BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73166)
(Xem: 62198)
(Xem: 39372)
(Xem: 31129)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

So sánh trường hợp Đỗ Hùng với Lê Diễn Đức

10 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 1221)
So sánh trường hợp Đỗ Hùng với Lê Diễn Đức
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Mấy ngày qua báo chí online hải ngoại xôn xao về trường hợp hai nhà báo bị mất việc, một trong nước và một hải ngoại. Đó là Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức.

Hai người bị mất việc, một người bị rút thẻ hành nghề báo chí với lý do ( coi như ) tương tự như nhau.

Trước khi nói về mục đích chính của bài viết này, xin nói sơ qua về "sự cố" mất việc của Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức.

Trường hợp thứ nhất:- Đỗ Hùng, phó tổng thư ký báo Thanh Niên điện tử đăng một đoản văn ngắn khoảng 200 chữ toàn dấu sắc, châm biếm lãnh tụ cộng sản là ông Hồ Chí Minh, tướng Võ Nguyên Giáp…

Trích nguyên văn:



Hai ngày sau, Trương Minh ‘Tuấn thứ trưởng bộ thông tin và tuyên truyền ký quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Đỗ Hùng, trước đó ông đã bị cách chức phó tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên điện tử.


Đoản văn trào phúng của Đỗ Hùng nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt, sự thích thú, vui cười của độc giả nên khi ông Đỗ Hùng bị tước thẻ nhà báo, mất chức phó Tổng thư ký báo Thanh Niên online, nhiều độc giả trong nước cũng như hải ngoại thương cảm, lên tiếng khuyến khích, an ủi ông đồng thời chỉ trích nền báo chí cộng sản…

Chưa thể biết được ông Đỗ Hùng còn bị kỷ luật hay truy tố hình sự gì nữa không nhưng chắc chắn số phận nghề nghiệp của ông dưới chế độ cộng sản VN coi như…tiêu tùng.

Trường hợp thứ hai:- Lê Diễn Đức, biên tập viên của Đài phát thanh Á Châu Tự Do và báo Người Việt, bị 2 nơi này hủy bỏ hợp đồng làm việc vì đăng những lời có tính cách chế diễu quân lực Việt Nam Cộng Hòa và bôi nhọ ông cựu phó đề đốc Hoàng Cơ Minh, lãnh tụ của tổ chức Việt Tân đã mất năm 1987 ở biên giới Thái -Campuchia.


Lê Diễn Đức chỉ mất việc ở 2 cơ quan truyền thông trên nhưng dễ dàng tìm kiếm được việc làm khác vì không bị cấm hành nghề và có khả năng biên tập cao.

Trích Facebook của Lê Diễn Đức ngày 30/08/2015, 18:24g:

“Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi Thái Lan dựng “chiến khu” với mục đích Đông Tiến, phục quốc chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ anh hùng cái nỗi gì.”

“Đây đích thực là một cuộc làm chiến khu giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém!” “Niềm tin vào những anh hùng vị quốc vong thân ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng.”.

Facebook Lê Diễn Đức ngày 31/08/2015, 16:14g:

„VNCH thất bại trong cuộc chiến là một sự thật, tuy cay đắng, phũ phàng. Yếu tố khách quan nào cũng không thể làm lu mờ sự thật đó. Ngay cả khi có nửa triệu lính Mỹ tham chiến, VHCH cũng không chặn đứng nổi sự phát triển các hoạt động tấn công của Bắc Việt. Những người lính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến để bảo vệ tự do, những người lính đã tuẫn tiết vì không muốn đầu hàng cộng sản, những chiến sĩ đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ Hoàng Sa, xứng đáng là những anh hùng vị quốc vong thân, chứ không phải mấy anh “kháng chiến quân” của Mặt trận Hoàng Cơ Minh!

Tôi không hề có ý khinh rẻ VNCH, mà chỉ sử dụng một số từ mang tính hài hước, giễu cợt như “vũ khí xềnh xàng”, “chạy chí chết” (mà thực tế là như thế), nhằm so sánh cái “chiến khu” vớ vẩn của MT Hoàng Cơ Minh. Một số bạn đã không hiểu hết ý của tôi.“ Hết trích.
Xét về hình thức sự việc ( có vẻ ) tương tự như nhau nhưng nội dung có phần (hơi bị) khác. Những giòng chữ của ông Đỗ Hùng chỉ có mục đích trào phúng, chọc cười độc giả. Chẳng may các nhân vật dính dáng đến sự trào phúng lại là những lãnh đạo CSVN đã chết khiến ông bị tai nạn nghề nghiệp. Chế độ CS giống (y chang) chế độ phong kiến, động chạm đến các lãnh tụ là chỉ có từ chết tới chết.

Ngược lại, khi nói về quân đội VNCH…Lê Diễn Đức nói lên một sự thật ( cay đắng ), một sự thật khó lòng được chấp nhận, hơn nữa cách dùng chữ của ông có vẻ miệt thị nên bị một trận bão…cứ..( shitstorm ). Điều không ai chối cãi được là quân đội VNCH đã chiến đấu kiên cường, anh dũng suốt 21 năm, nhưng chỉ trong 55 ngày cuối cùng của trận chiến, quân đội đó đã tan rã. Tan rã bởi nhiều lý do, nhưng nguyên nhân chính là sự quay lưng với cuộc chiến Việt Nam của Mỹ cùng những tính toán, quyết định sai lầm của lãnh đạo miền Nam Việt Nam.

Riêng những nhận xét của Lê Diễn Đức về ông Hoàng Cơ Minh, đảng Việt Tân, đúng hoặc sai còn tùy nhận định của mỗi người. Tài liệu viết về Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam không hiếm, từ Một ngày có 26 giờ của Vũ Ngự Chiêu tức nhà văn Nguyên Vũ đến Sự thật về MTQGTNGPVN của Hoàng Duy Hùng, hồi ký Trả Ta Sông Núi của cựu đại tá Phạm Văn Liễu…Có điều chúng ta có muốn đọc, muốn tìm hiểu hay không lại là chuyện khác.

Trở lại mục đích của bài viết.

Xét về việc hủy bỏ hợp đồng làm việc. Cho đến giờ phút này không thấy đài RFA hay báo Người Việt lên tiếng về vụ sa thải ông Lê Diễn Đức. Chỉ có ông Đức cho biết lý do khi trả lời phỏng vấn của đài BBC là 2 nơi trên bị áp lực nặng nề từ dư luận nên đã cho ông nghỉ việc.

Nếu đúng thế thì hóa ra dư luận ở hải ngoại cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của cơ quan truyền thông. Nhưng dư luận đó đã ảnh hưởng ra sao và bằng cách nào? Biểu tình, phản đối bằng thỉnh nguyện thư, shitstorm trên facebook, gọi phone đến đài RFA hay tòa soạn tờ báo Người Việt hăm dọa như đã làm trong quá khứ?

Trường hợp báo Người Việt thì còn có thể hiểu được, bởi họ đã nhiều lần bị biểu tình chống đối từ việc cô họa sĩ Trần Thủy Châu vẽ hình cờ vàng trong chậu rửa chân (trước khi làm nail) đến vụ xuất bản cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức…Có thể ban giám đốc báo Người Việt muốn tránh những bất lợi, những chuyện không hay, không đáng có trong tương lai khi tiếp tục để ông Đức tiếp tục làm việc.

Tuy nhiên, RFA là một đài phát thanh bất vụ lợi, phát đi với 8 ngôn ngữ tới các nước Việt Nam, Tàu, Lào, Miên, Myanmar, Korea (North and South), Tibet, Uyghur, được quốc hội Mỹ thành lập năm 1994. Lý do RFA nào lại bị áp lực của dư luận để sa thải ông Đức? Đây là điều thật sự khó hiểu với một cơ quan truyền thông như RFA.

Tùy theo hợp đồng đã ký kết, RFA cũng như báo Người Việt có toàn quyền sa thải ông Đức với lý do đơn giản như giảm ngân sách, bớt nhân viên… Ông Đức là môt nhà báo, một biên tập viên, ông không đại diện cho đảng phái nào, ông có bổn phận loan tin trung thực, ông chịu trách nhiệm về những gì mình viết trước dư luận và pháp luật. Sa thải ông Đức vì lý do những bài viết của ông chứa đựng những điều thất thiệt, gây phương hai đến uy tín hoặc biểu tượng ( image ), hoặc không phù hợp với đường lối, chủ trương của tờ báo, của RFA xem ra hợp lý hơn là lý do vì áp lực của dư luận.

Những điều ông Đức viết không sai, chỉ có cách dùng ngôn từ, diễn đạt không khôn khéo của ông đã gây phản cảm với nhiều người dù đó là sự thật. Là một nhà báo kinh nghiệm, lẽ ra Ông Đức phải có đủ tế nhị, khôn ngoan trong khi viết nhận định.

Ông Lê Diễn Đức tuy chỉ bị mất việc, thẻ nhà báo vẫn còn, nhưng ông bị ném đá tới tấp vì đã ( lạng quạng ) chê bai quân lực VNCH. Việc tháo chạy, tan rã của quân lực VNCH là sự thực không thể lấp liếm, che dấu nhưng cách viết của ông Đức mang tính nhạo báng, chế diễu. Phơi bày những bê bối, gian dối của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh cũng là điều nên làm ( nếu có đủ can đảm ), tuy nhiên không nên viết với lời lẽ ( khiếm nhã ) không hay. Vì thế khi ông Lê Diễn Đức bị RFA và báo Người Việt ngưng hợp đồng, thiên hạ vỗ tay, reo mừng chẳng có gì là lạ. Đây đúng là trường hợp "gloating" (Schadenfroh).

Sống trong một môi trường mà sự căm thù cộng sản lúc nào cũng âm ỉ trong một số người chỉ chờ dịp là bộc phát, chạm đến vết thương không lành ( vì không chịu hay không được bôi thuốc ) của họ là điều nên tránh.

Làm báo trong nước khó khăn, phải biết luồn lách khi viết. Chế độ CS chi phối, kiểm soát toàn bộ sinh hoạt của xã hội. Mọi tin tức, bài viết, nhận định, phê bình… đều bị bới móc, săm soi, từng con chữ, câu cú…Có những vùng cấm tuyệt đối như nói xấu bác Hồ, các lãnh đạo đảng như Lê Duẫn, Lê Đức Thọ…hay phê bình, chỉ trích đường lối, chính sách của đảng…Chỉ cần sơ hở, lơ đễnh một chút là nhẹ thì bị kiểm điểm, mất việc, cấm hành nghề, nặng thì đi tù… Làm báo ở hải ngoại xem ra cũng không dễ thở gì hơn, cũng có những vùng cấm mà xét ra người viết cũng nên tìm hiểu để tránh, nếu không dù chỉ vô tình ( hay cố ý ) vẫn phải lãnh hậu quả, nhẹ thì bị shitstorm, chửi bới, hăm dọa…, nặng thì có thể bị hành hung, thanh toán.

Chuyện nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh vì viết một bài báo đụng chạm ông kẹ Kháng Chiến, bị quăng nguyên một cái đầu chó vào văn phòng làm việc khiến ông phát hoảng, đóng cửa tờ báo, bỏ ra Hawaii chạy taxi một thời gian, sau yên ắng mới dám quay về, việc nhóm Thông Luận bị Mặt Trận tấn công bằng vũ lực ở Hòa Lan năm 1990 ( có phụ nữ bị ném một cái ghế vào người ), tòa soạn báo Mai của nhà văn Hoài Điệp Tử bị đốt bằng bom xăng, Hoài Điệp Tử chết ngạt bên trong giữa thập niên 80, vợ chồng ký giả Lê Triết bị bắn chết bằng súng shotgun cuối thập niên này khi dự đám cưới về tới nhà, vụ MT Hoàng Cơ Minh kiện các ông Cao Thế Dung, nhà văn Nguyên Vũ, chủ nhiệm báo Văn Nghệ Tiền Phong Nguyễn Thanh Hoàng ra tòa về tội bôi nhọ, vu khống thập niên 90…là một cảnh báo cho những người ( điếc không sợ súng ) như… Lê Diễn Đức.

Xem ra để được thực thi đệ tứ quyền ở một nước tự do, dân chủ hàng đầu thế giới như Mỹ không phải là chuyện dễ dàng và có thể mất mạng chứ chẳng chơi.

Thạch Đạt Lang

Nguồn Đàn Chim Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn