BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72625)
(Xem: 62053)
(Xem: 39148)
(Xem: 31015)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hai vụ báo bổ

10 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 1462)
Hai vụ báo bổ
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Một buổi sáng trong tuần như mọi ngày.

Quán Coffee Factory Quận Cam.

Binh Méo và Cai Tròn bên hai ly cà phê chỉ còn vài cọng đá.

- Méo ơi, qua hai vụ mất job của nhà báo Đỗ Hùng bên Việt Nam và nhà báo Lê Diễn Đức bên Mỹ, anh thấy sao?

- Nó giống như những nhân vật Kim Dung. Đừng nghĩ rằng tất cả nhà báo ở Mỹ không ưa Cộng sản đôi lúc không có những giây phút hớ hênh, diễu dở. Và đừng nghĩ rằng không phải tất cả các nhà báo lề phải bên Việt Nam lúc nào cũng đàn hát theo cây gậy của Ban Tuyên giáo.

- Và như vậy cũng có nghĩa là Ban Tuyên giáo làm chưa tốt?

- Đúng vậy, chừng nào ban này có thể soi, chụp cắt lớp, chụp MRI được bộ não của tất cả mấy chục ngàn nhà báo đang được cấp thẻ hành nghề thì may ra mới phát hiện hết các nhà báo vẫn còn “ăn cơm cộng sản thờ ma quốc gia.”

- Vậy thì lãnh đạo của Ban Tuyên giáo cần phải “kiểm điểm sâu sắc” và sau đó cho “hạ cánh an toàn?”

- Đúng vậy. Quan thứ trưởng gì đó của Bộ 4T cũng cần kiểm điểm và cho hạ cánh luôn. Chưa kể bài báo của Petro Times nói vanh vách các “tội” của Đỗ Hùng từ mấy năm qua. Về hiện tượng, bài báo này là màn đấu tố Đỗ Hùng; nhưng về bản chất, lại là lời quảng cáo cho nhà báo mất thẻ, biết đâu người cho post bài báo cũng dính vào âm mưu của “thế lực thù địch,” khà khà.

- Theo tôi thấy dư luận râm ran nhiều về vụ Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức trong khi lơ là với một vụ báo bổ đáng chú ý khác.

- Vụ gì?

- Nguyễn Ngọc Giao và Phạm Hồng Sơn.

- Phiền anh tóm tắt vụ này một chút.

- Nhà báo Nguyễn Ngọc Giao bên Pháp có bài  trên tờ Diễn Đàn của ông để tiếc thương Trần Hạnh, cựu trưởng ban Việt ngữ của BBC, vừa mất đột ngột.

Trong bài, ông Giao kể lại một mẩu chuyện trong gia đình mà ông Hạnh đã kể cho ông với tư cách “bạn bè bình đẳng.” Cha ông Hạnh là một sĩ quan cấp tá Việt Nam Cộng Hoà, thuộc ngành quân pháp. Năm 1972, khi ông Hạnh sang Úc du học theo học bổng Colombo, cha ông chỉ dặn một câu: cố gắng học hành, không tham gia chính trị. Sau năm 1975, ông bị đưa đi “học tập cải tạo” hình như khá lâu. Khi ông trở về, cha con gặp nhau, Hạnh hỏi ông ở tù ra sao, ông không chịu kể, chỉ nói: “Bỏ qua đi. Nếu bên mình thắng, có lẽ đối xử với bên kia còn tệ hơn”. Mấy năm sau, ông qua Mỹ theo diện HO. Hạnh kể lại cái tết đầu tiên, họp mặt đầy đủ toàn thể gia đình ở California. Ông mang ra cái áo cũ, còn thấy vết máu. Đó là cái áo của cụ thân sinh bị giết tết Mậu Thân ở Huế, mà một người chú của Trần Hạnh đã gìn giữ cho con cháu dòng họ. Không một lời, ông đã đốt cái áo ấy, như người ta đốt vàng mã trong ngày tết gia đình sum họp tưởng nhớ tổ tiên.

Ông Trần Hạnh là người Việt đầu tiên được bổ nhiệm chức Trưởng ban BBC Tiếng Việt


- Như vậy khi kể ra chuyện này, ý ông Giao muốn nói ông rất tâm đắc với những lời giáo huấn của cha ông Hạnh?

- Đúng vậy. Ông Giao tâm đắc với lời khuyên “cố gắng học hành, không tham gia chính trị” có lẽ ông đã hối hận vì đã không chịu nghe theo lời khuyên của cha ông Hạnh. Là một người có gia đình gốc VNCH, ông Giao được bố mẹ cho du học bên Pháp, ông cố gắng học hành, nhưng lại thích tham gia chính trị.

Ông đi theo phe bên kia, xung phong làm phiên dịch cho Nguyễn Thị Bình trong hội nghị Paris, lập ra những tờ báo như Đoàn Kết để quy tụ những “Việt Kiều Yêu Nước” làm cái loa cho cộng sản, chửi bới những người cùng phe với bố mẹ ruột ông là lính đánh thuê, tay sai cho Mỹ.

Sau 75, ông hí hửng trông đợi Hà Nội sẽ thưởng cho ông một chân gì đó. Phần vì chờ hoài chẳng thấy, phần vì thấy Đảng đã lộ rõ mặt thật, ông lại quay sang chửi cộng sản, thế là chúng nó cấm ông nhập cảnh. Rõ khổ.

- Còn lời khuyên “Bỏ qua đi. Nếu bên mình thắng, có lẽ đối xử với bên kia còn tệ hơn” của cha ông Hạnh mà ông Giao cũng tâm đắc thì sao?

- Tôi thấy tức anh ách, định lên tiếng thì may quá, có bác sĩ Phạm Hồng Sơn ở Hà Nội phản biện  nghe rất đã màng nhĩ.

- Anh định nói gì?

- Tôi định nói khi ông Giao tâm đắc với câu đó, ông giữ nó đến bây giờ mới kể giống như chuyện thâm cung bí sử, thì có nghĩa là trong bụng ông cũng đồng ý với nhận định của cha ông Hạnh, và cũng có nghĩa là ông Giao đến giờ phút này vẫn cho rằng quân đội VNCH là lính đánh thuê, tay sai của Mỹ, là đạo quân khát máu, nếu thắng miền Bắc sẽ có tắm máu hơn Indonesia dưới thời Suharto, sẽ có nhiều cảnh tàn độc hơn tù cải tạo, cướp vợ con, cướp nhà, đánh tư sản, đuổi đi kinh tế mới, bán bãi vượt biên, và bây giờ là kinh tế lụn bại, cướp đất dân oan, lợi ích phe nhóm, khiếp sợ trước tàu lạ…

- Rõ khổ. Là một người được đi du học trước năm 75, có nghĩa là xác xuất nhập ngũ bằng không, cho dù cầm súng cho bên này hay bên kia; có nghĩa là xác xuất chết vì bom đạn bằng không; có nghĩa là xác xuất đi tù cải tạo bằng không; có nghĩa là xác xuất chết trên đường vượt biên cũng bằng không; ấy vậy mà không biết cảm nhận được những cái may của mình; còn đi phê phán một tập thể mà mình không có tư cách gì để phê phán. Rõ khổ.

Thế còn bác sĩ Sơn nói sao?

- Mặc dù sinh trưởng ở miền Bắc, từ nhỏ đến lớn sống dưới triều đại nhà Hồ, một triều đại được Nguyễn Phú Trọng gọi là thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam, bác sĩ Sơn nói nhận xét của cha ông Hạnh được dựa trên một sự kiện không có thật, vì miền Nam có thắng miền Bắc đâu, cho nên không thể xác định câu trả lời này chính xác đến đâu.

Tuy nhiên, vẫn theo bác sĩ Sơn, khả năng “có lẽ” đó quá nhỏ so với khả năng Việt Nam Cộng Hòa sẽ đối xử nhân bản hơn với miền Bắc, nếu Việt Nam Cộng Hòa thắng. Tại sao?

Bác sĩ Sơn dẫn chứng một số sự kiện có thật, đã từng xảy ra, có ghi trên giấy trắng mực đen, chứng minh chế độ VNCH nhân bản hơn chế độ XHCN của Hà Nội.

Bác sĩ Sơn kết luận: “Đến tận hôm nay vẫn có người cố tình biện bạch cho sai lầm của bản thân bằng những cách tinh vi, nhưng thiếu lý tính.”

- Một người già được hưởng nhiều ân huệ của chế độ VNCH, sau 40 năm lại tiếp tục quay lưng với chế độ đó; một người trẻ chưa từng hưởng một chút tự do nào của chế độ VNCH, và cũng một phần vì lý do đó mà bị chế độ XHCN trù dập, lại có một thái độ theo tôi thật là công bình, tỉnh táo. Thật đúng như anh nói, càng già, càng đi nhiều, biết nhiều, đọc nhiều, mình mới thấy thấm, thấy appreciate tài kể chuyện của Kim Dung.

- Anh biết không, trong vụ Giao-Sơn này, tôi có một nhận xét không vui về trang web của giáo sư Trần Hữu Dũng, một người có sức làm việc đáng bái phục và có những nhận xét ngắn gọn được cho là dí dỏm. Thông thường thì ông Dũng post thông tin của cả hai phía, nhưng trong vụ Giao-Sơn này, ông chỉ đưa bài của Giao lên và just ignore ý kiến phản biện của Sơn.

- Tôi cũng thấy thế. Giáo sư Dũng hay chê các đài BBC, VOA, RFA, RFI chỉ phỏng vấn những người cũ rích, đã nhẵn mặt với thính giả, chẳng có ý kiến hay ho gì; thế nhưng khi có những bài phỏng vấn những người bạn của ông, chẳng hạn như Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vũ Quang Việt, Cao Huy Thuần… ý kiến của mấy ông này cũng chẳng mang tính đột phá gì; thì ông Dũng lại nhanh chóng post lên.

- Có thể ông Dũng sẽ trả lời: ê, cái này là trang web của tui, tui muốn post cái gì thì tui post, đó là quyền của tui, anh hổng muốn đọc thì anh đi chơi chỗ khác…

- Tôi không nghĩ trình độ giáo sư Dũng ở mức đó. Có thể ổng mang post những gì tụi mình đang nói.

Châu Quang


Nguồn Đàn Chim Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn