BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73244)
(Xem: 62215)
(Xem: 39401)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nội chiến xôi đỗ

15 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 1027)
Nội chiến xôi đỗ
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

Xôi đậu là thứ xôi phổ biến trong các dịp lễ lạt, người ta trộn gạo với đỗ xanh hoặc đỗ đen ( trong Nam gọi là đậu ) đồ thành món xôi.


Trong kháng chiến chống Pháp, vùng Việt Minh kiểm soát nhiều khi chồng chéo , đan xen với vùng Pháp kiểm soát. Người dân lúc đó lấy từ xôi đỗ để chỉ những vùng như vậy.


Sau năm 1954 Việt Nam chia ra làm hai quốc gia có chủ quyền, chủ quyền thực sự như Nam và Bắc Triều Tiên ngày nay. Tuy nhiên các cuộc chiến giữa hai miền này vẫn được gọi là nội chiến. Một cuộc nội chiến có biên giới.



Dân miền Bắc di cư vào Nam (1954). Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Hiệp định đình chiến Genève) ngày 20-7-1954 chia hai nước Việt Nam tại sông Bến Hải. Nguồn: internet



Hiện này có nhiều quốc gia nội chiến liên miên, chẳng hạn như Syria, các nhóm quân kiểm soát hoàn toàn từng khu vực. Cũng như nước Hán thời Tam Quốc, phân định ra ba khu vực do ba thế lực cát cứ. Thông thường các cuộc nội chiến bằng vũ lực đều có ranh giới, người ta có thể dễ dàng quan sát khu vực nào do thế lực nào nắm giữ.


Tuy nhiên ở Việt Nam, sau khi có sự xuất hiện của Việt Minh tức Cộng Sản sau này. Các cuộc nội chiến đều có nét khác biệt với các cuộc nội chiến khác trên thế giới. Không biết có phải do bản chất của người Việt hay bản chất của thuộc tính cộng sản mà các cuộc chiến Việt Nam khiến người ngoài khó biết đâu ra đâu. Có những người sáng mặc áo lính bên này, tối lại thành quân du kích bên kia. Chắc do thuộc tính của Việt Minh, Cộng Sản hơn là do tính dân tộc, vì trong lịch sử Việt Nam có trải qua nhiều cuộc nội chiến. Nhưng chưa có sự nhập nhèm người lính bên này, lúc là lính bên kia như thời Cộng Sản. Có thể là có một số ít phản bội, làm gián điệp nhưng không đến mức độ xôi đỗ như kiểu Việt Nam thời Cộng Sản.


 Trong một giai đoạn tương lai tới đây, Việt Nam sẽ chìm trong một cuộc nội chiến xôi đỗ không tiếng súng, không ranh giới, không biết phe nào đang kiểm soát cái gì, cũng chẳng rõ số này là của phe nào, số kia là của phe ai.


Cuộc nội chiến giữa các lãnh đạo đảng Cộng Sản với nhau để giành quyền kiểm soát tất cả các lãnh vực trên đất nước và trong xã hội. Một cuộc nội chiến vừa tranh giành vật chất vừa tranh giành ảnh hưởng ý thức hệ. Hai bên cố làm sao thâu tóm được các mối lợi và nhồi nhét lý tưởng của mình vào đầu người dân.


 Và cũng như cuộc nội chiến Nam Bắc cách đây 40 năm, cuộc nội chiến mới này đang hình thành bởi các thế lực quen thuộc như Nga, Mỹ, Tàu.


Cuộc nội chiến lần này sẽ không có biên giới, không có phân định được sắc áo cho cánh quân. Các cuộc tấn công diễn ra bằng nghị quyết, bằng quyết định thanh tra, các cuộc xử lý nội bộ. Một lãnh đạo cấp bộ hôm nay ở phe thân Tàu, mai có thể nhảy sang phe thân Mỹ và ngược lại tuỳ thuộc vào theo tình hình cấp cao hơn ký kết mang lại những gì có lợi cho bản thân mình.


Trong cuộc nội chiến phân định ranh giới, màu cờ sắc áo, chiến đấu bằng vũ lực thông thường. Bên nào có nguồn viện trợ tiền bạc, vũ khí dồi dào, tân tiến bên đó sẽ nắm phần thắng. Cuộc chiến quyết định thắng bại vào nguồn viện trợ của các cường quốc bên ngoài là chủ yếu.


Nhưng một cuộc chiến xôi đỗ trong tương lai của Cộng Sản Việt Nam, cán cân thắng lợi sẽ nghiêng về bên nào được lòng dân hoặc được nhân dân tín nhiệm. Bên nào thủ đoạn lừa bịp, ma mị , doạ dẫm khiến dân chúng đi theo hoặc bên nào chính nghĩa, thuyết phục người dân ủng hộ theo bên đó sẽ chiến thắng.


Bởi đặc thù của cuộc nội chiến xôi đỗ này , sẽ khiến cho người dân có cơ hội quyết định số phận đất nước, dân tộc. Bằng những cuộc biểu tình ủng hộ hay phản đối chính sách , quyết định của phe này hay phe kia. Những thái độ đó của người dân sẽ chính là nguồn viện trợ lớn nhất để phe nào đó đi đến thắng lợi.


Đã có những phát biểu khơi mào của một số lãnh đạo, báo chí có chiều hướng khác nhau, cũng như các cuộc đình công biểu tình phản đối chính sách , quyết định này nọ diễn ra liên tiếp gần đây. Đó chính là cơ hội để cho người dân nắm bắt và quyết định sự ủng hộ của mình cho phe nào, tác động để đất nước chuyển mình theo hướng nào. Người dân cần nhận thức chủ trương của mỗi phe, cần nhận thức rõ ảnh hưởng của mình và cần có hành động thiết thực bày tỏ sự ủng hộ hoặc phản đối.


Còn nếu người dân mũ ni, che tai. Điều kiện đến cho mình để thay đổi đất nước theo ý mình muốn mà không làm gì. Đừng trách cứ hay than van tại sao dân tộc Việt Nam đến giờ vẫn lẹt đẹt và lay lắt so với thế giới.



Người Buôn Gió

13-04-2015

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn