Hoa Kỳ lâu nay vẫn bị ĐCSVN coi là thế lực thù địch lớn nhất. Bởi vậy chuyến đi của phái đoàn Nguyễn Phú Trọng phải được toàn đảng CSVN tính toán, cân nhắc đi đến đồng ý. Có nghĩa trước đó đã có nhiều cuộc bàn thảo kỹ càng trong nội bộ. Có nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ hay không, quan hệ thế nào, quan hệ mang lại lợi hại ra sao, sẽ ký kết hợp tác những gì...
TBT Nguyễn Phú Trọng vốn là kẻ giáo điều cộng sản bậc nhất ở Việt Nam hiện nay. Tư tưởng luôn cảnh giác Hoa Kỳ có trong Nguyễn Phú Trọng cách đây hàng chục năm. Vào những buổi ban sơ của hiệp định thương mại Mỹ Việt, lúc đó Nguyễn Phú Trọng trong vai trò phó chủ tịch hội đồng lý luận trung ương. Một chức vụ lớn về tư tưởng của ĐCS, Trọng đã có ý kiến đề nghị cảnh giác trước việc ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ.
Thế nhưng, gần hai mươi năm sau. Trên cương vị cao nhất của ĐCSVN, Nguyễn Phú Trọng dẫn bầu đoàn sang Hoa Kỳ để mong được ký kết nhiều hiệp định thương mại lớn hơn rất nhiều nữa. Chẳng hạn như hiệp định thương mại TPP.
Điều gì đã khiến Nguyễn Phú Trọng làm vậy. Đó là tình hình kinh tế của Việt Nam đang ở mức thảm hại và việc Trung Quốc gia tăng đe doạ chiếm đoạt biển Đông. Nhân dân Việt nam sục sôi đòi hỏi ĐCSVN phải có liên kết với Hoa Kỳ để giải quyết hai vấn đề bức bối là kinh tế và chủ quyền. Áp lực từ phía người dân đòi hỏi quan hệ với Hoa Kỳ ngày càng tăng cao. Nhưng ĐCSVN vẫn chần chừ, không quyết bao nhiêu năm nay việc quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Đến bây giờ CSVN mới quyết định.
Bởi quan hệ với Hoa Kỳ để giải quyết được hai vấn đề đó, thì vấn đề tồn tại của ĐCSVN sẽ ở đâu. ?
Câu hỏi hoài nghi về sự tồn tại của ĐCSVN tương lai sẽ ra sao khi hợp tác với Hoa Kỳ là nỗi lo của toàn thể đảng CSVN. Khi câu hỏi này chưa được thoả đáng, thì dẫu kinh tế Việt Nam có quay lại thời bao cấp gạo châu, củi quế hay Trung Quốc có đánh chiếm nốt Trường Sa như năm 1988 thì cũng chưa thể khiến người cộng sản động lòng.
Dường như Hoa Kỳ đã có một chính sách để bảo đảm an toàn cho ĐCSVN trong tương lai. Một chính sách không hề mới, bởi Hoa Kỳ đã từng làm với Trung Quốc trước kia.
Để minh chứng cho ví dụ ấy sẽ được đảm bảo, Hoa Kỳ mời TBT Nguyễn Phú Trọng đến phòng Bầu Dục để hội đàm, ký kết, thương thảo những hiệp định đã được hai bên chuẩn bị qua nhiều lần trao đổi trước đó.
Một cách gián tiếp tỏ thiện chí của Hoa Kỳ là ngầm công nhận vai trò lãnh đạo của cộng sản Việt Nam. Đó là điều khiến cho toàn đảng CSVN cảm thấy yên tâm khi hợp tác với Hoa Kỳ. Trong đầu những người CSVN chắc đã thở phào nhẹ nhõm, nếu CS Trung Quốc hợp tác với Hoa Kỳ mà vẫn tồn tại hàng chục năm đến giờ. Thì người cộng sản VN chả có gì phải lo ngại cho tương lai mấy mươi năm nữa của họ, khi quan hệ với Hoa Kỳ.
Các thắc mắc, hoài nghi của ban lãnh đạo ĐCSVN đã được giải quyết. Hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ mà vẫn tồn tại cai trị đất nước.
Chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ năm 2015 cũng như chuyến đi của Đặng Tiểu Bình đến Mỹ năm 1979. Nếu chuyến đi của Đặng là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Nam Á. Thì chuyến đi này của Trọng lại nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á.
Như thế nếu có xung đột căng thẳng với Trung Quốc, chẳng những CS Việt Nam không sợ Hoa Kỳ can thiệp làm mất chế độ. Trái lại còn được Hoa Kỳ yểm trợ để đứng vững hơn.
Hoa Kỳ vẫn thực dụng như họ từng thực dụng.
Người Trung Quốc đã biết tận dụng khoảnh khắc mâu thuẫn Xô - Mỹ lúc đó để kiếm những cơ hội phát triển kinh tế, quốc phòng cho mình thành một cường quốc như ngày nay. Liệu những người cộng sản Việt Nam có làm được như vậy không. ? Họ có phát triển được kinh tế, bảo đảm được chủ quyền mà vẫn giữ vững vai trò cai trị đất nước hay không.?
Tuy chính sách, bước đi của CSVN hôm nay có phần giống với Trung Quốc trước kia. Nhưng thời điểm khác nhau, nội bộ khác nhau, nhân dân khác nhau....không ai có thể biết được trước sẽ thế nào.
Trước mắt sau chuyến đi này, Việt Nam có nhiều thay đổi về kinh tế, giáo dục, nhân quyền, quốc phòng....một số văn bản luật.
Nhưng chỉ hai vấn đề thay đổi lớn nhất là chính sách kinh tế và chính sách quốc phòng. Còn các vấn đề còn lại như nhân quyền, tôn giáo, giáo dục, y tế sẽ được thay đổi một cách dè dặt theo kiểu ban ơn nhỏ giọt để xoa dịu dân chúng và giảm bức xúc của những thượng nghị Hoa Kỳ.
Thế nhưng, gần hai mươi năm sau. Trên cương vị cao nhất của ĐCSVN, Nguyễn Phú Trọng dẫn bầu đoàn sang Hoa Kỳ để mong được ký kết nhiều hiệp định thương mại lớn hơn rất nhiều nữa. Chẳng hạn như hiệp định thương mại TPP.
Điều gì đã khiến Nguyễn Phú Trọng làm vậy. Đó là tình hình kinh tế của Việt Nam đang ở mức thảm hại và việc Trung Quốc gia tăng đe doạ chiếm đoạt biển Đông. Nhân dân Việt nam sục sôi đòi hỏi ĐCSVN phải có liên kết với Hoa Kỳ để giải quyết hai vấn đề bức bối là kinh tế và chủ quyền. Áp lực từ phía người dân đòi hỏi quan hệ với Hoa Kỳ ngày càng tăng cao. Nhưng ĐCSVN vẫn chần chừ, không quyết bao nhiêu năm nay việc quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Đến bây giờ CSVN mới quyết định.
Bởi quan hệ với Hoa Kỳ để giải quyết được hai vấn đề đó, thì vấn đề tồn tại của ĐCSVN sẽ ở đâu. ?
Câu hỏi hoài nghi về sự tồn tại của ĐCSVN tương lai sẽ ra sao khi hợp tác với Hoa Kỳ là nỗi lo của toàn thể đảng CSVN. Khi câu hỏi này chưa được thoả đáng, thì dẫu kinh tế Việt Nam có quay lại thời bao cấp gạo châu, củi quế hay Trung Quốc có đánh chiếm nốt Trường Sa như năm 1988 thì cũng chưa thể khiến người cộng sản động lòng.
Dường như Hoa Kỳ đã có một chính sách để bảo đảm an toàn cho ĐCSVN trong tương lai. Một chính sách không hề mới, bởi Hoa Kỳ đã từng làm với Trung Quốc trước kia.
Để minh chứng cho ví dụ ấy sẽ được đảm bảo, Hoa Kỳ mời TBT Nguyễn Phú Trọng đến phòng Bầu Dục để hội đàm, ký kết, thương thảo những hiệp định đã được hai bên chuẩn bị qua nhiều lần trao đổi trước đó.
Một cách gián tiếp tỏ thiện chí của Hoa Kỳ là ngầm công nhận vai trò lãnh đạo của cộng sản Việt Nam. Đó là điều khiến cho toàn đảng CSVN cảm thấy yên tâm khi hợp tác với Hoa Kỳ. Trong đầu những người CSVN chắc đã thở phào nhẹ nhõm, nếu CS Trung Quốc hợp tác với Hoa Kỳ mà vẫn tồn tại hàng chục năm đến giờ. Thì người cộng sản VN chả có gì phải lo ngại cho tương lai mấy mươi năm nữa của họ, khi quan hệ với Hoa Kỳ.
Các thắc mắc, hoài nghi của ban lãnh đạo ĐCSVN đã được giải quyết. Hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ mà vẫn tồn tại cai trị đất nước.
Chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ năm 2015 cũng như chuyến đi của Đặng Tiểu Bình đến Mỹ năm 1979. Nếu chuyến đi của Đặng là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô tại Đông Nam Á. Thì chuyến đi này của Trọng lại nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á.
Như thế nếu có xung đột căng thẳng với Trung Quốc, chẳng những CS Việt Nam không sợ Hoa Kỳ can thiệp làm mất chế độ. Trái lại còn được Hoa Kỳ yểm trợ để đứng vững hơn.
Hoa Kỳ vẫn thực dụng như họ từng thực dụng.
Người Trung Quốc đã biết tận dụng khoảnh khắc mâu thuẫn Xô - Mỹ lúc đó để kiếm những cơ hội phát triển kinh tế, quốc phòng cho mình thành một cường quốc như ngày nay. Liệu những người cộng sản Việt Nam có làm được như vậy không. ? Họ có phát triển được kinh tế, bảo đảm được chủ quyền mà vẫn giữ vững vai trò cai trị đất nước hay không.?
Tuy chính sách, bước đi của CSVN hôm nay có phần giống với Trung Quốc trước kia. Nhưng thời điểm khác nhau, nội bộ khác nhau, nhân dân khác nhau....không ai có thể biết được trước sẽ thế nào.
Trước mắt sau chuyến đi này, Việt Nam có nhiều thay đổi về kinh tế, giáo dục, nhân quyền, quốc phòng....một số văn bản luật.
Nhưng chỉ hai vấn đề thay đổi lớn nhất là chính sách kinh tế và chính sách quốc phòng. Còn các vấn đề còn lại như nhân quyền, tôn giáo, giáo dục, y tế sẽ được thay đổi một cách dè dặt theo kiểu ban ơn nhỏ giọt để xoa dịu dân chúng và giảm bức xúc của những thượng nghị Hoa Kỳ.
Người Buôn Gió
Tái bút.
Nếu trường hợp của Việt Nam hôm nay tương tự như Trung Quốc, đợt tới đây có thể Việt Nam sẽ có thêm vài đảng phái được phép hoạt động như Trung Quốc bây giờ đang có 9 đảng được chính thức công nhận hoạt đông. Đó là lý do vì sao một mặt Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ với CSVN nhưng vẫn có những gặp gỡ với các nhà bất đồng chính kiến, các lãnh đạo đảng phái Việt Nam.
Để phòng ngừa trường hợp này đến, trong trường hợp không thể dùng biện pháp bắt bớ, bỏ tù vì tội lập đảng. Cộng Sản Việt Nam ra tay tăng cường ráo riết dùng dư luận để vu vạ tư cách những người đấu tranh có khả năng thu hút. Đặc biệt cộng sản VN chú trọng tới việc lợi dụng tính tranh giành ảnh hưởng của các đảng phái, nhóm hội để khoét mâu thuẫn cho đấu đá, chỉ trích nhau, tự mình giảm giá trị trong mắt quần chúng nhân dân.
Với số đông quần chúng nhân dân thấy xe bia đổ chạy ra hôi, thấy ăn miễn phí chen nhau chật cứng đường, hoặc đẩy bật nhau để giành đồ ăn tự chọn đồng thời vẫn ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh hay ĐCSVN, thì một chút thay đổi kinh tế sẽ khiến họ ơn Đảng, một chút thay đổi quốc phòng sẽ khiến họ tự hào mang dòng máu một dân tộc quật cường, bách chiến, bách thắng. Và như thế đương nhiên họ không bao giờ là lực lượng chống đối lại ĐCSVN vinh quang mà HCM dày công tạo dựng.
Con đường đi đến dân chủ phía trước vẫn gian nan. Nhưng may mắn trong hàng ngũ đấu tranh dân chủ còn có nhiều người tài, đức, có học thức, có tâm với đất nước. Ngày càng đông dân chúng chán ghét sự cai trị của ĐCSVN. Cho nên sẽ còn nhiều hy vọng.
Tiếc cho anh Gió là tình hình diễn biến thế này, giấc mơ yên bình mở quán bán hàng ăn, nuôi gà chọi, trồng rau của anh Gió lại trở nên xa hơn một chút.
Gửi ý kiến của bạn