BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73227)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đại lễ... hay... lễ đại?

23 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 940)
Đại lễ... hay... lễ đại?
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
"Đất nước chúng ta có hàng ngàn năm lịch sử, tại sao lại chưa thể có được những bộ phim lịch sử hay và hoành tráng?"

Để trả lời cho câu hỏi này, người ta đổ hơn 100 tỷ đồng vào bộ phim "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" với mong muốn làm phim lịch sử thật hay để xuất khẩu văn hóa Việt ra nước ngoài (*)



Nhà sản xuất hẳn đã rất tự tin là bộ phim có thể tôn vinh được giá trị văn hóa Việt (hay hồn Việt) bên dưới lớp áo Tàu khi thuê nguyên ê kíp đạp diễn, trường quay và cả diễn viên nước lạ tại trường quay Hoành Điếm (Trung Quốc).

Xét về ý nghĩa lịch sử, Đường tới thành Thăng Long khắc họa giai đoạn từ thời tiền Lê đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi tên là Thăng Long, đặt nền móng vững chắc cho thời kỳ ổn định và phát triển dài lâu của đất nước.

Xét về ý nghĩa tinh thần, đại lễ Ngàn năm Thăng Long là dịp biểu dương tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam suốt hơn ba ngàn năm lịch sử. Nhiều người hy vọng rằng nhân dịp này bộ phim sử thi về Lý Thái Tổ sẽ bộc lộ rõ tinh thần tự lập tự cường truyền thống của dân tộc, và sẽ là sự kiện văn hóa đáng chú ý trong dịp đại lễ này.

Đáng tiếc, là Theo thông tin từ Hội đồng Duyệt phim quốc gia lịch phát sóng bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long của Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành sản xuất sẽ tạm thời bị hoãn lại. Lý do hoãn phát sóng do 19 tập phim của bộ phim này mang đậm yếu tố Trung Hoa. Hội đồng Duyệt phim quốc gia đã yêu cầu đoàn làm phim phải lược bỏ bớt những bối cảnh đậm chất Trung Hoa này và chỉ được phát sóng sau khi đã sửa chữa xong theo yêu cầu.(**)

Khoan bàn đến các yếu tố về mặt chính trị mà hãy nhìn vào thực tế, toàn bộ kinh phí được duyệt để tổ chức Đại lễ ngàn năm Thăng Long, ít nhiều có liên quan đến ngân sách nhà nước. Với hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện tại, không nhất thiết phải hao tiền tốn của cho những dịp lễ lạt như thế này. Người dân còn nghèo, trẻ em vùng cao, vùng sâu còn chưa có ăn, có mặc đầy đủ, chưa được tạo điều kiện học hành đến nơi đến chốn, điều kiện chăm sóc y tế tại nhiều địa phương còn lạc hậu, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Tất cả những vấn đề quan trọng của xã hội đều chưa được nhà nước chăm lo giải quyết xác đáng. Làm sao dân tộc Việt có thể vững mạnh khi cứ mãi theo đuổi truyền thống tự hào trong quá khứ và cố gắng xây dựng một hình ảnh no đủ vá víu như thế này?

100 tỷ đồng đầu tư cho bộ phim giờ đây có thể được xem như đã đổ sông đổ biển, và ai là người chịu trách nhiệm thì hãy còn là một ẩn số phía trước. Biết sai để sửa, đó là điều tốt, nhưng giá như biết suy xét thật kỹ để đừng bao giờ phải sửa sai thì hẳn tốt hơn nhiều. Một đất nước phát triển không thể chỉ lẩn quẩn trong cái vòng sai - và sửa sai.

"1000 năm nô lệ giặc Tàu" (***) - nhiều người mượn câu hát này để giải thích rằng sự lệ thuộc từ phương Bắc là điều không thể tránh khỏi sau chừng ấy năm dài bị đô hộ. Điều này không sai, nhưng thật là tủi nhục và có tội với tổ tiên khi cố tình "lệ thuộc" và "đồng hóa" nền văn hóa hiện tại vì bất kỳ mục đích chính trị nào.

Thời gian rồi sẽ nhắc tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long năm nay như một mốc lịch sử đáng nhớ hay một sự kiện lịch sử ô nhục cùng với 16 chữ vàng? Bạn nghĩ xem.

Mẹ Nấm

14-09-2010

(*)http://vietnamnet.vn/vanhoa/201007/Phim-lich-su-Viet-Nam-dang-no-lich-su-Viet-Nam-922946/

(**) http://vietnamnet.vn/tinnhanh/201009/Phim-Ly-Cong-Uan-Su-le-thuoc-van-hoa-935278/

(***) Lời bài hát "Gia tài của mẹ" - Trịnh Công Sơn.

Theo Blog Mẽ Nấm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn