lẽ mang tính khẳng định chắc nịch về sự ưu việt trong dự án khai thác mỏ quặng hiếm này.


Vụ việc Nguyễn Ngọc Quang bị chém bỗng nhiên cũng không còn ai nhắc đến. Công an Thái Nguyên có khởi tố điều tra vụ án chém người công khai giữa ban ngày, hai kẻ rượt đuổi chém ông Quang trên quãng đường dài nhiều người chứng kiến. Sau đó chúng ung dung quay lại lấy xe đi. Nhưng đến nay thì công an vẫn chưa có manh mối nào về chúng.


Nếu ông Nguyễn Ngọc Quang bị chém vào sáng ngày 4 tháng 9 năm 2015 thì cùng chiều ngày hôm đó nhà báo Đỗ Hùng của tờ Thanh Niên nhận quyết định kỷ luật thôi việc và tước thẻ nhà báo vì lý do có những lời lẽ không nghiêm túc về lãnh tụ Hồ Chí Minh trong ngày 2 tháng 9 đăng trên facebook cá nhân ông Hùng.


Vụ việc của ông Đỗ Hùng khuấy động dư luận, bởi ông Hùng là người có quan điểm phản đối hành vi xâm lược Trung Quốc khá rõ ràng. Ông Hùng còn lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam công nhận tính hợp pháp của Việt Nam Công Hoà đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ đó làm căn cứ đấu tranh pháp lý với Trung Cộng.


 Nhà báo Đỗ Hùng như cái gai trong mắt Ban tư tưởng văn hoá trung ương từ vài năm nay, kể từ khi ông xuống đường cùng với người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam.


 Ngày 4 tháng 9 năm 2015 có thể gọi là ngày đen tối của nhà báo Việt Nam. Một nhà báo động đến tập đoàn lợi ích nhóm của phe thủ tướng đã bị chém giữa sớm mai. Còn một nhà báo khác động đến thanh danh lãnh tụ Đảng thì bị khai trừ, tước thẻ một cách thẳng thưng, mặc dù ông Hùng chỉ đưa trên facebook cá nhân mang hàm ý vui, chưa hẳn là bôi nhọ.




Thứ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn


Có một điểm rất lạ là đối với vụ nhà báo Đỗ Hùng, ông Thứ trưởng phụ trách báo chí đã ngay lập tức có văn bản tước thẻ, đuổi việc phóng viên này. Một hành động được các dư luân viên của Đảng khen ngợi ông Tuấn đã kịp thời, quyết đoán. Nhưng trong vụ nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị chém ở Thái Nguyên, ông Tuấn lại chèn một câu rất lạ khi trả lời phóng vấn, dường như câu trả lời của ông là có ý cảnh cáo các nhà báo đừng nên đi quá xa trong việc này. Hoặc có hàm ý nào đó để nói rằng trong vụ này nhà báo Nguyễn Ngọc Quang có những điều lẽ ra phải nên tránh.


Hãy xem kỹ lời ông Tuấn sau đây.


''Tuy nhiên, trong khi tác nghiệp chúng tôi cũng khuyên các nhà báo hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Ở những điểm nóng, khi tác nghiệp các nhà báo phải kiềm chế về hành động và lời nói, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.''




Cái tuy nhiên của ông Trương Minh Tuấn dường như muốn bao che cho tội ác ở vụ án nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị hành hung, hàm ý đổ lỗi cho nạn nhân. Cũng chính vì hàm ý này mà không thấy còn báo chí nào nhắc đến vụ Nguyễn Ngọc Quang nữa.


Còn những quan chức lãnh đạo báo chí như thứ trưởng Trương Minh Tuấn, không chỉ ngày 4 tháng 9 năm 2015 là ngày đen tối của báo chí Việt Nam mà còn trước đó và nhiều ngày sau này báo chí Việt Nam chìm đắm trong những ngày đen tối.


Người Buôn Gió

11-09-2015


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn