BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72808)
(Xem: 62102)
(Xem: 39197)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhạc sĩ cộng sản Trần Long Ẩn

31 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 1534)
Nhạc sĩ cộng sản Trần Long Ẩn
57Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
57
Trong sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều bộ môn giải trí như đọc sách, xem phim nghe nhạc v.v….Nhưng có lẽ âm nhạc là môn nghệ thuật gắn liền với đời sống con người nhất. Âm nhạc được có mặt cùng khắp: từ trong chiếc xe hơi đang chạy trên đường phố, một quán nhỏ bên đường, trong lớp học, trong phòng khách sang trọng hay ngoài công viên đông người…. Đối với người Tây phương, hình như họ chú trọng vào dòng nhạc, sự hoà âm của bản nhạc, nên nhiều khi ngồi nghe một bài hát chỉ có vỏn vẹn vài câu nhưng họ cứ hát đi hát lại mãi. Trong khi nhạc nhạc Việt nam, thường thường lời ca làm cho người nghe cảm thấy gần gũi, như tác giả đã nói lên được tâm sự của chính mình, nên thường lấy lời ca làm nền cho một vài trường hợp chưa tìm ra lối thoát, thậm chí có lúc người ta còn lấy lời nhạc làm …kim chỉ nam trong đời sống vốn dĩ rất nhập nhằng giữa hư hư -thực thực, giữa chính và tà. Và chính lời ca đã rót vào lòng người nghe những cảm xúc buồn hay vui chứ không phải nốt nhạc.

Dù rằng có nhiều nhạc sĩ rất tài ba, họ viết nhạc mang âm hưởng Tây phương, có thể viết nhiều giai điệu, nhưng chỉ chọn lựa được một số thính giả mà không thể đi sâu vào quần chúng. Trong khi đó, có những nhạc sĩ, thật ra nhạc của họ rất đơn điệu, chỉ một ít nốt nhạc đều đều, điệu Bolero, hay Rumba đơn giản, âm giai không cầu kỳ, nhưng lời ca, vâng chính là lời ca đã đem người nhạc sĩ đến gần với người nghe, nên một số nhạc sĩ trước năm 1975 viết nhiều nhạc phẩm rất được nhiều người ưa chuộng.

Trong những năm miền Nam chiến đấu chống cộng sản vừa qua, một số nhạc sĩ nổi tiếng cũng nhờ cảm hứng trước những bối cảnh xảy ra chung quanh, người lính trận miền xa nhớ vợ ở nhà, người “em gái hậu phương” nhớ về “anh trai nơi tiền tuyến”, hoặc một chuyện tình cảm trên một chuyến xe lam, hay người ta…không thành chồng vợ được vì chuyện nghèo –giàu v..v... Dù nốt nhạc, điệu nhạc, lời ca trong bài hát “bị” một số người cho là nhạc “Sến”, nhưng chính những lời ca đó đã đem lại cho người nghe những xúc cảm, những tâm sự mà chính họ không tự nói lên được, nhiều khi họ vừa nghe vừa rơi lệ, vì với họ, lời ca đã chuyên chở dùm tâm sự của chính mình (ai dám bảo là nhạc dở?). Và cũng chính từ những đời thường tình cảm đó, mà một vài nhạc sĩ ( có một thành phần học sinh, sinh viên “TRỐN LÍNH” theo Cộng sản, không thể gọi là phản chiến, vì họ chỉ phản đối chính phủ Việt Nam Cộng hoà, chứ họ có phản đối Cộng sản đâu, lại còn ca tụng giặc Cộng nữa mà!) đã “lợi dụng” sự dễ dãi của người nghe, để làm lợi khí tuyên truyền cho giặc, dù đang sống và được học hành dưới chính thể Cộng hòa ở miền Nam, điển hình là nhạc sĩ Trần Long Ẩn, tác giả bản nhạc mà nhiều ca sĩ đương thời ở hải ngoại vẫn rên rỉ: “Đàn sáo Hậu Giang”, hay “Xin làm người hát rong”.

Khoảng 12 giờ trưa ngày 24/5/2008, tôi đang trú ngụ tại một khách sạn ở Sài Gòn để chờ đợi chuyến bay trở lại Mỹ sau khi về VN đưa đám tang người thân vừa thất lộc. Trong lúc buồn quá không biết làm gì, lại tò mò muốn biết “đài truyền hình Việt cộng” nói những chuyện chi chi. Vừa bật nút mở điện, đã thấy trên màn ảnh cuộc nói chuyện giữa ba người đàn ông cùng một nữ phỏng vấn viên. Câu chuyện bắt đầu từ bao giờ thật tình tôi đâu có biết, nhưng khi nghe họ giới thiệu bài hát “XIN LÀM NGƯỜI HÁT RONG”, tác giả là nhạc sĩ Trần long Ẩn. Chính cái tên tác giả đã gợi sự tò mò nơi tôi, vì đã nhiều lần tôi nghe trên những làn sóng điện địa phương phát thanh oang oang bài hát “Đàn sáo hậu giang” của ông nhạc sĩ này. Và chính những lời nói “rất thật” từ cửa miệng của ông đã không làm tôi ngạc nhiên, nhưng cảm thấy chua chát, xót xa.

Vì thời gian trước 1975, tại miền Nam, có quá nhiều tên “ăn cơm quốc gia mà thờ ma cộng sản”. Tôi cũng rất buồn, thật băn khoăn, trăn trở trước tinh thần đấu tranh của những người Việt quốc gia chân chính, những người yêu chuộng tự do, muốn tranh đấu cho một quốc gia Việt nam không cộng sản. Nhưng chính những cơ quan truyền thông lại cứ…vô tình đi làm công cụ tuyên truyền cho những tên Cộng sản chính hiệu, các ca sĩ thì cứ…nhắm mắt mà hát nên không hề biết phân biệt địch-ta, và những người nghe thì cứ thờ ơ và tự do tuyên bố: “ nhạc quê hương mà, người ta chỉ nói lên tình yêu quê hương chứ có nguy hại gì đâu!”. Và thế là ...biết đến bao giờ trở lại quê hương trong tự do dân chủ không Cộng sản?

(Lời nói của phỏng vấn viên và những người được phỏng vấn tâm sự, tôi ghi âm lại được. Dĩ nhiên có lúc không nghe rõ và đọan đầu tôi không biết đươc.)
Lời của -…
*TVT: ….Trong đó rất nguy ngập, nếu không có tiếp tế thì sẽ bị chết đói, chết khát. Cuối cùng trời mưa tầm tã tiếp kiến những người lính Cảnh sát của Sài Gòn đã kiếm cách chọn một mớ đưa đi, nhiều bà mẹ chạy ra hàng rào kẽm gai đó, lấy nước đập vào trong vách tường để cho nó có một lỗ hổng như thế này và đưa bánh mì, cơm nắm, gạo sấy vào tiếp tế, và nước vào tiếp tế cho anh em ở trong tòa đại sứ đó. Lúc đó là một hành động vô cùng can đảm của người mẹ Bàn cờ, người chị bàn Cờ, của những em Bàn Cờ. Anh Nguyễn phi Khanh ảnh thấy hình ảnh đẹp, xúc động, anh nghe như thế, ảnh đã viết bài Người mẹ bàn Cờ, mà sau đó anh Trần Long Ẩn nhận được bài thơ thấy xúc động, anh Trần Long Ẩn phổ nhạc ngay bài hát đó, mà khi nhận bài thơ thì tôi đã chỉnh sứa chút đỉnh thôi, bài hát từ đầu đến cuối được ghi lại rồi ngày hôm sau mình đến mình hát, thì có một anh bạn, hiện nay anh là dược sĩ, ảnh cầm cái tape(?)… mình tới mình hát với ảnh và ảnh lên tới chỗ ủy ban nhân dân quận ba bây giờ, chỗ tên là trụ sở Tổng hội sinh viên miền nam Việt nam lớn lắm, thì ảnh gửi được vô trong, anh em trong đó có dàn âm thanh mạnh lắm, phát, chính mình hát, chính tôi hát và .. thế thì mấy mẹ, mấy chị chợ vườn chuối người ta nghe người ta thích lắm, người ta bảo cái đám sinh viên học sinh này hay ghê, chưa chi hết trơn mà đã có bài hát rồi, mà nó không có nói gì về chúng nó mà nó nói về tụi mình, cũng hay héng? Vậy thì chị em mình về sau phải quyên góp tiền bạc, rồi lương thực, thực phẩm gì cho tụi nó, để nó chết đói thì tội nghiệp nó quá . Chính nó đã có cái tác động thực sự, thấy tình cảm của cuộc chiến, cái việc gì mà sinh viên trong lúc đó, sinh viên đang đấu tranh, chính anh Trần long Ẩn là người ôm cây đàn ghita và đứng hát ngay giữa đường, hồi xưa là đường Cường Để, bây giờ là Đinh Tiên Hoàng.

*PVV: Những ca sĩ ở thế hệ trẻ như chúng tôi, chắc khi cầm một phiên bản mà hát như Người mẹ bàn cờ, chắc chỉ đọc đuợc và hiểu nội dung để mà hát thôi, chứ khi mà nghe nhạc sĩ… kể….sự chuyển tải chắc là còn sâu hơn nữa …?.

*TLA: Năm 1970 trong chương trình tiếng hát gửi vào Nam sau giao thừa, thì trong đó có bài Người mẹ Bàn cờ vang lên rất xúc động.

*PVV: Thưa ông nhạc sĩ TlA là trong câu chuyện của ông, ông có viết rằng: năm 1970 là cái mốc rất quan trọng đánh dấu kỷ niệm của ông đó là năm ông được kết nạp vào đảng phải không ạ?

*TLA: Ở Sài gòn lúc đó….,(không nghe rõ) , tui có hỏi các anh là tui vô đảng nhân dân này có phải “cái đảng của bác Hồ hông?’thì các anh nói đúng là nó, tui theo cái đảng của Bác chớ đảng nào nữa. Mà người phụ trách trực tiếp không ai khác hơn là nhạc sĩ Tôn Thất Lập và một đồng chí đại diện cho là đảng đoàn và ban cán sự đảng phụ trách các trường đại học, thì lúc đó anh em chúng tôi và các anh đến một chỗ nào thì nó lộ, cho nên mới bàn nhau thôi bây giờ mình đến một cái nơi mà không ai ngờ đến, vì cách mạng mình luôn luôn chiến thắng vì tạo ra được những yếu tố bất ngờ, và lúc đó đi vào một cái quán, tôi nhớ trên đường Nguyễn Tri Phương, đó là cái quán bar, quán bar của Mỹ, mà phía trước là Mỹ nó vào nó uống, còn mình vào phía sau, mình cũng kêu bia ra uống, để nghi trang, để cho cảnh sát với công an Sàigòn họ không có theo dõi, theo dõi là nó bắt ngay. Vào đó anh em để mà chính thức công nhận tôi, hai anh nói hôm nay chúng ta làm lễ chào cờ, chính thức thừa nhận đồng chí đứng vào tổ chức, thế là tôi tưởng chào cờ không biết cách nào ổng móc trong túi ra cái cờ hay cái gì mình đoán không ra, thì một anh mới lấy ra một bọc diêm, ảnh sơn bên trong là vẽ một cái cờ búa liềm, sơn màu đỏ, tôi nhớ lần đó khi mở cái quẹt ra là ảnh rất xúc động, gần như khóc, chính mình nghĩ đến điều thiêng liêng, nghĩ đến điều cao cả, mình nói chung với anh ấy… không thể giam cầm cái lý tưởng của mình được.

*PVV: Nếu không có chương trình ngày hôm nay thì chắc chắn rằng khán giả trẻ của chúng tôi không thể tưởng tượng được là ngày xưa trong những năm tháng…. người nghệ sĩ lại có nhiều kỷ niệm đến như vậy. Và tôi tin rằng bây giờ quí thính giả muốn dành một chút thời gian để nghe một ca khúc nữa của nhạc sĩ TLA…(Cây cuốc cong mình chờ mong cây cuốc gãy- Cây cuốc gãy để mình khỏi ra đồng…Nhà nước ơi! Ăn khoai mì ớn quá …lời hát được thay chữ của người viết)

*PVV:Thưa ông TLA là..(phần này không quan trọng)
*TLA: Dạ đúng vậy, ca sĩ Thanh Thúy(ca sĩ mới trong nước) là một trong những ca sĩ có giọng hát...một số sáng tác của tôi….là một trong những ca sĩ đã chấp cánh cho nhiều sáng tác cuả tôi..

*PVV:Nhạc sĩ TLA .. ca khúc kế tiếp trong chương trình ngày hôm nay?
*TLA:…Chắc là nhờ chị Thanh Thúy sẽ hát dùm bài “Đàn sáo hậu Giang”(Từ trên những rạng đông, con chim sáo nó bay ra đồng…)

*PVV: Cuộc đời của nhạc sĩ TLA được đánh dấu bằng những mốc …Nhạc sĩ nói gì về chuyến ra bắc, cử ra bắc học?

*TLA: Sau hiệp định Ba-lê, thì chúng tôi được “tổ chức thành phố Hồ chí Minh” cử đi học, cho đi học. Trên đường ra, cái ấn tượng mà đẹp nhất là nhìn ra được cái nơi, nơi mà bom đạn tàn phá, những cây đại thụ ngã gục xuống hết, tang thương lắm. Thì ở đó lại mọc những cụm lan rất là đẹp, làm mình mới nghĩ ra một điều, té ra là phải có nhiều thế hệ hy sinh gian khổ mới có tuổi trẻ mọc lên được như vậy (xạo!).

*PVV: Ông còn nhớ rằng thời gian đó là lần đầu tiên ông trực tiếp học những cái môn âm nhạc một cách chính thống…ông học những thầy giáo nào?

*TLA: học sáng tác…, sáo…, học hoà âm..,học viết tác phẩm…,vv…vv và một số các thầy khác nữa. Có thể nói rằng học mà nước mắt cứ chảy, bởi vì sao? nếu những năm ở Sài gòn, anh là con nhà đại tư bản cũng không thể nào mời được những vị thầy như thế…, huống chi tôi, mình được đào tạo có thể nói rằng cách mạng đào tạo, “đảng và nhà nước” đào tạo mình như thế, hãy biết những xúc cảm đó làm mình cứ mang theo, lòng biết ơn đó cứ mang theo suốt đời..

*PVV:..Và ông đã ra bắc học sáng tác, gặp…., Thế là lúc đó nhạc sĩ Trần văn Tiến ở lại Sài gòn hay là đang làm…?

*TVT: Lúc đó đi ra ngoài đường thì Sài gòn nó đang bắt lính, tổ chức mới đưa ba anh em vô trong cái chùa ở Tây ninh, còn một số anh nữa, anh Tôn thất Trí, anh Tôn thất Lập nữa, vô cái đạo CAO ĐÀI và lúc đó là vô mấy thầy nấu cơm, tại vì biết đây là những NHẠC SĨ nòng cốt của phong trào đấu tranh sinh viên đô thị. Nhưng mà thời gian tui thấy là ông Danh với ông Ẩn biến đâu mất, sau đó mới biết là đi vào chiến khu rồi. tôi nhận nhiệm vụ sau đó là ở lại thế để mà tiếp tục lãnh đạo phong trào. (Hóa ra chùa Cao đài hồi xưa cũng đã chứa chấp mấy tay cộng sản nằm vùng? để rồi từ 75 trở về sau chúng nó… vùng lên phá Đạo?. Thiện tai! Thiện tai!)

*PVV: Thưa ông nhạc sĩ Tôn thất Lập, ông là một người gắn bó rất là lâu cùng với nhạc sĩ Trần long Ẩn thì ông có một cái nhận xét gì không với những ca khúc của nhạc sĩ TLA mang rất nhiều nét DÂN CA, những nét dân gian của từng miền mà nhạc sĩ TLA đã đi qua, đặc biệt đối với làn điệu của miền đông nam bộ

*TTL: Âm nhạc của anh TLA luôn luôn có cái sự nhẹ nhàng, trữ tình và cả cái chiều sâu ở trong đó, đặc biệt là CA TỪ , mỗi một tác phẩm là một vấn đề, một câu chuyện như là một cái triết lý trong cuộc sống hơn… Trịnh công Sơn khi còn sống, ảnh nói anh TLA là một nhạc sĩ luôn luôn viết kể chuyện bằng ghi ta và âm nhạc.

*PVV: Tôi xin giới thiệu ca khúc Đi qua vùng…, với tiếng hát…(những bông hoa của mai sau…)
*PVV: Nhạc sĩ TLA đã đưa cả những nốt nhạc mới vào âm nhạc hiện đại và cũng có thể nói là trong những ca khúc của ông khán giả cũng có thể hát theo được, đó chính là ca khúc…ông nói sao về ca khúc này của mình?

*TLA: bài hát này thật sự là khi sáng tác, thì người ta ĐẶT HÀNG mình, yêu cầu mình sáng tác về thành phố Biên hoà, nhưng mà khi đưa về tpHCM thì mọi người hát lên, cứ tuởng bài đó là viết cho “tpHCM của chúng ta”, có người ở thành phố khác lại nghĩ là viết về thành phố của người ta, thì tôi nghĩ tính khái quát của một ca khúc của một tác phẩm nghệ thuật đôi khi nó cũng lạ, mình viết cho vùng đất này nhưng người ta tưởng tượng là vùng đất kia, thì cái đó là cái sự sáng tạo của công chúng và có lẽ mình cũng không dấu nổi cảm xúc thật, tức là mình viết cho chỗ này , cảm xúc mình lại là rất là thật cho những nơi khác

*PVV: Còn đối với giới trẻ như chúng tôi thì ngày hôm nay cất tiếng hát về ca khúc này thì tôi có cảm giác rằng mình như đang ca ngợi đất nước mình sau nhiều năm đổi mới (bọn tư bản đỏ giàu, nhưng cỡ TLA chắc cũng …nghèo rạc gáo!), và tôi tin chắc rằng quí vị khán giả sẽ lắng nghe ca khúc này và sẽ có chung những cảm nhận như tôi …

*TLA: Qua thực tiễn cuộc sống của mình trong những năm tháng đấu tranh ở các đô thị miền Nam, chúng tôi thấy là nơi nào có một đồng chí đảng viên, nơi nào có một người Cộng sản thì ở đó có phong trào, bây giờ chúng ta lại so đo một cái chuyện việc này nó nặng quá việc kia nhẹ quá, có cái việc nào nặng hơn cái giá MÁU, cái giá của cả tuổi xuân đã trả cho sự nghiệp cách mạng không?( Tiếc quá hồi trước cơ quan Cảnh sát sao không bắt mấy tên này đem ra pháp trường cát, để chúng nó sống rồi làm tay sai cho giặc cộng, góp phần đem miền Nam tự do bán cho loài quỉ đỏ!) Ngưng trích.

Là một người Việt nam, không ai là không yêu thương quê hương, nhớ về những nơi chốn mình được sinh ra và khôn lớn, bởi thế nên những bài hát, lại bài hát- nói về quê hương của mình, từng “đàn sáo bay qua cánh đồng nước nổi…”, tiếng kêu của sáo như xoáy vào tim gan, muốn lộn lui trở về ngay để nhìn lại quê hương ngày cũ, để hít thở mùi lúa mạ non, để thần trí thả dài theo con đường xưa mà tìm dấu chân kỷ niệm…, nhưng quên rằng nơí đó đang được thống lĩnh bởi một tập đoàn ăn cướp có hệ thống, có quân đội, công an, chúng giàu nức đố đổ vách, tiền xài như nước mùa lụt, trong khi người dân quê thì khổ hơn trâu bò( Bò nuôi phải tìm gạo nấu cháo cho ăn, để chúng mau lớn rồi đem bán kiếm chút tiền đóng tiền học phí cho con đi học..). Và cũng chính vì lẽ đó, mà những tên Cộng sản chính hiệu đã viết nhạc Quê hương, đánh động vào lòng nhớ thương quê của người xa xứ (những người hời hợt, nhưng lại là số đông). Họ kêu gọi: Cứ về quê đi, “quê hương là …chùm khế ngọt,… những ai không nhớ quê hương, sẽ không lớn nổi thành người” (?)(khế được bón phân độc của bọn Tàu cộng nên ăn khế xong là nằm dãy đành đạch, miệng ngáp ngáp. Còn những người không cần khế Cộng sản, vẫn sống ung dung ở một xứ sở tự do, lại sống rất khoẻ mạnh).

Có phải những bài “nhạc quê hương của nhạc sĩ Việt cộng” cũng là môt trong những yếu tố góp phần kêu gọi càng ngày người về càng đông hơn (?)(những người về vì cha mẹ anh em, điều bắt buộc, nhờ vậy mới có được bài viết này), đem tiền về nhiều hơn, nên “nhà nước ta” rảnh tay cứ nắm đầu đè cổ người dân, tự do lấy đất của dân, lấy đất của những cơ sở tôn giáo đem bán cho ngoại bang làm sân chơi, sân Golf, người dân có khiếu nạị thì bắt bỏ vô tù. Bắt dân làm nô lệ cho bọn Tàu cộng bắc phương, đem đất, biển bán cho Tầu hết thảy. Không hiểu tại sao đến bây giờ mà những tên “tay sai” ăn cơm miền Nam mà làm hại miền Nam, chúng vẫn chưa “sáng mắt”? Chúng vẫn u mê, vẫn theo đuôi hít bã của “cái đảng bác Hồ”?, những tên tự nhận mình là nhạc sĩ như Trần long Ẩn, văn sĩ như ông nhà văn Sơn Nam chẳng hạn, chuyên viết chuyện miệt vườn- lại cũng vườn- người đã viết cái quyển “Hồi ký Sơn Nam-Hai mươi năm giữa lòng đô thị” mà đã được nhà văn kỳ cựu Hoàng Hải Thủy, nhà văn chống cộng triệt để, và cũng biết nhiều những nhà văn miền Nam …triệt để, mà tôi là đọc giả trung thành của ông (nên biết rõ ông viết cái gì) đã gọi bọn chúng là bọn “ĂN CHÁO ĐÁ BÁT” (đã đăng trên The Little Saigon news of Houston số 525, ngày 20/9/2008-xin tìm đọc), đọc để thấy chính quyền miền Nam ngày đó quá “nhân hậu” (?) với bọn …ăn cháo đập bát, rồi liệng ngay vô mặt những người đã tử tế cho chúng ăn.(cũng như người Việt hải ngoại đã nuôi sống một số ca nhạc sĩ, giúp họ ăn nên làm ra, bây giờ trở về trong nước, hưởng được mốt tí “ân sủng” của “nhà nước ta” là quay lại chửi vào mặt những người từng nuôi mình, vậy thôi!)

Dù do sự tình cờ mới có bài viết này, nhưng cũng xin được góp chung tiếng nói với những người đang đấu tranh cho một VN không Cộng sản, những người đang cố gắng tranh đấu chống lại nghị quyết 36 cuả đảng CSVN, tránh tình trạng “Giao lưu văn hoá” với những tên ăn cơm quốc gia mà thờ cha già Hồ giặc cộng, cùng lúc cảnh báo với những trung tâm băng nhạc, những chủ “ bầu Sô”, nếu mai kia mốt nọ có mời nhạc sĩ Trần Long Ẩn sang Mỹ để …giao lưu âm nhạc thì hãy đề cao cảnh giác, coi chừng ông ta rút…hộp quẹt ra, rồi giương lên “cái cờ búa liềm sơn màu đỏ” thì chắc chắn quí vị không còn cách chi chống đỡ !!!

Lê Thị Hoài Niệm

10/2008

Nguồn Hoài Niệm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn