Tôi đồng ý với nhiều người đã cho rằng không có ngôn ngữ Việt Cộng, ngôn ngữ miền Nam mà chỉ có ngôn ngữ Việt Nam và ngôn ngữ phát triển và đa dạng hóa theo thời gian. Nhưng là một người sinh ra và lớn lên, sống ở miền Nam ít nhất là nửa thế kỷ, tôi cảm thấy hụt hẫng và cảm thấy dị ứng với thứ ngôn ngữ hôm nay, nói rõ là thứ ngôn ngữ phát sinh ra từ sau ngày đại họa, khi mà Việt Cộng cai trị toàn bộ đất nước miền Nam.
Không phải dị ứng với chữ nghĩa, mà tôi còn dị ứng với giọng nói của Hà Nội bây giờ, nó khác xa với Hà Nội thanh lịch của bốn mươi năm về trước. Làm sao tôi quên được giọng nói của đài phát thanh Hà Nội, “thủ đô của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” mà mỗi tối, tôi vẫn thường phải nghe cái giọng the thé của cô xướng ngôn viên qua chiếc loa rè treo ở cái chòi gác đầu trại, những đêm rét buốt ở trong những trại tù Hoàng Liên Sơn. Giọng nói đó còn theo đuổi, ám ảnh tôi cho đến ngày hôm nay.
Từ ngày bị anh em “ngoài ta” thống trị, ngoài những tiếng “ngụy ngôn” xảo trá như cách mạng, giải phóng, học tập cải tạo, ngụy quân, ngụy quyền... chúng ta thấy cả một rừng chữ nghĩa đảo lộn trong một xã hội điên đảo. Dân Sài Gòn đã nhìn tận mắt loại chữ nghĩa quái đản, sản phẩm của chế độ mới như “xưởng đẻ,” “cửa hàng thịt phụ nữ,” “nhà đái nam, nhà đái nữ...”
Cũng không phải vì lý do chính trị mà tôi ghét nó, hoặc có định kiến, kiểu “ghét ai ghét cả tông nhân họ hàng,” nhưng tôi ghét cái thứ ngôn ngữ tùy tiện, vô nghĩa và lai căng hay bắt chước Tàu một cách hoàn toàn vô ý thức và thiếu khôn ngoan.
Trước khi đi quá xa, và để cho độc giả khỏi quên, tôi xin nói ngay vào lối nói kiểu Tàu của người trong nước bây giờ. Chúng ta vẫn nghe những tiếng lạ tai từ khi nón cối dép râu “tiến về Sài Gòn,” thứ ngôn ngữ đặc sệt Tàu, mà chúng ta chưa hề nghe, chưa biết dùng nhưng cuối cùng cũng phải dùng, phải nghe nếu không sợ bị lạc đường. Đó là những tiếng hộ khẩu, hộ lý, hải quan, xuất khẩu, trợ lý, thủ trưởng, đăng ký, đường cao tốc, vô tư, bức xúc, bảo vệ, cơ địa, xử lý, khẩn trương, triều cường, giải phóng mặt bằng, quân hàm, sư trưởng... khác xa những gì mà chúng ta đã dùng thời trước.
Cái thì quá Hán, nhưng có cái thì quá nôm na. Thủy Quân Lục Chiến thì gọi là “Lính Thủy Đánh Bộ,” Bạch Ốc là “Nhà Trắng,” trực thăng là “máy bay lên thẳng,” tài xế thì gọi là “lái xe,” đại tiện hay tiểu tiện thì gọi là “ỉa, đái”... có khi nửa nôm nửa hán như “cán bộ gái,” có khi thô bỉ như “giường cứng- giường mềm,” có lúc ngớ ngẩn và vô nghĩa như “làm gái!”
Nếu chữ nghiêm trang, nghiêm chỉnh của chúng ta để nói về một thái độ, một nhân dáng thì vì sao trong nước lại dùng chữ nghiêm túc (nghĩa của nó là đứng yên - toàn thể túc lập!) Nếu chữ “liên lạc” của chúng ta dùng trong nghĩa trao đổi, thông tin thì cũng với nghĩa đó, họ dùng chữ “liên hệ,” như trong nghĩa nó có nghĩa trói buộc với nhau như gia tộc, con cái, họ hàng. Vì chúng ta đâu cần phải “liên hệ” qua điện thoại với một công ty khi chỉ cần mua một món hàng.
Có những địa hạt, việc dùng chữ nghĩa quá tùy tiện và ngu dốt, một cách “nói chữ” như chữ “xử lý” bị lợi dụng một cách nặng nề và không cần thiết như nói “xử lý cá xong” thì đến “xử lý” rau. Thay vì nói đơn giản “một con bọ xít” thì họ nói “một cá thể bọ xít,” thay vì nói “đi dạy học tại trường X.” thì người ta nói “nhận công tác giảng dạy...”
Nói chung là người ta thích dùng “đại ngôn” cho nó oai, ra điều chữ nghĩa, như ông bà ta có câu: “dốt thì hay nói chữ,” quảng cáo cho mấy cái bồn rửa nhà cầu, người ta cũng dùng đến tiếng “hoành tráng.”
Ba chữ “dòng, luồng và chùm” bị lạm dụng và gán ép một cách ngây ngô như: - “Dòng kem dưỡng da;” - “Luồng tư duy, luồng thông tin , luồng văn hóa , khám bệnh ngoài luồng;” - “Chùm ảnh, chùm thơ...”
Trong nước bây giờ thích nói chữ, Tây hay Tàu hơn là thuần Việt: Ảnh “nude” hơn là ảnh khỏa thân , “VIP” hơn là nhân vật quan trọng , “logic” là lý luận, “tuổi teen” hơn là tuổi thiếu niên, “ô tô” thay vì xe hơi, “nội y” thay vì áo quần lót , “sở hữu” hơn là có , “khẩn trương” thay vì nhanh lên.
Nếu vì trời sương mù mà trên xa lộ nhiều chiếc xe hơi đụng nhau dây chuyền (xe nọ đụng đít xe kia) thì vì sao họ dùng chữ “đụng liên hoàn,” cho ra Tàu, trong khi chữ liên hoàn còn có nghĩa “trở lại” như thơ liên hoàn là bài thơ mà câu cuối lặp lại câu đầu tiên. Cái xe đầu tiên bị đụng không thể nào đụng lại cái xe cuối cùng trên đường!
Trong khi chúng ta dùng chữ máy thu thanh (radio) thì Cộng Sản dùng chữ “đài,” chữ này chỉ có thể dùng để chỉ nơi phát thanh, như đài phát thanh Hà Nội. Cũng với lối nói tắt này, đôi khi vô nghĩa, nhưng theo thói quen ở trong nước, người ta vẫn hiểu, như vừa “xuất viện” là mới ở bệnh viện (nhà thương) ra, “nhập viện” là vào nhà thương. Nếu nói “điện” thì phải hiểu nghĩa là điện thoại. Thu phí là thu lệ phí!
Cộng Sản lấy tên Hồ Chí Minh đặt thay cho Sài Gòn có nhiều điều bất tiện và bất kính, vì người ta không thể nói: “Tôi đi... Hồ Chí Minh,” hay “Hồ Chí Minh bây giờ nạn cướp bóc tràn lan” mà phải dùng nguyên câu “thành phố Hồ Chí Minh.” Vì cái tên quá dài, nên bây giờ người Cần Thơ đi Sài Gòn thì chỉ cần nói là “lên thành phố!” là người ta đã hiểu.
Cỡ lớn láo như Phùng Quang Thanh, lên tới đại tướng mà còn mở miệng nói, “Không phong tướng, anh em tâm tư!” thì “chị em ta” cũng có thể nói, “Chị làm em cũng tâm trạng theo chị!” hay “con ấy... cực kỳ!” Danh từ, động từ, tĩnh từ, trạng từ... cứ loạn cả lên, toàn là những thứ “lộng ngôn” và “loạn ngôn” một cách rất “bất quy tắc!”
Thời trước đi học, mà viết, làm luận văn, nói lối này thì chắc chắn là bị thầy, cô giáo sổ...toẹt! Và thời nay nếu bỏ nước ra đi khá lâu, về thăm lại quê hương nên có một người đi theo để thông dịch.
Nói chuyện chữ nghĩa thời nay, thì phải viết thành một cuốn từ điển dày nghìn trang. Tôi không có tham vọng làm một cuộc nghiên cứu hay thống kê mà chỉ ghi.. tạp một vài chuyện mua vui. Nhưng chúng ta cũng nên cẩn thận, đừng ngộ nhận, khi có những tiếng ít nghe, ít dùng, nghe chưa quen tai đã vội chụp nón cối cho nó. Có lần tôi dùng tiếng “xiển dương” trong một bài viết, đã bị một ông bạn già khiển trách “sao lại dùng chữ Việt Cộng?”
Điều đau lòng tôi muốn trình bày với độc giả hôm nay là chúng ta lệ thuộc Tàu cả nghìn năm mà còn giữ được tiếng nói, chữ viết và bản sắc dân tộc. Trong nước nô lệ Cộng Sản mới bốn mươi năm mà dễ chừng ngôn ngữ đã có những sự thay đổi, nhất là ảnh hưởng không ít với những người đã đi ra nước ngoài, đã từng là nạn nhận của Cộng Sản. Tôi đã gặp những người tù chính trị đã ở trong nhà tù tập trung năm, mười năm mà vẫn dùng những danh từ “đi học tập- cải tạo” hay “trước giải phóng- sau giải phóng” một cách không suy nghĩ, thì trách gì vợ con họ, lấy lý do vì ở với Cộng Sản một thời gian dài, nên bị “đồng hóa!”
Một chuyện khác là các cơ quan truyền thông ở hải ngoại, vẫn cho mình là có lập trường chống Cộng nhưng vẫn dùng nguyên bản những tin tức, chương trình trong nước mà không chịu bỏ thời giờ sửa đổi lại theo cách nói và cách viết truyền thống của người Việt tại miền Nam trước 1975 và kể cả tại miền Bắc trước năm 1954.
Có khi vì thiếu vốn, lười biếng hay thỏa hiệp, truyền thông hải ngoại đem luôn cả chương trình làm sẵn, các cuốn phim của các nhà sản xuất hay đài truyền hình Việt Nam chiếu trong chương trình hằng ngày. Do vậy, tuy trên đài truyền hình không có cờ đỏ sao vàng, có chân dung lãnh tụ cộng sản, nhưng ngôn ngữ, hình ảnh, và chương trình từ giải trí đến thời trang, thi hoa hậu, đố vui, thực chất là những đài truyền hình Cộng Sản được soạn ra công phu để dành làm quà cho hải ngoại.
Người ta đã nói đến chuyện con ếch được luộc chín từ từ trong nước lạnh, hay chiến thuật vết dầu loang. Dần đà, chúng ta sẽ nghe quen tai, nhìn quen mắt và bị “luộc” lúc nào không hay.
Và những con người vốn chân chất, thật thà, tin người, chỉ thấy cái lợi trước mắt và cho cá nhân mình, không cảnh giác sẽ còn thua... nữa!
Huy Phương
Nguồn Người Việt
Không phải dị ứng với chữ nghĩa, mà tôi còn dị ứng với giọng nói của Hà Nội bây giờ, nó khác xa với Hà Nội thanh lịch của bốn mươi năm về trước. Làm sao tôi quên được giọng nói của đài phát thanh Hà Nội, “thủ đô của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” mà mỗi tối, tôi vẫn thường phải nghe cái giọng the thé của cô xướng ngôn viên qua chiếc loa rè treo ở cái chòi gác đầu trại, những đêm rét buốt ở trong những trại tù Hoàng Liên Sơn. Giọng nói đó còn theo đuổi, ám ảnh tôi cho đến ngày hôm nay.
Từ ngày bị anh em “ngoài ta” thống trị, ngoài những tiếng “ngụy ngôn” xảo trá như cách mạng, giải phóng, học tập cải tạo, ngụy quân, ngụy quyền... chúng ta thấy cả một rừng chữ nghĩa đảo lộn trong một xã hội điên đảo. Dân Sài Gòn đã nhìn tận mắt loại chữ nghĩa quái đản, sản phẩm của chế độ mới như “xưởng đẻ,” “cửa hàng thịt phụ nữ,” “nhà đái nam, nhà đái nữ...”
Cũng không phải vì lý do chính trị mà tôi ghét nó, hoặc có định kiến, kiểu “ghét ai ghét cả tông nhân họ hàng,” nhưng tôi ghét cái thứ ngôn ngữ tùy tiện, vô nghĩa và lai căng hay bắt chước Tàu một cách hoàn toàn vô ý thức và thiếu khôn ngoan.
Trước khi đi quá xa, và để cho độc giả khỏi quên, tôi xin nói ngay vào lối nói kiểu Tàu của người trong nước bây giờ. Chúng ta vẫn nghe những tiếng lạ tai từ khi nón cối dép râu “tiến về Sài Gòn,” thứ ngôn ngữ đặc sệt Tàu, mà chúng ta chưa hề nghe, chưa biết dùng nhưng cuối cùng cũng phải dùng, phải nghe nếu không sợ bị lạc đường. Đó là những tiếng hộ khẩu, hộ lý, hải quan, xuất khẩu, trợ lý, thủ trưởng, đăng ký, đường cao tốc, vô tư, bức xúc, bảo vệ, cơ địa, xử lý, khẩn trương, triều cường, giải phóng mặt bằng, quân hàm, sư trưởng... khác xa những gì mà chúng ta đã dùng thời trước.
Cái thì quá Hán, nhưng có cái thì quá nôm na. Thủy Quân Lục Chiến thì gọi là “Lính Thủy Đánh Bộ,” Bạch Ốc là “Nhà Trắng,” trực thăng là “máy bay lên thẳng,” tài xế thì gọi là “lái xe,” đại tiện hay tiểu tiện thì gọi là “ỉa, đái”... có khi nửa nôm nửa hán như “cán bộ gái,” có khi thô bỉ như “giường cứng- giường mềm,” có lúc ngớ ngẩn và vô nghĩa như “làm gái!”
Nếu chữ nghiêm trang, nghiêm chỉnh của chúng ta để nói về một thái độ, một nhân dáng thì vì sao trong nước lại dùng chữ nghiêm túc (nghĩa của nó là đứng yên - toàn thể túc lập!) Nếu chữ “liên lạc” của chúng ta dùng trong nghĩa trao đổi, thông tin thì cũng với nghĩa đó, họ dùng chữ “liên hệ,” như trong nghĩa nó có nghĩa trói buộc với nhau như gia tộc, con cái, họ hàng. Vì chúng ta đâu cần phải “liên hệ” qua điện thoại với một công ty khi chỉ cần mua một món hàng.
Có những địa hạt, việc dùng chữ nghĩa quá tùy tiện và ngu dốt, một cách “nói chữ” như chữ “xử lý” bị lợi dụng một cách nặng nề và không cần thiết như nói “xử lý cá xong” thì đến “xử lý” rau. Thay vì nói đơn giản “một con bọ xít” thì họ nói “một cá thể bọ xít,” thay vì nói “đi dạy học tại trường X.” thì người ta nói “nhận công tác giảng dạy...”
Nói chung là người ta thích dùng “đại ngôn” cho nó oai, ra điều chữ nghĩa, như ông bà ta có câu: “dốt thì hay nói chữ,” quảng cáo cho mấy cái bồn rửa nhà cầu, người ta cũng dùng đến tiếng “hoành tráng.”
Ba chữ “dòng, luồng và chùm” bị lạm dụng và gán ép một cách ngây ngô như: - “Dòng kem dưỡng da;” - “Luồng tư duy, luồng thông tin , luồng văn hóa , khám bệnh ngoài luồng;” - “Chùm ảnh, chùm thơ...”
Trong nước bây giờ thích nói chữ, Tây hay Tàu hơn là thuần Việt: Ảnh “nude” hơn là ảnh khỏa thân , “VIP” hơn là nhân vật quan trọng , “logic” là lý luận, “tuổi teen” hơn là tuổi thiếu niên, “ô tô” thay vì xe hơi, “nội y” thay vì áo quần lót , “sở hữu” hơn là có , “khẩn trương” thay vì nhanh lên.
Nếu vì trời sương mù mà trên xa lộ nhiều chiếc xe hơi đụng nhau dây chuyền (xe nọ đụng đít xe kia) thì vì sao họ dùng chữ “đụng liên hoàn,” cho ra Tàu, trong khi chữ liên hoàn còn có nghĩa “trở lại” như thơ liên hoàn là bài thơ mà câu cuối lặp lại câu đầu tiên. Cái xe đầu tiên bị đụng không thể nào đụng lại cái xe cuối cùng trên đường!
Trong khi chúng ta dùng chữ máy thu thanh (radio) thì Cộng Sản dùng chữ “đài,” chữ này chỉ có thể dùng để chỉ nơi phát thanh, như đài phát thanh Hà Nội. Cũng với lối nói tắt này, đôi khi vô nghĩa, nhưng theo thói quen ở trong nước, người ta vẫn hiểu, như vừa “xuất viện” là mới ở bệnh viện (nhà thương) ra, “nhập viện” là vào nhà thương. Nếu nói “điện” thì phải hiểu nghĩa là điện thoại. Thu phí là thu lệ phí!
Cộng Sản lấy tên Hồ Chí Minh đặt thay cho Sài Gòn có nhiều điều bất tiện và bất kính, vì người ta không thể nói: “Tôi đi... Hồ Chí Minh,” hay “Hồ Chí Minh bây giờ nạn cướp bóc tràn lan” mà phải dùng nguyên câu “thành phố Hồ Chí Minh.” Vì cái tên quá dài, nên bây giờ người Cần Thơ đi Sài Gòn thì chỉ cần nói là “lên thành phố!” là người ta đã hiểu.
Cỡ lớn láo như Phùng Quang Thanh, lên tới đại tướng mà còn mở miệng nói, “Không phong tướng, anh em tâm tư!” thì “chị em ta” cũng có thể nói, “Chị làm em cũng tâm trạng theo chị!” hay “con ấy... cực kỳ!” Danh từ, động từ, tĩnh từ, trạng từ... cứ loạn cả lên, toàn là những thứ “lộng ngôn” và “loạn ngôn” một cách rất “bất quy tắc!”
Thời trước đi học, mà viết, làm luận văn, nói lối này thì chắc chắn là bị thầy, cô giáo sổ...toẹt! Và thời nay nếu bỏ nước ra đi khá lâu, về thăm lại quê hương nên có một người đi theo để thông dịch.
Nói chuyện chữ nghĩa thời nay, thì phải viết thành một cuốn từ điển dày nghìn trang. Tôi không có tham vọng làm một cuộc nghiên cứu hay thống kê mà chỉ ghi.. tạp một vài chuyện mua vui. Nhưng chúng ta cũng nên cẩn thận, đừng ngộ nhận, khi có những tiếng ít nghe, ít dùng, nghe chưa quen tai đã vội chụp nón cối cho nó. Có lần tôi dùng tiếng “xiển dương” trong một bài viết, đã bị một ông bạn già khiển trách “sao lại dùng chữ Việt Cộng?”
Điều đau lòng tôi muốn trình bày với độc giả hôm nay là chúng ta lệ thuộc Tàu cả nghìn năm mà còn giữ được tiếng nói, chữ viết và bản sắc dân tộc. Trong nước nô lệ Cộng Sản mới bốn mươi năm mà dễ chừng ngôn ngữ đã có những sự thay đổi, nhất là ảnh hưởng không ít với những người đã đi ra nước ngoài, đã từng là nạn nhận của Cộng Sản. Tôi đã gặp những người tù chính trị đã ở trong nhà tù tập trung năm, mười năm mà vẫn dùng những danh từ “đi học tập- cải tạo” hay “trước giải phóng- sau giải phóng” một cách không suy nghĩ, thì trách gì vợ con họ, lấy lý do vì ở với Cộng Sản một thời gian dài, nên bị “đồng hóa!”
Một chuyện khác là các cơ quan truyền thông ở hải ngoại, vẫn cho mình là có lập trường chống Cộng nhưng vẫn dùng nguyên bản những tin tức, chương trình trong nước mà không chịu bỏ thời giờ sửa đổi lại theo cách nói và cách viết truyền thống của người Việt tại miền Nam trước 1975 và kể cả tại miền Bắc trước năm 1954.
Có khi vì thiếu vốn, lười biếng hay thỏa hiệp, truyền thông hải ngoại đem luôn cả chương trình làm sẵn, các cuốn phim của các nhà sản xuất hay đài truyền hình Việt Nam chiếu trong chương trình hằng ngày. Do vậy, tuy trên đài truyền hình không có cờ đỏ sao vàng, có chân dung lãnh tụ cộng sản, nhưng ngôn ngữ, hình ảnh, và chương trình từ giải trí đến thời trang, thi hoa hậu, đố vui, thực chất là những đài truyền hình Cộng Sản được soạn ra công phu để dành làm quà cho hải ngoại.
Người ta đã nói đến chuyện con ếch được luộc chín từ từ trong nước lạnh, hay chiến thuật vết dầu loang. Dần đà, chúng ta sẽ nghe quen tai, nhìn quen mắt và bị “luộc” lúc nào không hay.
Và những con người vốn chân chất, thật thà, tin người, chỉ thấy cái lợi trước mắt và cho cá nhân mình, không cảnh giác sẽ còn thua... nữa!
Huy Phương
Nguồn Người Việt
Gửi ý kiến của bạn