Chúng ta, mỗi người, thường có những vùng ký ức thời tuổi nhỏ cho riêng mình. Hôm qua, đọc một bài viết về khu Tân Định của Trần Đình Phước, tôi như được gặp lại người bạn thân thiết lâu ngày. Giống như mọi tình cảm chìm trong quá khứ bấy lâu, nay được dịp lùng bùng vỡ sôi tung toé nhớ nhung. Những dòng chữ của ông còn dẫn tôi lội sâu vào những kỷ niệm thân thương, bé bỏng, ngây ngô, tuy có lúc rỏ nét, có khi mơ hồ và xúi tôi ngồi ghi lại những con đường thời tuổi nhỏ trong trí nhớ thật mỏng manh nhỏ nhoi của mình.
Lúc đó tôi còn bé lắm, học ở nội trú và mỗi cuối tuần được đón về nhà ngoại. Ngôi nhà của ngoại là một nếp nhà cũ kỷ, mái ngói, bệ vệ, nằm ngay chính giữa một con ngõ cụt rộng rãi trên đ ường Nguyễn Đình Chiểu như lọt thỏm trong những ngôi nhà cao tầng hiện đại chung quanh.
Ngay đầu ngỏ là nhà ông bà thân sinh của ông Đinh Cường. Lúc đó ông chưa nổi tiếng và có chút liên hệ họ hàng, ông gọi mẹ tôi bằng chị. Tôi còn nhớ cách nhà cậu Cường vài căn là một tiệm phở, tuy bây giờ không nhớ tên, nhưng tôi nhớ ở tiệm đó trang trí nhiều chậu dừa kiểng, đặt tràn ra ngoài hành lang sát mí với nhà in Sài Gòn.
Từ đầu ngõ nhà ngoại ngó xéo xuống qua bên kia đường là trường Đồ Chiểu với cánh cổng nặng nề đóng kín mít thường xuyên. Mặc dù tôi vào học trường tiểu học này không bao lâu, lại nữa trí nhớ một đứa con nít thường là chắp vá, nhưng không hiểu sao đối với ngôi trường này tôi còn nhớ như in khung cảnh rộng mênh mông nơi đây, và dường như tôi vẫn còn ngửi được mùi lá nồng nàn của hàng điệp già cỗi phủ um bóng mát dọc theo lối đi quanh trường, hình như còn cảm nhận được vết nham nhám trên đầu ngón tay như đang sờ đụng vào những băng ghế bằng xi măng đặt rải rát trong sân. Cổng phụ của trường nằm bên hông trổ ra đường Hai Bà Trưng. Ngày đó trên con đường này, những ngôi nhà còn nguyên khoảng sân yên tĩnh với vòm cây bông giấy đầy đặc những chùm hoa bung ra những cánh nhỏ lá thuôn màu hồng ngát.
Đi ngược trở lại, gặp rạp hát Kinh Thành cũ kỹ, chiếu thường trực những phim ca múa Ấn Độ. Hai bên vách nơi cửa chính, dưới chỗ dán quảng cáo có
hàng song sắt là chổ tôi rất thích thú đu tòn ten trong lúc chờ cậu tôi mua vé hay cậu đang quẩn quanh tán ngẫu với bạn bè. Rời khỏi rạp, đi bộ thêm vài bước, gần đến chổ ngã tư bị uốn cong từ góc đường Bà Lê Chân cắt ngang Hai Bà Trưng đổ vào Nguyễn Đình Chiểu, nơi đó ngày xưa có trạm xe ô-tô-buýt nằm trước mặt mấy tiệm trồng răng của người Hoa. À ! còn có một tiệm Tàu bán cơm thố, đ ặc biệt có món thịt ba rọi kho mắm ruốc [?] sóng sánh màu tím thật nồng.
Vừa băng qua đường, cũng dọc theo đường Hai Bà Trưng có vài quán cà phê mà theo nhà văn Trương Đạm Thủy tả như sau:
Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A Koón… thì đều chọn các nơi nầy làm chổ kinh doanh. Tuy Sàigòn, Chợlớn, Gia Định, Phú Nhuận, Đa Kao có hàng trăm tiệm cà phê, hủ tíu Tàu nhưng nhìn chung chúng đều có một “mô – típ – made in China” khá giống nhau, tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt.
Bên trong quán hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà – con – mà!
Hồi đó không có nhiều tiệm cà phê fin kiểu “ cái nồi ngồi trên cái cốc” như bây giờ mà chỉ có cà phê Tàu. Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng
Cà phê được mang ra dân ‘sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội xong rồi nhón lấy cái dĩa đưa lên miệng húp xì xụp…[ ngưng trích ] Giống như ông TĐT Tôi chỉ là con nhóc cũng bày đặt bắt chước đòi ông ngoại đỗ càfé sữa ra dĩa uống y như vậy!
Đi lang thang lên một chút là gặp tiệm thuốc Kim Tân [ hình như có trưng hình ông lực sĩ thật lớn giơ bắp tay cuồn cuộn ? ] Tiếp đó là những tiệm tạp hoá, tiệm thuốc bán y chang như nhau… Dọc lên một đỗi sẽ gặp nhà thờ Hai Bà Trưng màu đỏ gạch tôm thật ấm cúng với kiến trúc cầu kỳ đầy nghệ thuật như những mũi tên bay vút lên bầu trời.
Trong bài viết của ông Trần Đình Phước có nhắc tiệm chụp hình Luyến. Lúc còn ở nhà ngoại, có lần cậu đưa tôi ra Luyến chụp hình, tấm con bé làm duyên chống tay nơi cằm được chủ tiệm dành làm hình mẫu. Sau này khi tôi lớn hơn một chút, trở về thăm lại Tân Định, ghé vào đây chụp thêm tấm nữa, cũng không ngờ tấm hình đó lại may mắn được chủ tiệm đặt tại một chổ trang trọng suốt mấy chục năm - khách bộ hành qua lại đều thấy cô bé mặc áo sơ mi sọc, tay ôm cây vợt đánh vũ cầu thật điệu. Gần bên là phòng nha sĩ, nơi này cũng đã ghi một kỷ niệm đau để đời của tôi, khi lúc đó con bé trân mình để ông nha sĩ nạy bứng gốc một cái răng khểnh dài thậm thượt vì không chịu nổi khi bị chọc quê “ lòi sỉ ! ”
Ngay góc chợ Tân Định, đầu đường Trần văn Thạch, buổi chiều là khu bán nước Sâm Bổ Lượng, đối diện có mấy gian hàng chả quế thơm nứt mũi, đi một khoảng còn gặp thêm một rạp chiếu bóng Mô Đẹc chuyên chiếu những phim Âu Mỹ. Sẵn đà, nếu sử dụng xe gắn máy, phóng tay ga là ra tới ngã ba, quẹo tay mặt trên đường Trần Quang Khải, phóng vút một hồi, đụng Đa Kao, quẹo mặt cái, là gặp ngay tiệm bán chè đậu xanh, thạch Hiển Khánh cũng nằm phía tay mặt. Tắp vô Hiển Khánh, dắt xe lên lề, ngó mắt qua thấy ngay hình cô ca sĩ Thanh Thúy có mái tóc dài và bàn tay đẹp đậm đuột. Ngoáy cổ qua bên kia là tiệm guốc cao gót Đa Kao. Và nếu nhón lên một chút là vào con đường Trần Khắc Chân bé xíu, hầu như toàn dân Bắc Kỳ di cư chuyên làm ô mai bán cho lũ học trò con gái.
Viết bài này mà không nhắc tới những buổi tối được ở nhà, sau khi học bài xong, thế nào ông cậu cũng chở tôi trên chiếc xe đạp đua bằng nhôm thật hách vừa huýt gió điệu nhạc Cerisier Rose Et Pommier Blanc thật réo rắc vui nhộn, vừa đạp chiếc xe phóng vun vút một vòng từ nhà ra Hai Bà Trưng, rẽ qua Đinh Tiên Hoàng ghé tiệm bánh mua Paté Châute [ lúc đó bưu điện SàiGòn chưa có bán loại bánh này ] rồi trực chỉ bến tàu vừa hóng gió vừa nhâm nhi tận tình mấy cái bánh. Có khi cậu đưa ra Chợ Củ ăn cháo cá rồi đạp một vòng chợ Bến Thành để con bé nhìn nghiêng nhìn ngữa, chỉ trỏ cười nói lung tung một hồi rồi vun vút đạp về với điệu nhạc trong miệng cùng màn đêm mát rượi yên ả của một thưở thanh bình.
Bây giờ, cậu tôi – đã qua đời. Dĩ nhiên ông ngoại không còn nữa. Còn tôi cũng đang rơi vào độ tuổi đủ già. Một vòng cuộc đời, thật như chớp mắt. Nhiều lúc tôi bâng khuâng để lan man, chấp nối, nhớ lại tự hỏi vì sao tôi xa Tân Định. Xa miền yêu thương, nơi tôi đặt những bước chân đầu tiên chập chững của mình ? …
Tôi nhớ ra, lúc đó tuy chưa có đủ trí khôn để hiểu những gì xảy ra. Chỉ biết bỗng dưng không khí trong gia đình tôi có điều gì rất lạ, trầm hẳn xuống với tiếng thì thào buồn bã chắc lưỡi khi mọi người nhắc về một cụ Tổng Thống nào đó bị giết thật thãm? Không bao lâu, sau đó cả nhà tôi lại một phen chộn rộn, xôn xao, khóc lóc, khi nghe ông ngoại quyết định cùng bà ngoại bỏ Sài Gòn, dọn nguyên sạp vải mang tên Thọ Lộc nằm trong nhà lồng chợ Tân Định, nơi phồn hoa đô hội xuống chợ Mộc Hoá - một tỉnh lỵ ven biên giới đìu hiu để mua bán và sống ở đó cho đến cuối đời !
Để rồi cho đến hôm nay, khi tôi đã trải nghiệm qua bao thăng trầm. Chứng kiến bao cảnh bể dâu. Là nhân chứng của bao nhiêu trò đen trắng. Cũng không ít lần phẫn uất trước những kẻ muối mặt, thời cơ, biển lận. Tôi mới hiểu sự lựa chọn “độc thiện kỳ thân” của ông ngoại, khi ngoại thể hiện lẫm liệt một nhân cách can đảm quay lưng, giả ngơ, làm điếc trước những kẻ theo đóm ăn tàn, trước những trò xâu xé bẩn thỉu của các đồng sự của mình!!...
Có người nói, kỷ niệm như những bọt sà bông tuy đầy màu sắc lóng lánh nhưng dễ vỡ. Và, tất cả rồi sẽ xoá nhoà đi không dấu vết. Tôi cố không tin điều này, nhưng tôi cũng mơ hồ thấy từng ngày chúng ta bị đẩy theo thời gian, không có gì cưỡng lại được.
J’ai fait la magique élude
Du bonheur, qu’aucun n’élude
Salut à lui chaque fois
Ai nghĩ về hạnh phúc
Sẽ đạt nguồn diễm phúc
Hãy chào nó mỗi khi thức dậy…
Chính vì không thể cưỡng được thời gian. Sao chúng ta không tận hưởng cuộc đời từng ngày với từng nỗi hoan lạc cao thượng. Sao chúng ta không tận hưởng từng giờ với từng nỗi vui sướng khi đem một điều tử tế nào đó đến cho người bên cạnh mình.
. thụyvi
[ Hầm Nắng, tháng Giêng 2010 ]
Người viết lúc đó còn bé quá, trong trí nhớ chắc chắn có lẫn lộn vài chi tiết. Mong thứ lỗi.
Lúc đó tôi còn bé lắm, học ở nội trú và mỗi cuối tuần được đón về nhà ngoại. Ngôi nhà của ngoại là một nếp nhà cũ kỷ, mái ngói, bệ vệ, nằm ngay chính giữa một con ngõ cụt rộng rãi trên đ ường Nguyễn Đình Chiểu như lọt thỏm trong những ngôi nhà cao tầng hiện đại chung quanh.
Ngay đầu ngỏ là nhà ông bà thân sinh của ông Đinh Cường. Lúc đó ông chưa nổi tiếng và có chút liên hệ họ hàng, ông gọi mẹ tôi bằng chị. Tôi còn nhớ cách nhà cậu Cường vài căn là một tiệm phở, tuy bây giờ không nhớ tên, nhưng tôi nhớ ở tiệm đó trang trí nhiều chậu dừa kiểng, đặt tràn ra ngoài hành lang sát mí với nhà in Sài Gòn.
Từ đầu ngõ nhà ngoại ngó xéo xuống qua bên kia đường là trường Đồ Chiểu với cánh cổng nặng nề đóng kín mít thường xuyên. Mặc dù tôi vào học trường tiểu học này không bao lâu, lại nữa trí nhớ một đứa con nít thường là chắp vá, nhưng không hiểu sao đối với ngôi trường này tôi còn nhớ như in khung cảnh rộng mênh mông nơi đây, và dường như tôi vẫn còn ngửi được mùi lá nồng nàn của hàng điệp già cỗi phủ um bóng mát dọc theo lối đi quanh trường, hình như còn cảm nhận được vết nham nhám trên đầu ngón tay như đang sờ đụng vào những băng ghế bằng xi măng đặt rải rát trong sân. Cổng phụ của trường nằm bên hông trổ ra đường Hai Bà Trưng. Ngày đó trên con đường này, những ngôi nhà còn nguyên khoảng sân yên tĩnh với vòm cây bông giấy đầy đặc những chùm hoa bung ra những cánh nhỏ lá thuôn màu hồng ngát.
Đi ngược trở lại, gặp rạp hát Kinh Thành cũ kỹ, chiếu thường trực những phim ca múa Ấn Độ. Hai bên vách nơi cửa chính, dưới chỗ dán quảng cáo có
hàng song sắt là chổ tôi rất thích thú đu tòn ten trong lúc chờ cậu tôi mua vé hay cậu đang quẩn quanh tán ngẫu với bạn bè. Rời khỏi rạp, đi bộ thêm vài bước, gần đến chổ ngã tư bị uốn cong từ góc đường Bà Lê Chân cắt ngang Hai Bà Trưng đổ vào Nguyễn Đình Chiểu, nơi đó ngày xưa có trạm xe ô-tô-buýt nằm trước mặt mấy tiệm trồng răng của người Hoa. À ! còn có một tiệm Tàu bán cơm thố, đ ặc biệt có món thịt ba rọi kho mắm ruốc [?] sóng sánh màu tím thật nồng.
Vừa băng qua đường, cũng dọc theo đường Hai Bà Trưng có vài quán cà phê mà theo nhà văn Trương Đạm Thủy tả như sau:
Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A Koón… thì đều chọn các nơi nầy làm chổ kinh doanh. Tuy Sàigòn, Chợlớn, Gia Định, Phú Nhuận, Đa Kao có hàng trăm tiệm cà phê, hủ tíu Tàu nhưng nhìn chung chúng đều có một “mô – típ – made in China” khá giống nhau, tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt.
Bên trong quán hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà – con – mà!
Hồi đó không có nhiều tiệm cà phê fin kiểu “ cái nồi ngồi trên cái cốc” như bây giờ mà chỉ có cà phê Tàu. Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng
Cà phê được mang ra dân ‘sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội xong rồi nhón lấy cái dĩa đưa lên miệng húp xì xụp…[ ngưng trích ] Giống như ông TĐT Tôi chỉ là con nhóc cũng bày đặt bắt chước đòi ông ngoại đỗ càfé sữa ra dĩa uống y như vậy!
Đi lang thang lên một chút là gặp tiệm thuốc Kim Tân [ hình như có trưng hình ông lực sĩ thật lớn giơ bắp tay cuồn cuộn ? ] Tiếp đó là những tiệm tạp hoá, tiệm thuốc bán y chang như nhau… Dọc lên một đỗi sẽ gặp nhà thờ Hai Bà Trưng màu đỏ gạch tôm thật ấm cúng với kiến trúc cầu kỳ đầy nghệ thuật như những mũi tên bay vút lên bầu trời.
Trong bài viết của ông Trần Đình Phước có nhắc tiệm chụp hình Luyến. Lúc còn ở nhà ngoại, có lần cậu đưa tôi ra Luyến chụp hình, tấm con bé làm duyên chống tay nơi cằm được chủ tiệm dành làm hình mẫu. Sau này khi tôi lớn hơn một chút, trở về thăm lại Tân Định, ghé vào đây chụp thêm tấm nữa, cũng không ngờ tấm hình đó lại may mắn được chủ tiệm đặt tại một chổ trang trọng suốt mấy chục năm - khách bộ hành qua lại đều thấy cô bé mặc áo sơ mi sọc, tay ôm cây vợt đánh vũ cầu thật điệu. Gần bên là phòng nha sĩ, nơi này cũng đã ghi một kỷ niệm đau để đời của tôi, khi lúc đó con bé trân mình để ông nha sĩ nạy bứng gốc một cái răng khểnh dài thậm thượt vì không chịu nổi khi bị chọc quê “ lòi sỉ ! ”
Ngay góc chợ Tân Định, đầu đường Trần văn Thạch, buổi chiều là khu bán nước Sâm Bổ Lượng, đối diện có mấy gian hàng chả quế thơm nứt mũi, đi một khoảng còn gặp thêm một rạp chiếu bóng Mô Đẹc chuyên chiếu những phim Âu Mỹ. Sẵn đà, nếu sử dụng xe gắn máy, phóng tay ga là ra tới ngã ba, quẹo tay mặt trên đường Trần Quang Khải, phóng vút một hồi, đụng Đa Kao, quẹo mặt cái, là gặp ngay tiệm bán chè đậu xanh, thạch Hiển Khánh cũng nằm phía tay mặt. Tắp vô Hiển Khánh, dắt xe lên lề, ngó mắt qua thấy ngay hình cô ca sĩ Thanh Thúy có mái tóc dài và bàn tay đẹp đậm đuột. Ngoáy cổ qua bên kia là tiệm guốc cao gót Đa Kao. Và nếu nhón lên một chút là vào con đường Trần Khắc Chân bé xíu, hầu như toàn dân Bắc Kỳ di cư chuyên làm ô mai bán cho lũ học trò con gái.
Viết bài này mà không nhắc tới những buổi tối được ở nhà, sau khi học bài xong, thế nào ông cậu cũng chở tôi trên chiếc xe đạp đua bằng nhôm thật hách vừa huýt gió điệu nhạc Cerisier Rose Et Pommier Blanc thật réo rắc vui nhộn, vừa đạp chiếc xe phóng vun vút một vòng từ nhà ra Hai Bà Trưng, rẽ qua Đinh Tiên Hoàng ghé tiệm bánh mua Paté Châute [ lúc đó bưu điện SàiGòn chưa có bán loại bánh này ] rồi trực chỉ bến tàu vừa hóng gió vừa nhâm nhi tận tình mấy cái bánh. Có khi cậu đưa ra Chợ Củ ăn cháo cá rồi đạp một vòng chợ Bến Thành để con bé nhìn nghiêng nhìn ngữa, chỉ trỏ cười nói lung tung một hồi rồi vun vút đạp về với điệu nhạc trong miệng cùng màn đêm mát rượi yên ả của một thưở thanh bình.
Bây giờ, cậu tôi – đã qua đời. Dĩ nhiên ông ngoại không còn nữa. Còn tôi cũng đang rơi vào độ tuổi đủ già. Một vòng cuộc đời, thật như chớp mắt. Nhiều lúc tôi bâng khuâng để lan man, chấp nối, nhớ lại tự hỏi vì sao tôi xa Tân Định. Xa miền yêu thương, nơi tôi đặt những bước chân đầu tiên chập chững của mình ? …
Tôi nhớ ra, lúc đó tuy chưa có đủ trí khôn để hiểu những gì xảy ra. Chỉ biết bỗng dưng không khí trong gia đình tôi có điều gì rất lạ, trầm hẳn xuống với tiếng thì thào buồn bã chắc lưỡi khi mọi người nhắc về một cụ Tổng Thống nào đó bị giết thật thãm? Không bao lâu, sau đó cả nhà tôi lại một phen chộn rộn, xôn xao, khóc lóc, khi nghe ông ngoại quyết định cùng bà ngoại bỏ Sài Gòn, dọn nguyên sạp vải mang tên Thọ Lộc nằm trong nhà lồng chợ Tân Định, nơi phồn hoa đô hội xuống chợ Mộc Hoá - một tỉnh lỵ ven biên giới đìu hiu để mua bán và sống ở đó cho đến cuối đời !
Để rồi cho đến hôm nay, khi tôi đã trải nghiệm qua bao thăng trầm. Chứng kiến bao cảnh bể dâu. Là nhân chứng của bao nhiêu trò đen trắng. Cũng không ít lần phẫn uất trước những kẻ muối mặt, thời cơ, biển lận. Tôi mới hiểu sự lựa chọn “độc thiện kỳ thân” của ông ngoại, khi ngoại thể hiện lẫm liệt một nhân cách can đảm quay lưng, giả ngơ, làm điếc trước những kẻ theo đóm ăn tàn, trước những trò xâu xé bẩn thỉu của các đồng sự của mình!!...
Có người nói, kỷ niệm như những bọt sà bông tuy đầy màu sắc lóng lánh nhưng dễ vỡ. Và, tất cả rồi sẽ xoá nhoà đi không dấu vết. Tôi cố không tin điều này, nhưng tôi cũng mơ hồ thấy từng ngày chúng ta bị đẩy theo thời gian, không có gì cưỡng lại được.
J’ai fait la magique élude
Du bonheur, qu’aucun n’élude
Salut à lui chaque fois
Ai nghĩ về hạnh phúc
Sẽ đạt nguồn diễm phúc
Hãy chào nó mỗi khi thức dậy…
Chính vì không thể cưỡng được thời gian. Sao chúng ta không tận hưởng cuộc đời từng ngày với từng nỗi hoan lạc cao thượng. Sao chúng ta không tận hưởng từng giờ với từng nỗi vui sướng khi đem một điều tử tế nào đó đến cho người bên cạnh mình.
. thụyvi
[ Hầm Nắng, tháng Giêng 2010 ]
Người viết lúc đó còn bé quá, trong trí nhớ chắc chắn có lẫn lộn vài chi tiết. Mong thứ lỗi.
Gửi ý kiến của bạn