BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72811)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhà báo lựu đạn - nhà báo ở Berlin

22 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 1010)
Nhà báo lựu đạn - nhà báo ở Berlin
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53

Nhân ngày báo chí Việt Nam kể chuyện các nhà báo ở Berlin một tí.


Ngày báo chí Việt Nam đang kỷ niệm rầm rộ trong nước do đảng cộng sản tổ chức, cho nên nói chuyện báo chí ở Berlin chỉ nói đến những nhà báo cờ đỏ. Hay là những nhà báo viết cho các trang nguoiviet, thoibao, vietbao.


Ở đây thì ai cũng dễ dàng thành nhà báo, chỉ cần đưa mẩu tin, chụp vài tấm ảnh đưa lên những trang website là thành nhà báo. Trong vô vàn các nhà báo đó thì anh lon tá Nguyễn Huy Thắng có vẻ sáng giá nhất.


Anh Huy Thắng vừa là cựu sĩ quan, vừa là nhà báo, tuy có nhà báo khác cũng là cựu chiến binh nhưng cấp bậc nhỏ hơn anh Thắng hoặc trong chiến đấu không anh hùng lẫm liệt như anh Huy Thắng. Cho nên viết về nhà báo ở Berlin này không thể không nhắc đến anh Huy Thắng đầu tiên.


Tại sao gọi anh Huy Thắng là nhà báo lựu đạn. Vì trong chiến đấu anh kể lại thì toàn thấy anh ném lựu đạn, quả nào cũng nổ. Lựu đạn địch hay lựu đạn ta anh đều dùng được hết.


Chuyện kể rằng đơn vị của Huy Thắng hết đạn, bị địch bao vây, định bắt sống. Trong tình thế nguy hiểm đó anh dẫn một cánh quân đi về Quảng Ngãi. Chỗ này lựụ đạn chưa nổ anh đã nổ rồi. Phép dùng binh có câu '' gấp mười thì vây, gấp đôi thì đánh ''. Một khi địch đã chủ định bắt sống có nghĩa chúng đã hoàn toàn chủ động, quan sát và phong toả, nắm chắc mọi tình huống. Không có chuyện chủ định bắt sống mà lại để cho phe đối phương dẫn một cách quân thoát đi dễ dàng. Thời Tam Quốc cũng không đi được như thế, trong Tam Quốc người ta phải gọi là '' mở đường máu '' phá vây.




Nguyễn Huy Thắng, kiều bào ở Đức (bên trái) và Nguyễn Ngọc Lập, kiều bào ở Mỹ



 Nhưng anh Huy Thắng vẫn dẫn được một cánh quân đi. Một cánh quân , từ ngữ như trong Tam Quốc Chí. Nghe nhiều lắm, chả biết anh Huy Thắng ngại gì mà không nói rõ là một tiểu đội, một trung đội hay một tiểu đoàn. Thôi thì cứ cánh quân cho oai, làm báo phải biết hình tượng hoá mới là báo.


Hãy xem lại lời anh kể


'' Khi đến Đường số 1 ở khu vực giữa làng Thế Long và Thế Lợi thuộc xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi thì đơn vị rơi vào ổ phục kích của địch. Một đồng đội lấy lựu đạn ném về phía địch, nhưng do mắc phải gùi sau lưng nên lựu đạn rơi ngay phía dưới chân tôi. Nhanh như cắt, tôi nhặt trái lựu đạn ném thẳng vào đám địch lố nhố phía trước. Rồi dùng lựu đạn của mình tiếp tục đánh địch. Nhiều tên địch chết, tôi bò đến bên xác một lính ngụy lấy lựu đạn của chúng ném tiếp vào đội hình địch. Tôi bị một quả M79 nổ rất gần làm tôi bị thương ở ngực, máu chảy loang cả xuống đùi.''




Bạn có bao giờ nghĩ rằng bọn phục kích lại đứng lố nhố cho bạn nhìn thấy không? Nếu chúng lố nhố cho bạn nhìn thấy thì bạn là người phục kích chúng chứ chẳng phải chúng nó. Bọn địch của anh Huy Thắng ngu đến mức phục kích mà đứng lố nhố để anh Huy Thắng ngon lành phát hiện ném thẳng lựụ đạn vào chúng, mà lựu đạn đó còn do bạn anh ném, mắc vào gùi, rơi dưới chân anhh.


Quả lựu đạn mở chốt thời gian nổ là 5 giây. Cứ thử tính, bạn anh lúc để quả lựu đạn tuột tay rơi mắc vào gùi là 1 giây, rơi xuống chân anh để anh thấy là 2 giây, anh nhặt lên là 3 giây, ném đi là 4 giây. Trong 1 giây còn lại quả lựu đạn anh ném đi đã kịp tới đội hình địch và phát nổ.


Nghe như anh kể thì vụ ấy lựu đạn anh ném này giết nhiều tên nguỵ, lẽ ra với thành tích cao và tinh thần chiến đấu như thế anh phải được phong Anh Hùng lực lượng vũ trang. Nhưng chẳng hiểu sao đến giờ bà bí thư sứ quán phụ trách cộng đồng không bảo anh làm hồ sơ để phong tặng cho anh. Một nhà báo viết hay, kể hay như anh mà thành tích không được đảng và nhà nước biết đến thì quả thật bọn đảng và nhà nước này quá chó chết. Chúng đã bỏ quên chiến công hiển hách rành rành trăm phần sự thật của anh Nguyễn Huy Thắng, thay vào đó chúng bịa ra anh hùng giả như Lê Văn Tám.


Anh Huy Thắng là người rất thích ném lựu đạn, hãy xem một câu chuyện khác anh kể.



Má Thùy còn hì hục nướng mực cho chúng nhậu. Chúng vừa nhậu, vừa chọc ghẹo, vừa đe dọa, vừa tra hỏi má đủ kiểu. Thú thực, khi đó tôi ngồi ở dưới hầm căng thẳng đến nghẹt thở. Tôi nghe được cả tiếng tim mình đập dồn dập. Thiếu bình tĩnh chút nữa là tôi đã bật dậy ném lựu đạn liều chết với chúng.


Bạn thấy anh Huy Thắng thế nào, rõ là anh rất thích ném lựu đạn bất kể tình huống nào. Theo đoạn này anh kể, nếu anh ném lựu đạn thì bà Má nuôi của anh cũng đi đời. Thế nhưng anh kể không hề thấy nhắc đến chuyện vì bà má ở đó tôi không ném. Chắc anh nghe đoạn địch tra hỏi bà má, anh lo bà khai ra mình nên căng thẳng muốn ném quách cho chết cả luôn. May là bà má kia còn khôn biết tính anh thích quăng lựu đạn, nên bà không khai, chứ khai ra lúc ấy chắc anh ở dưới hầm nghe thấy quăng lựu đạn liền chứ chả chơi.


Lời khuyên nếu sau này có chiến tranh, các bà má nào chứa chấp lính cộng sản. Tốt nhất hãy thu lựu đạn trước khi cất giấu anh ta xuống hầm. Kẻo gặp người như anh Huy Thắng trong lúc anh thiếu kiềm chế thì tan cửa, nát nhà đúng nghĩa luôn.


Anh nhà báo lựụ đạn này viết báo thế nào, hãy xem một bài báo mà anh ta viết về sự kiện 40 năm hội nhập người Việt tại Đức.




Cả một chương trình nghe nói là lớn, có hai đại gia trong nước tài trợ 100 nghìn usd và bà con ở đây đóng góp 40 nghìn eu ro. Chương trình được gọi là đại lễ hội như lời anh nói, được anh miêu tả thế nào.?


Người ta đọc chẳng biết cái chương trình ấy có những mục gì về văn hoá, hội nhập. Cái mà người ta thấy rõ ràng, chi tiết nhất trong bài báo ấy là ăn và nhậu.


''Trong các báo cáo về công tác chuẩn bị của các tiểu ban, đáng chú ý là công tác chuẩn bị của Ban hậu cần. Ban hậu cần đã khảo sát, chế biến thử từng loại thịt… và phương thức phục vụ. Ban hậu cần cho rằng để phục vụ cho khoảng 4.000 khách ăn uống tự do (không mất tiền) với bia và các loại thịt nướng như thịt ba chỉ, đùi gà, cánh gà, Wurst… trong cùng một thời gian ngắn là việc không đơn giản. Nhưng ban hậu cần đã có giải pháp để có thể phục vụ một cách tốt nhất. Đồng thời chuẩn bị sẵn phương án phục vụ khi lượng khách tăng thêm, nếu như bà con ta đến tham gia đông vui hơn.''


Viết một bài báo giới thiệu chương trình Đại Lễ Hội mà chỉ thấy chú trọng giới thiệu đến mục ăn nhậu, chi tiết đến từng món ăn, miễn phí. Viết thế để kêu gọi mọi người đến dự vì được ăn nhậu miễn phí hay sao mà chú trọng thế. Anh Huy Thắng bất tài hay có tài mà không diễn tả được những hấp dẫn trong Đại Lễ Hội để gọi mời bà con, phải dùng đến mục ăn uống miễn phí để làm trọng tâm. ?


Có lẽ anh Huy Thắng tài, vì anh hiểu tâm lý người Việt cờ đỏ ở Berlin này hơn bất cứ nhà báo nào khác. Biết đâu là điểm trọng tâm để quảng bá, giới thiệu người đến dự.


Nếu thế, thì anh Nguyễn Huy Thắng xứng đáng được nhắc đến đầu tiên trong các nhà báo cách mạng ở đất Berlin này.



Người Buôn Gió

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn